Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 0663 hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 76)

Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới việc phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp mà bản thân ngân hàng không thể kiểm soát được. Nhóm nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động cho vay này có thể kể đến bao gồm:

- Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ ổn định của sự phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, các yếu tố ảnh hưởng đến

khả năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu, nhu cầu về vốn, lãi suất thị trường,... ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay doanh nghiệp của NHTM.

Khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định thì tạo điều kiện nền tảng cho doanh nghiệp phát triển tốt, đem lại lợi nhuận cao nên doanh nghiệp đi vay nhiều hơn để tái sản xuất, mở rộng quy mô, mở rộng đầu tư sản xuất... từ đó cho vay doanh nghiệp của NHTM sẽ được mở rộng. Ngược lại khi nền kinh tế bị hoặc dự kiến là khủng hoảng, trì trệ thì doanh nghiệp làm ăn khó khăn nên thu hẹp quy mô, từ đó dẫn đến hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng hạn chế hơn.

- Môi trường pháp lý:

Kinh doanh trong ngân hàng là một lĩnh vực chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng như Ngân hàng nhà nước. Khi hoạt động của ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật thì tính trật tự, ổn định được đảm bảo, hoạt động cho vay doanh nghiệp có điều kiện diễn ra thông

suốt, hạn chế những thiệt hại của các bên tham gia quan hệ tín dụng... Một môi truờng pháp lý lành mạnh, văn bản pháp luật rõ ràng không chồng chéo, thủ tục đơn giản... sẽ tạo điều kiện môi truờng tốt để phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu luật quy định về hoạt động ngân hàng nói chung và cho vay doanh nghiệp nói riêng không rõ ràng, thiếu đồng bộ, còn nhiều khe hở, hay quá ngặt nghèo sẽ gây khó khăn cho hoạt động phát triển của ngân hàng, không có cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc làm cho nguời đi vay không đáp ứng điều kiện để đuợc ngân hàng cấp tín dụng dẫn đến ngân hàng bị hạn chế trong việc cho vay.

- Các chính sách của nhà nước:

Các chính sách mang tầm vĩ mô cũng tác động lớn đến hoạt động cho vay doanh nghiệp. Những chính sách này thường đề ra các nhiệm vụ của từng năm hay thời kỳ và mục đích là làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển một cách bền vững, dẫn đến nhu cầu vay của doanh nghiệp cũng tăng lên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại và mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các NHTM.

Theo đó, tác giả đã đưa ra các khái niệm chính về khách hàng doanh nghiệp; mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp; đặc điểm cho vay khách hàng doanh nghiệp, đồng thời, tác giả cũng đưa ra những nhân tố tác động đến mở rộng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp. Tác giả cũng đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM.

Dựa trên cơ sở lý luận, đồng thời bám sát vào hệ thống các chỉ tiêu ở chương 1, tác giả tiến hành phân tích thực trạng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng (Vietinbank CN Hai Bà Trưng) ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

CÔNG

THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng (Vietinbank Hai Bà Trưng) là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam.

Sau khi thực hiện Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng

bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam chuyển sang cơ chế ngân hàng

hai cấp, từ một chi nhánh NHNN cấp quận và một chi nhánh ngân hàng kinh tế

cấp quận thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng, trực thuộc NHNN thành phố Hà Nội

chuyển thành các chi nhánh NHCT Khu vực I và II của Quận Hai Bà Trưng trực

thuộc chi nhánh NHCT thành phố Hà Nội thuộc NHCT Việt Nam.

Tại Quyết định 93/NHCT-TCCB ngày 01/04/1993 của Tổng Giám đốc NHCT VN về việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức NHCT trên địa bàn Hà Nội theo mô hình quản lý hai cấp của NHCT Việt Nam, bỏ cấp thành phố, hai chi nhánh NHCT khu vực I và II của Quận Hai Bà Trưng là những chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam được tổ chức hạch toán kinh tế và hoạt

Tháng 12/2008, NHCT Hai Bà Trưng thực hiện cổ phần hóa theo Quyết định của Chính phủ. Ngày 05/08/2009, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có Quyết định 420/QĐ-HĐQT-NHCT1 đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng. [5]

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Qua nhiều lần chuyển đổi mô hình, hiện nay VietinBank CN Hai Bà Trưng có cơ cấu tổ chức như sau:

- Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn

- Phòng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ - Phòng Bán lẻ - 10 Phòng Giao dịch/ 2 Phòng dịch vụ - Phòng Hỗ trợ tín dụng - Phòng Kế toán giao dịch - Phòng Tổ chức hành chính - Phòng Tổng hợp

Tính đến hết 31.12.2018, tổng số lao động tại chi nhánh là 178 người bao gồm Ban giám đốc (6 người), cán bộ trưởng phó các phòng ban (46 người). Số cán bộ của chi nhánh có trình độ thạc sỹ trở lên là 30 người (17%) , trình độ đại học là 136 người (76%).

- Đứng đầu Chi nhánh là đồng chí Giám đốc phụ trách chung toàn chi nhánh, 5 phó giám đốc được phân công phụ trách các phòng ban khác nhau

trong chi nhánh và được phân công nhiệm vụ cụ thể tham mưu cho

đồng chí

giám đốc trong công tác điều hành hoạt động của toàn chi nhánh. - Các phòng ban còn lại được phân chia thành 3 khối với các chức năng

nhiệm vụ cụ thể:

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tiền gửi 11,287 11,51 6 11,48 0 229 2% (3 6) (0.31%)

o Khối khách hàng doanh nghiệp gồm phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn và phòng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

o Khối bán lẻ gồm 01 phòng bán lẻ tại trụ sở chi nhánh đóng vai trò đầu mối và 10 phòng giao dịch, 2 phòng dịch vụ được phân bổ đều trên địa bàn quận hai Bà Trưng.

o Khối hỗ trợ gồm có 4 phòng: Phòng Kế toán, phòng Tổ chức hành chính, phòng Tổng hợp và phòng Hỗ trợ tín dụng

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng

2.1.3.1. Huy động vốn

Vietinbank Hai Bà Trưng là một trong những chi nhánh thuộc khu vực Hà Nội có tình hình huy động vốn tương đối tốt. Với bề dày lịch sử và vị trí chi nhánh cùng hệ thống 12 phòng giao dịch nằm trong khu vực đông dân cư nên tiền gửi cá nhân của chi nhánh luôn duy trì ổn định và tăng dần đều qua các năm.

Bên cạnh đó, mặc dù chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ về chính sách lãi suất của các ngân hàng cổ phần nhưng với khả năng quản lý quan hệ khách hàng bài bản và hiệu quả, cùng với sự điều hành linh hoạt của Ban giám đốc chi nhánh, tiền gửi của khách hàng tổ chức cũng được duy trì ổn định ở mức cao.

Huy động vốn luôn được Ban lãnh đạo xác định là một nhiệm vụ trọng tâm và then chốt của chi nhánh qua các năm hoạt động, xác định đây là khâu đột phá gia tăng tổng tài sản, tạo điều kiện mở rộng hoạt động cho vay của chi nhánh. Bên cạnh các nguồn vốn truyền thống như tiền gửi cá nhân, tiền gửi của các tổ chức, chi nhánh cũng thực hiện đa dạng, đồng bộ các giải pháp mở rộng huy động vốn từ các đơn vị sự nghiệp, các định chế tài chính và các dự án trọng điểm quốc gia trong và ngoài địa bàn.

Trong bối cảnh mức lãi suất huy động vốn của các Ngân hàng là tương đối giống nhau, dao động trung bình trong khoảng từ 6% đến 7%/năm, thậm chí mức lãi suất tại các NHTM có vốn nhà nước có xu hướng thấp hơn so với các NHTM tư nhân, áp lực cạnh tranh gia tăng, công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn nhưng Chi nhánh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thu hút khách hàng mới cũng như chú trọng đến công tác chăm sóc khách hàng hiện hữu, tăng cường bán chéo sản phẩm.

Ngoài ra, chi nhánh cũng chủ động phân tích, dự báo biến động của thị trường vốn để đưa ra các biện pháp điều hành linh hoạt, hiệu quả mà vẫn đảm bảo mặt bằng lãi suất theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Bên cạnh việc các nguồn vốn truyền thống như huy động từ dân cư, các tổ chức kinh tế, chi nhánh còn mở rộng huy động từ các tổ chức khác từ các đơn vị sự nghiệp công lập, định chế tài chính, các tập đoàn tổng công ty nhà nước, nguồn vốn của chính phủ, vốn đầu tư các dự án trọng điểm của quốc gia... [5]

Nguồn vốn của Vietinbank Hai Bà Trưng luôn được duy trì ổn định cho dù gặp rất nhiều khó khăn. Huy động vốn các năm 2016-2018 của Chi nhánh đạt được những kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn 2016-2018 của Vietinbank CN Hai Bà Trưng

hạn 04 43 59 6

Có kỳ hạn 10,482 10,47 3

10,32

1 (9) (0.09%) (152) (32%) * Theo đối tượng

KH cá nhân 4,6 57 5,1 98 5,3 95 541 12% 19 7 4% KH tổ chức 6,6 30 6,3 18 6,0 84 (312) (5%) (234) (4%)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017 / 2016 2018 / 2017 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Dư nợ 6,9 09 7,0 79 5,7 15 170 2.5% (1,36 4) (19%) * Theo thời hạn Ngắn hạn 2,6 24 2,8 16 1,7 99 19 2 7% (1,01 7) (4%) Trung, dài hạn 4,2 85 4,2 63 3,9 16 (2 2) (0.5)% (347) (8%) 2.1.3.2. Cho vay

Trong những năm gần đây, toàn hệ thống Ngân hàng tiếp tục triển khai mạnh mẽ chủ trương của Chính phủ thông qua việc tiết giảm chi phí đầu vào, làm cơ sở để liên tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp sớm khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh.

Thực hiện chủ trương đó, cùng với việc nhanh chóng triển khai các chỉ đạo của NHCT VN, Chi nhánh đã chủ động bám sát khách hàng, đưa ra các biện pháp, giải pháp cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ các ngành kinh tế như Cho vay hỗ trợ xuất khẩu, Cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhiều chương trình tín dụng để kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng.

Chi nhánh đã tập trung nguồn vốn giải ngân cho vay các dự án trọng điểm và các ngành sản được Nhà nước quan tâm, khuyến khích phát triển như Dự án BOT Pháp Vân Cầu Giẽ, Dự án BOT Biên Cương....

Chi nhánh thực hiện chuyển đổi mô hình tín dụng theo phân khúc khách hàng với việc chuyển đổi này, hoạt động tín dụng đã có sự chuyên môn hóa theo đối tượng Khách hàng, các KHDN được tập trung về phục vụ tại chi nhánh trong khi các KH Bán lẻ (DN siêu vi mô và khách hàng cá nhân) được phục vụ tại phòng Bán lẻ, các phòng Giao dịch để đảm bảo sự thuận tiện cũng như chất lượng phục vụ theo từng phân khúc.

Kết quả thực hiện công tác cho vay của Chi nhánh trong 3 năm 2016 - 2018 đạt được cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Kết quả dư nợ của Vietinbank CN Hai Bà Trưng từ 2016 - 2018

KH cá nhân 83 41 34 2) (3.5%) (107) (9%) KH tổ chức 5,7 26 5,9 37 4,6 81 2ĨĨ 4% (1,25 6) (21%) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Phí dịch vụ (triệu đông) 22,710 30,657 39,689

Doanh số TTQT & TTTM (ngàn USD) 206,062 277,147 210,739

Lợi nhuận mua bán ngoại tệ 2,500 2,700 3,604

(Nguồn:Phòng Tổng hợp - Vietinbank Hai Bà Trưng)

2.1.3.3. Hoạt động tài trợ thương mại

Vietinbank Chi nhánh Hai Bà Trưng được NHCT VN đánh giá là một trong những chi nhánh có hoạt động tài trợ thương mại tương đối tốt của hệ thống NHCT VN và so với mặt bằng các TCTD trên địa bàn.

Kết quả cụ thể về công tác tài trợ thương mại tại chi nhánh được thể hiện qua bảng tổng hợp sau

Bảng 2.3: Kết quả một số chỉ tiêu TTTM của Vietinbank Hai Bà Trưng

Năm 2018 là một năm tỷ giá tương đối ổn định, mặc dù doanh số thanh toán quốc tế giảm 66 triệu USD (tương ứng 23.8%) so với năm 2017 nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt kết quả rất tốt là 3,604 triệu đồng (tăng 33% so với năm 2017), và đạt 107% kế hoạch giao.

2.1.3.4. Hoạt động dịch vụ

a. Hoạt động thanh toán

Thực hiện chiến dịch 5S về dịch vụ, hàng ngày bộ phận dịch vụ đều tổ chức họp tổng kết rút kinh nghiệm vào đầu giờ giao dịch. Chi nhánh đã tích cực thay đổi phong cách giao dịch, văn hoá giao tiếp và trang phục khi làm việc. Công tác chăm sóc khách hàng đến giao dịch luôn tận tình chu đáo, công tác thanh toán luôn đảm bảo kịp thời, chính xác và an toàn.

Đối với hệ thống Core Banking mới, chi nhánh đã kịp thời cập nhật, thường xuyên đào tạo cán bộ, đáp ứng mọi nhu cầu chuyển tiền, thanh toán của khách hàng, do vậy thu phí dịch vụ năm 2018 thực hiện 39,689 triệu đồng đạt 87% kế hoạch NHCTVN giao, tăng 9,032 triệu đồng (+29%) so với năm 2017.

b. Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử

Năm 2018 Chi nhánh phát hành được: 13,370 thẻ ATM, đạt 55% kế hoạch được NHCT VN giao, giảm 8,039 thẻ so với năm 2017. Mạng lưới ATM Chi nhánh đã phát triển được nhiều dịch vụ, tiện ích thanh toán qua máy ATM.

Thẻ TDQT phát hành trong năm là 747 thẻ, đạt 84% kế hoạch được giao, giảm 87 thẻ so với 2017. Triển khai và thực hiện đầy đủ những dịch vụ tiện ích khác đến khách hàng khi dùng sử dụng thẻ. Doanh số thanh toán đơn vị chấp nhận thẻ 837,060 triệu đồng đạt 89% kế hoạch.

2.1.3.5. Lợi nhuận

Trước sự cạnh tranh giữa các TCTD ngày càng gay gắt, các NHTM lớn muốn giữ được khách hàng hiện hữu tốt và lôi kéo được các khách hàng tiềm

năng từ các TCTD khác thì bắt buộc phải hạ lãi suất cho vay và đua ra các sản phẩm dịch vụ với mức phí cạnh tranh, trong khi lãi suất huy động luôn giữ ổn định và có xu thế tăng cao. Vì vậy chênh lệch bình quân giữa lãi suất mua bán vốn FTP so với huy động và cho vay thấp, tiếp tục có xu huớng sụt giảm so với năm 2017.

Trong năm 2018, cùng với sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Ban giám đốc chi nhánh, nhờ bám sát đúng định huớng chỉ đạo của NHCT VN cũng nhu sự nỗ

lực, cố gắng của toàn thể CBNV, Vietinbank Chi nhánh Hai bà Trung đã đạt đuợc kết quả khả quan: Tổng lợi nhuận toàn Chi nhánh đạt 299 tỷ đồng, hoàn thành 91,38% kế hoạch đuợc giao, tăng 1,226 triệu đồng (+0.5%) so 2017.

Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận của chi nhánh giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Tổng hợp - Vietinbank Hai Bà Trưng)

2.2. TÌNH HÌNH MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

2.2.1. Quy trình thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh Hai Bà Trưng

Bước 1: Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng

Một phần của tài liệu 0663 hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 76)