Kiểm soát rủi ro tín dụng là một khâu quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng. Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng xem xét, xác định, nhận diện những nguy cơ tiềm ẩn và khả năng xảy ra những nguy cơ tiềm ẩn
từ hoạt động tín dụng để từ đó có những hành động thích hợp nhằm kiểm tra, kiểm soát, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất và giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro xảy ra.
1.2.5.1. Khung các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng
* Kiểm soát rủi ro tín dụng là một trong 4 khâu trong quản trị rủi ro tín dụng, cùng với khâu nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro và tài trợ rủi ro:
a/ Nhận diện rủi ro tín dụng
Nhận diện rủi ro tín dụng là việc nhận biết sớm các khoản vay tiềm ẩn rủi ro có khả năng xảy ra tổn thất thông qua các dấu hiệu cảnh báo. Các dấu hiệu cảnh bảo để nhận biết rủi ro tín dụng thông qua dấu hiệu tài chính, dấu hiệu phi tài chính của khách hàng, các thông tin ngân hàng thu thập từ nguồn bên ngoài. Bất kì khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, chính vì vậy việc nhận diện rủi ro tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định cho khách hàng vay vốn, đối với những khoản vay đã phát sinh cần có những biện pháp theo dõi, xử lý nhanh chóng chuyên nghiệp nhằm giảm tổn thất có thể xảy ra ở mức thấp nhất.
b/Đo lường rủi ro tín dụng
Đo lường rủi ro là việc sử dụng các công cụ, mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ, xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất rủi ro có thể xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng.
c/Kiểm soát rủi ro tín dụng
Kiểm soát rủi ro tín dụng là tập hợp các hoạt động kiểm tra, giám sát của ngân hàng đối với toàn bộ các khâu trong quy trình cấp tín dụng cho khách hàng nhằm mục đích giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng xảy ra gây thiệt hại cho ngân hàng.
Tài trợ rủi ro là dùng những công cụ để tài trợ cho những tổn thất khi xảy ra. Các công cụ ngân hàng thường sử dụng để tài trợ rủi ro bao gồm: Bù đắp bằng quỹ dự phòng, bán nợ, hợp đồng trao đổi tín dụng...
Mặc dù là 4 khâu trong quản trị rủi ro tín dụng, tuy nhiên chúng không hề tách biệt nhau mà có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một chu trình khép kín đảm bảo công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả, góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
* Khung các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm:
- Quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng: quy định các bước cụ thể theo trình tự trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng. Quy trình quy định rõ trình tự các khâu với sự tham gia của các đơn vị, phòng ban cụ thể trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng từ khâu tiếp cận, thẩm định khách hàng trước cho vay, lập hồ sơ vay vốn và giải ngân trong khi cho vay và giám sát, kiểm tra khách hàng sau khi cho vay. Quy trình yêu cầu cần chặt chẽ, đảm bảo kiểm soát được mọi khâu trong quy trình cho vay.
- Phương pháp kiểm soát rủi ro tín dụng: kiểm soát rủi ro nội bộ và kiểm soát rủi ro độc lập. Kiểm soát nội bộ sử dụng cơ chế, chính sách, quy trình, quy định trong nội bộ ngân hàng nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. Kiểm soát độc lập là rà soát, đánh giá độc lập, khách quan nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng, được thực hiện bởi những bộ phân chuyên trách, độc lập với các bộ phận trực tiếp tham gia vào nghiệp vụ tín dụng.
- Bộ máy kiểm soát rủi ro tín dụng: Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng. Trong đó, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân đơn vị trong bộ máy kiểm soát rủi ro tín dụng trong việc kiểm soát tín dụng trước giải ngân, trong khi giải ngân và sau khi giải ngân. Việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý có ý nghĩa
quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng. Yêu cầu bộ máy cần gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí cho ngân hàng nhưng đồng thời hoạt động cần hiệu quả, nhằm mục đích kiểm soát tốt hoạt động tín dụng.
- Công cụ kiểm soát rủi ro tín dụng: việc kiểm soát rủi ro tín dụng được ngân hàng thực hiện thông qua việc sử dụng các công cụ cụ thể như xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát các khâu trước, trong và sau khi giải ngân, phân cấp phê duyệt tín dụng, xây dựng quy trình, quy định về thẩm định khách Ihing,...
Trong giới hạn nội dung luận văn nghiên cứu các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng cụ thể sau đây:
- Xây dựng quy trình tín dụng thuộc nội dung quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng.
- Phân định chức năng, nhiệm vụ các đơn vị phòng ban trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng thuộc nội dung bộ máy kiểm soát rủi ro tín dụng.
- Phân quyền phê duyệt tín dụng thuộc nội dung công cụ kiểm soát rủi ro tín dụng.
1.2.5.2. Xây dựng quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng, trong đó bao gồm trình tự thực hiện các bước nghiệp vụ từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Như vậy, quy trình tín dụng là một quá trình có nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trình tự nhất định, trong đó các khâu có quan hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết với nhau.
Quy trình tín dụng là cơ sở cho việc phân định trách nhiệm quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng, là cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính. Đồng thời, quy trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phân liên quan trong hoạt động tín dụng.
Quy trình tín dụng của các NHTM có các bước cơ bản như sau: - Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
- Phân tích tín dụng - Quyết định cấp tín dụng - Giải ngân cho khách hàng - Giám sát tín dụng
- Thanh lý hợp đồng tín dụng
Rủi ro tín dụng có thể xảy ra ở bất cứ khâu nào trong quy trình tín dụng. Ngay từ khâu tiếp cận khách hàng, khách hàng có thể làm giả hồ sơ vay vốn lừa đảo ngân hàng, hoặc cán bộ ngân hàng có thể cấu kết với khách hàng để cố tình chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Đến khâu thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, cán bộ ngân hàng có thể mắc những sai phạm, sai sót trong việc đánh giá phương án kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng và quyết định phê duyệt khoản vay. Nguyên nhân có thể do cán bộ ngân hàng thiếu thông tin, thiếu trình độ hiểu biết từ đó có những nhận định không chính xác, đầy đủ dẫn đến sai lầm trong việc ra quyết định cho vay. Bên cạnh đó, cũng có thể do cán bộ ngân hàng cố tình làm sai trong việc thẩm định, phê duyệt khoản vay vì lợi ích cá nhân. Đến bước giải ngân, rủi ro có thể xảy ra khi giải ngân sai so với phê duyệt do cán bộ ngân hàng vô tình hay cố tình làm sai tiếp tay cho khách hàng. Tiếp theo đó, khâu giám sát tín dụng lơi lỏng có thể dẫn tới khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, kế hoạch ban đầu, khách hàng kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến mất khả năng chi trả gây thiệt hại cho ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng cần thận trọng, đảm bảo xây dựng quy trình chặt chẽ, đầy đủ, xuyên suốt giữa các khâu để hạn chế rủi ro xảy ra. Chúng ta thấy công tác kiểm soát rủi ro tín dụng luôn gắn liền với các khâu trong quy trình tín dụng. Ở mỗi khâu trong quy trình tín dụng đều có các bước
kiểm soát kèm theo nhằm kiểm tra, giám sát việc thực hiện tuân thủ quy trình, giảm thiểu tối đa các sai sót, sai phạm có thể xảy ra.
Theo Hiệp ước Basel II và các văn bản hiện hành của NHNN Việt Nam hiện nay đã có những quy định, yêu cầu chặt chẽ, cụ thể về vấn đề kiểm soát rủi ro tín dụng, về vấn đề xây dựng các quy trình kiểm soát nội bộ, kiểm toán và giám sát đảm bảo tính thống nhất trong toàn bộ cơ chế quản lý điều hành, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra giám sát đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Theo thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ, quy trình thẩm định, chấp thuận và phê duyệt cho phép thực hiện giao dịch, bảo đảm quy trình nghiệp vụ phải có ít nhất 2 cán bộ tham gia, một người thực hiện giao dịch và một người kiểm soát giao dịch, không có một cá nhân nào có thể một mình quyết định một quy trình nghiệp vụ, một giao dịch cụ thể, ngoại trừ những giao dịch trong hạn mức được TCTD cho phép phù hợp với các quy định của pháp luật.
Việc xây dựng quy trình tín dụng trong các NHTM đòi hỏi các yêu cầu cụ thể sau đây:
- Xây dựng quy trình tín dụng đầy đủ, chặt chẽ theo hướng hoàn thiện là mối quan tâm lớn của các ngân hàng thương mại hiện nay. Vì nó có ý nghĩa rất quan trọng: Về mặt hiệu quả, quy trình tín dụng hợp lý giúp ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng. Về mặt quản lý, quy trình tín dụng làm cơ sở phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng và làm cơ sở thiết lập hồ sơ, thủ tục vay vốn. Chính vì vậy, xây dựng quy trình tín dụng chặt chẽ, hợp lý là một trong những công cụ then chốt để kiểm soát rủi ro tín dụng.
- Quy trình đòi hỏi cập nhật theo từng thời kỳ. Các ngân hàng cần không ngừng nghiên cứu quy trình, phát hiện những sai sót, sơ hở để kịp thời
thay đổi cập nhật quy trình tín dụng cho phù hợp. Đảm bảo tăng cường kiểm tra, kiểm soát ở các khâu dễ xảy ra rủi ro tín dụng.
- Quy trình tín dụng đòi hỏi phù hợp với những thay đổi với những cơ chế, chính sách pháp luật, phù hợp với việc thay đổi cơ cấu tổ chức của ngân hàng. Quy trình tín dụng đảm bảo cho hoạt động tín dụng được vận hàng một cách liền mạch, liên tục qua các khâu.
- Quy trình cần gọn nhẹ, đảm bảo hoạt động tín dụng được vận hành thông suốt, thời gian thực hiện nghiệp vụ nhanh chóng, đảm bảo tính cạnh tranh với các ngân hàng bạn. Nhưng đồng thời phải đảm bảo kiểm soát tốt tất cả các khâu trong hoạt động tín dụng, đảm bảo hạn chế được rủi ro tín dụng xảy ra. Các NHTM thường xuyên rà soát, rủi ro thường xảy ra ở khâu nào cần thay đổi quy trình tập trung kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại khâu đó.
1.2.5.3. Phân định chức năng, nhiệm vụ các đơn vị phòng ban trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
Phân định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, phòng ban trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm:
- Xác lập nhiệm vụ của các phòng ban: cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, phòng ban, cá nhân trong việc thực hiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong tất cả các khâu: kiểm soát trước khi giải ngân, kiểm soát trong khi giải ngân và kiểm soát sau khi giải ngân.
- Xác lập mạng lưới phòng ban: Xây dựng cơ cấu, tổ chức các phòng ban tại Hội sở và chi nhánh, để đảm bảo việc thực hiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng được thực hiện có hiệu quả.
- Xác lập mối quan hệ giữa các phòng ban: Trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng, cần có sự liên hệ chặt chẽ giữa các đơn vị phòng ban trong việc phối hợp, hỗ trợ thực hiện các khâu trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng.
kiểm soát từ khâu trước khi giải ngân, trong khi giải ngân và sau khi giải ngân. Kiểm soát trước khi giải ngân bao gồm kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng, các ý kiến nhận định trong báo cáo thẩm định khách hàng.., kiểm
tra kiểm soát việc thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng có tuân
thủ theo đúng quy trình, quy chế hiện tại không. Kiểm soát trong khi giải ngân bao gồm: kiểm tra, kiểm soát hồ sơ khách hàng, hợp đồng vay vốn, quy
trình giải ngân. Kiểm soát sau khi giải ngân bao gồm theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc, thu hồi nợ của khách hàng, thanh
lý hợp đồng tín dụng.
Việc phân định rõ chức năng nhiệm vụ của các cá nhân, đơn vị, phòng ban trong quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng. Các đơn vị, phòng ban xác định được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc kiểm soát các khâu trong quy trình tín dụng, đảm bảo hoạt động tín dụng được vận hành thông suốt trong ngân hàng, các khâu được đảm bảo thực hiện kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo đúng quy trình. Từ đó, rủi ro tín dụng được kiểm soát một cách hiệu quả.
Đồng thời phân định rõ chức năng nhiệm vụ của các phòng ban đơn vị, khi rủi ro xảy ra, sẽ xác định rõ được trách nhiệm thuộc về đơn vị, phòng ban, cá nhân nào để rút kinh nghiệm hoặc nghiêm trọng hơn sẽ có những chế tài xử lý phù hợp.
Theo Hiệp ước vốn Basel II, các NHTM cần xây dựng bộ máy kiểm soát rủi ro an toàn, giám sát tuân thủ đầy đủ và phù hợp nhằm kịp thời phát hiện ra những sai sót , vi phạm và xác định rủi ro ở tất cả các khâu, các bộ phận. Bộ máy kiểm soát nội bộ phải xây dựng song song với phát triển dịch
bảo rõ ràng, minh bạch, đảm bảo tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, các bộ phận trong TCTD.
Để đánh giá yêu cầu của phân định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, phòng ban trong hoạt động cho vay, chúng ta cần dựa trên những tiêu chí:
- Phân tách rõ ràng trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban trong các khâu trong quy trình cho vay.
- Đảm bảo việc phân định nhiệm vụ giữa các phòng ban không bị trùng lặp, chồng chéo lẫn nhau.
- Đảm bảo tính liên kết giữa các đơn vị, phòng ban trong việc hợp tác, liên kết, hỗ trợ kiểm soát hoạt động cho vay, quy trình tín dụng được diễn ra thông suốt và có sự chuyển giao đảm nhiệm công việc liên tục giữa các phòng ban liên quan.
1.2.5.4. Phân quyền phê duyệt tín dụng
Phân quyền phê duyệt tín dụng là việc ngân hàng phân định quyền quyết định khoản vay thuộc cấp phê duyệt căn cứ trên quy mô, đặc điểm của khoàn vay. Đây là một nội dung trong công cụ kiểm soát rủi ro tín dụng.
Quyết định phê duyệt tín dụng được căn cứ trên: các thông tin thẩm định khách hàng từ giai đoạn trước chuyển sang; thông tin cập nhật từ thị trường, các cơ quan liên quan; chính sách, định hướng tín dụng của ngân hàng; nguồn vốn của ngân hàng và ý kiến đánh giá chủ quan của người phê duyệt. Hiện nay, các NHTM phân quyên phê duyệt tín dụng theo 3 mô hình: mô hình tập trung ra quyết định tín dụng, mô hình phân quyền ra quyết định tín dụng, và mô hình kết hợp ra quyết định tín dụng.
- Mô hình tập trung ra quyết định tín dụng là việc tập trung ra quyết định tín dụng tại Hội sở, không phân quyền phán quyết cho chi nhánh. Tại Hội sở, quyền phán quyết tín dụng được giao cho một người (Tổng giám
đốc/Phó Tổng Giám đốc/Giám đốc khối) hoặc một nhóm người (Hội đồng tín