- Ngân hàng nhà nước cũng cần hoàn thiện hệ thống thông tin của mình để hỗ trợ cho ngân hàng trong việc thu thập, tìm kiếm thông tin về các doanh nghiệp. NHNN cần nâng cao chất lượng hiệu quả của trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Hiện nay đây là một kênh cung cấp thông tin rất hữu ích cho các ngân hàng, tiết kiệm được công sức, thời gian, chi phí cho ngân hàng.
Hiện nay, trung tâm tín dụng quốc gia Việt Nam đã ra đời. Trong quá trình hoạt động, trung tâm tín dụng quốc gia (CIC) đã góp phần rất lớn trong việc công khai và cung cấp các thông tin tín dụng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cho các TCTD thông qua website www.cic.org.vn . Nhằm từng bước hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp thông tin của trung tâm thông tin tín dụng, NHNN ban hành quy chế bắt buộc các TCTD cung cấp các thông tin tín dụng và cần có chế tài xử phạt đối với việc cung cấp không đầy đủ, sai thông tin cũng như khen thưởng đổi với các TCTD cung cấp thông tin chính xác, kịp thời.
Thực tế hiện nay cho thấy, việc cung cấp thông tin chưa có tính cập nhật kịp thời, các TCTD chỉ cung cấp định kỳ theo tháng, vì vậy thông tin chưa được cập nhật một cách kịp thời. Nhiều trường hợp tra cứu thông tin, tình hình quan hệ tín dụng cập nhật chưa kịp thời, gây ảnh hưởng đến qua trình thẩm định, ra quyết định cho vay của TCTD. Trung tâm thông tin tín dụng nên nâng cao chất lượng công nghệ thông tin, cài đặt phần mềm để các TCTD tra cứu thông tin tín dụng trực tiếp đảm bảo thời gian nhanh chóng kịp thời. Bắt nguồn từ thực trạng hiện nay, việc tra cứu thông tin thông qua các yêu cầu bản hỏi của TCTD, được gửi đến các cán bộ trung tâm CIC xử lý. Nhiều trường hơp trung tâm không trả lời bảng hỏi trong ngày, gây ảnh hưởng chậm trễ đến hoạt động thẩm định cấp tín dụng đối với khách hàng.
3.3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra giám sát đối với hoạt động tín dụng của NHTM
NHNN cần nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát ngân hàng bằng cách nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, tình hình kinh doanh của các NHTM. Việc thanh tra, giám sát thông qua các yêu cầu báo cáo thường xuyên lên NHNN, đồng thời kết hợp việc thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại NHTM để phát hiện ra những sai sót kịp thời tại các NHTM. NHNN cần áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, hỗ trợ việc thanh tra các ngân hàng thông qua hình thức thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. Thanh tra tại chỗ phát hiện các sai sót các sai sót không áp dụng đúng các quy định, quy chế hiện hành từ đó có những chế tài phù hợp. Thanh tra từ xa cảnh báo kịp thời các sai phạm để các NHTM có biện pháp ngăn ngừa rủi ro. NHNN cần tiếp cận những tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước, tích lũy kinh nghiệm và có những biện pháp nhằm đánh giả, kiểm soát, cảnh báo về chất lượng tín dụng của các NHTM .
- Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước cũng cần cải tổ, hoàn thiện hệ thống ngân hàng Việt Nam, thu hút các dự án chương trình quốc tế nhằm nâng cao năng lực, trình độ quản lí, năng lực đánh giá, thẩm định dự án, và mở rông giao lưu học hỏi những công nghệ ngân hàng hiện đại của các nước trên thế giới. Mặc dù trong những năm gần đây, từ giai đoạn mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, các NHTM của Việt nam đã có những bước tiến đáng kể về công nghệ, chất lượng dịch vụ, trình độ cán bộ, từ đó quy mô của các Ngân hàng trong nước đang không ngừng được mở rộng và nâng tầm trong khu vực. Tuy nhiên, các NHTM cần không ngừng học hỏi kinh nghiệm quản lý, sản phẩm dịch vụ mới, công nghệ tiên tiến hiện đại của các Ngân hàng lớn trên thế giới để từ đó có thể học hỏi, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt các nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính trong nước và vươn ra tầm khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, các Ngân hàng học hỏi các kinh nghiệm về quản lý
rủi ro để tối đa mức lợi nhuận, giảm thiểu tối đa các tổn thất, thiệt hại xảy ra đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
KẾT LUẬN•
Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế trong nước và trên thế giới đang có nhiều khó khăn trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vấn đề tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm mục đích nâng cao chất lượng tín dụng, phòng tránh giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro tín dụng gây thiệt hại cho ngân hàng đang được các NHTM trong nước rất quan tâm. Đặc biệt đối với PG Bank, đây là một NHTM quy mô nhỏ, mới thành lập, chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm soát rủi ro tín dụng, đặc biệt hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro do sự tăng trưởng rất nhanh trong những năm vừa qua.
Dựa trên những cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng của NHTM và thực tế nghiên cứu công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex, luận văn đã rút ra những kết luận chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, hoạt động tín dụng vẫn là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM Việt Nam hiện nay và đồng thời cũng là hoạt động ẩn chứa nhiều rủi ro nhất trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, không thể triệt tiêu được hoàn toàn rủi ro tín dụng, các NHTM cần có những giải pháp để hạn chế, giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hoạt động của mình.
Thứ hai, từ việc nghiên cứu công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại PG Bank trong giới hạn những nội dung nghiên cứu của đề tài cho thấy, việc xây dựng quy trình cho vay, xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng và phân quyền phê duyệt tín dụng là những nội dung quan trọng trong kiểm soát rủi ro tín dụng. Mặc dù những hoạt động này tại PG Bank đã được quan tâm, chú trọng, và đạt được nhiều kết quả tích cực trong hoạt động kiểm soát rủi ro, tuy nhiên vẫn còn một số điểm bất cập, chưa chặt chẽ trong việc xây dựng quy trình.
Thứ ba, từ việc phân tích và chỉ ra những điểm hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại PG Bank, luận văn đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này tại PG Bank cung các kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN. Đây là những giải pháp có tính thực tế cao, hoàn toàn có thể triển khai áp dụng ngay tại ngân hàng PG Bank nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên luận văn không tránh khỏi có những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ phía những người quan tâm, để nội dung nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính năm 2014, 2015, 2016 của Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex.
2. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
3. Hiệp ước vốn Basel II.
4. Lưu Thị Hương, ĐHKTQD (2006), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (2008), quy trình tín dụng tại PG Bank được ban hành theo quyết định 154/2008/QĐ-TGĐ ngày 14/04/2008.
6. Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (2010), cơ chế phê duyệt tín dụng ban hành kèm quyết định 330-10/QĐ-TGĐ.
7. Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (2012), chính sách tín dụng được ban hành theo chỉ thị số 111-12/CT-TGĐ.
8. Nguyễn Hữu Tài- ĐHKTQD (2006), Giáo trình Lý thuyết Tài chính tiền tệ, Hà Nội
9. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng hàng thương mại, Nxb tài chính, Hà Nội.
10. Phan Thị Thu Hà ĐHKTQD (2012), Quản trị Ngân hàng thương mại,
Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
11. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt đông ngân hàng của Tổ chức tín dụng
12. Thông tư số 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
13. Một số website :
“Ba tuyến phòng thủ trong quản trị rủi ro Ngân hàng thương mại” đăng tại https://www.techcombank.com.vn/gioi-thieu/goc-bao-chi/bao-chi- noi-ve-techcombank/ba-tuyen-phong-thu-trong-quan-tri-rui-ro-ngan- hang
“GDP cả nước năm 2016 tăng 6.21%” đăng tại http://vov.vn/kinh- te/gdp-ca-nuoc-nam-2016-tang-621-581415.vov
“Tín dụng năm 2016 tăng trưởng 18.71%” đăng tại http://cafef.vn/ca- nam-2016-tin-dung-tang-truong-1871 -20170104093011171.chn