Xây dựng quy trình tíndụng đối vớikhách hàng

Một phần của tài liệu 0694 kiểm soát rủi ro tín dụng tại NHTM CP xăng dầu thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 51 - 58)

2.2.1.1. Thực trạng

Hiện nay, tại PG Bank xây dựng nhiều quy trình tín dụng cụ thể cho từng loại sản phẩm, đối tượng khách hàng, loại hình tín dụng:

- Phân loại theo đối tượng khách hàng: có quy trình tín dụng dành chung cho các đối tượng khách hàng (bao gồm cả tổ chức và cá nhân).

- Phân loại theo loại hình tín dụng: có quy trình cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán, LC...

- Phân loại theo sản phẩm: có quy trình cho vay tiêu dùng, cho vay xuất nhập khẩu, đầu tư dự án, cho vay đối với đại lý ô tô, cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá, cho vay mua ô tô đi lại và phục vụ SXKD, cho vay tạm trữ lúa gạo, cho vay đảm bảo bằng bộ chứng từ xuất khẩu, cho vay VNĐ lãi suất đặc biệt.

Trong giới hạn của nội dung, luận văn nghiên cứu quy trình tín dụng chính tại PG Bank đó là quy trình tín dụng chung đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

* Quy trình tín dụng tại PG Bank

Quy trình cấp tín dụng tại PG Bank được ban hành theo quyết định 154/2008/QĐ-TGĐ ngày 14/04/2008. Hiện nay, PG Bank đã xây dựng quy trình tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp bao gồm ba giai đoạn chính: Thẩm định và xét duyệt tín dụng C Thỏa thuận và ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng C Giải ngân, giám sát hoạt động khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ gốc, lãi vay. Trong mỗi giai đoạn gồm nhiều bước thực hiện.

ʌ Giai đoạn 1: Thẩm định và xét duyệt tín dụng:

S Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ khách hàng: tiếp nhận hồ sơ, các nhu cầu vay vốn của khách hàng và hướng dẫn khách hàng lập các hồ sơ vay vốn theo quy định của ngân hàng.

S Bước 2: Thẩm định tín dụng: thu thập các thông tin liên quan và thực hiện việc thẩm định tín dụng đối với khách hàng về tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, HĐKD, phương án kinh doanh, dự án đầu tư, mục đích sử dụng vốn vay cũng như khả năng trả nợ của khách hàng, tài sản đảm bảo... Việc

thẩm định tín dụng phải được lập thành Báo cáo thẩm định, sau đó Chuyên viên quan hệ khách hàng chuyển báo cáo cùng hồ sơ vay vốn sang cho lãnh đạo phòng kinh doanh kiểm soát nội dung.

S Bước 3: Kiểm soát việc thẩm định tín dụng. Chính là kiểm tra lại các thông tin trên Báo cáo thẩm định, yêu cầu điều chỉnh, bổ sung các thông tin cần

thiết để đảm bảo các thông tin, nội dung cung cấp là đầy đủ và chính xác sau đó đưa ra ý kiến của người kiểm soát.

S Bước 4: Phòng Quản lý rủi ro tín dụng thực hiện việc thẩm định rủi ro độc lập đưa ra ý kiến về khoản vay sau đó trình lên cấp lãnh đạo có thẩm quyền

quyết định khoản vay.

S Bước 5: Sau khi có ý kiến kiểm soát của lãnh đạo phòng kinh doanh, Giám đốc, Phó giám đốc (nếu có) ý kiến của Phòng Quản lý Rủi ro tín dụng (nếu có), chuyên viên quan hệ khách hàng thực hiện trình hồ sơ khoản vay lên các cấp phê duyệt để xét duyệt khoản vay.

ʌ Giai đoạn 2: Thỏa thuận và ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng

S Bước 1: Lập thông báo tín dụng và gửi tới khách hàng (sau khi khoản vay được phê duyệt) thông báo việc PG Bank chấp thuận hay không chấp thuận khoản vay của khách hàng, các điều kiện kèm theo và các hồ sơ khách hàng cần bổ sung.

S Bước 2: Chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ khoản vay: Soạn thảo các hợp đồng, văn bản cần thiết bao gồm: Hợp đồng tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn, Hợp đồng tín dụng hạn mức, hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản và các văn bản khác liên quan đến khoản cấp tín dụng của khách hàng. Thực hiện ký kết giữa PG Bank và khách hàng sau khi nội dung được kiểm soát lại, tiếp nhận hồ sơ và thực hiện nhập kho tài sản theo quy định, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản và cấp CIF tại PG Bank.

thuận với khách hàng và các bên liên quan (nếu có) phải đảm bảo đầy đủ nội dung, chặt chẽ về mặt pháp lý và tuân theo đúng nội dung phê duyệt khoản vay của cấp xét duyệt khoản vay.

ʌ Giai đoạn 3: Giải ngân, giám sát hoạt động khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ gốc, lãi vay.

S Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ giải ngân, lập tờ trình giải ngân để giải ngân khoản vay theo đề nghị của khách hàng, đồng thới ký nháy vào Giấy nhận nợ.

S Bước 2: Kiểm soát hồ sơ giải ngân: Nếu toàn bộ các điều kiện của khoản vay theo nội dung phê duyệt đã được đáp ứng, các hồ sơ cần thiết để giải ngân khoản vay đã đầy đủ thì Lãnh đạo phòng kinh doanh ký kiểm soát vào Tờ trình giải ngân (nếu có), ký nháy vào Giấy nhận nợ và chuyển cho Bộ phận hỗ trợ tín dụng.

S Bước 3: Ban giám đốc chi nhánh ký duyệt tờ trình giải ngân (nếu có), Giấy nhận nợ, ký xác nhận lên các chứng từ rút tiền vay của khách hàng.

S Bước 4: Kiểm soát hồ sơ giải ngân, hạch toán, duyệt giải ngân trên phần mềm Flexcube.

S Bước 5: Chuyển tiền giải ngân cho khách hàng. Đồng thời đóng dấu “Đã thanh toán” lên chứng từ chuyển tiền hoặc rút tiền mặt, chuyển một liên copy chứng từ đã thanh toán cho bộ phận Hỗ trợ tín dụng lưu hồ sơ.

S Bước 6: Theo dõi thu hồi nợ gốc và lãi vay. Chuyên viên quan hệ khách hàng cần thông báo nợ gốc và lãi đến hạn trước 10 ngày cho khách hàng. Quá trình làm việc với khách hàng phải được lập thành biên bản để lưu hồ sơ tín dụng.

S Bước 7: Việc thu hồi nợ gốc và lãi vay sẽ được chuyên viên hỗ trợ tín dụng hướng dẫn thực hiện theo từng trường hợp cụ thể tùy theo nhu cầu và điều kiện của từng khách hàng.

tra tài sản đảm bảo định kỳ/ đột xuất và kiểm tra các hoạt động kinh doanh khác của khách hàng. Việc kiểm tra sau cho vay phải được lập thành biên bản và lưu hồ sơ tín dụng.

Để kiểm soát rủi ro tín dụng tại PG Bank, xây dựng quy trình tín dụng hợp lý, chặt chẽ là điều rất quan trọng và được PG Bank hết sức quan tâm. Trong quy trình tín dụng, các bước thực hiện được xây dựng rõ ràng, cụ thể gắn liền với trách nhiệm thực hiện của các phòng ban, bộ phận liên quan. Có thể thấy rõ, quy trình mà PG Bank xây dựng cụ thể với từng loại khách hàng: khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Quy trình đảm bảo việc các khâu thực hiện nghiệp vụ tín dụng được thực hiện một cách liên tục, không bị ngắt quãng ngay từ những bước ban đầu khi Chuyên viên khách hàng tiếp cận, thẩm định khách hàng, các bước thực hiện phê duyệt tín dụng đến quá trình giải ngân, giám sát khách hàng sau khi cho vay và thu hồi nợ, thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình cũng quy định cụ thể, phân loại các bước đối với các khoản vay thuộc cấp phê duyệt tại ĐVKD và các khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của các cá nhân, đơn vị tại Hội sở; bao quát được cả những tình huống phát sinh khi có đề xuất thay đổi nội dung phê duyệt của khoản vay.

Sau khi được phê duyệt, quy trình được ban hành trên toàn hệ thống. Các đơn vị kinh doanh, các phòng ban đơn vị thực hiện các bước nghiệp vụ với tính tuân thủ cao theo những hướng dẫn trong quy trình tín dụng đã ban hành.

2.2.1.2. Đánh giá * Kết quả

- Quy trình tín dụng được xây dựng chặt chẽ, phù hợp, đảm bảo thực hiện đồng bộ, tuân thủ trên toàn hệ thống.

PG Bank đã xây dựng quy trình tín dụng đảm bảo hướng tới quy trình chặt chẽ, nhằm mục đích giảm thiểu tối đa rủi ro xuyên suốt trong các quá

trình thẩm định, phê duyệt và giải ngân đối với khách hàng. Nhưng đồng thời quy trình không rườm rà, quá nhiều bước, gây ảnh hưởng khó khăn đến việc cấp tín dụng cho khách hàng, giảm tính cạnh tranh, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Quy trình tín dụng được PG Bank ban hành trên toàn hệ thống, việc thực hiện quy trình được thực hiện nghiêm ngặt tuân thủ và đồng bộ tại tất cả các ĐVKD, các phòng ban thực hiện nghiệp vụ tín dụng.

Quy trình được xây dựng chung đối với khách hàng tại PG Bank và với từng loại sản phẩm. Đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, quy trình được xây dựng chi tiết cụ thể đến từng loại sản phẩm, phù hợp với đặc thù và mục đích sử dụng vốn của từng đối tượng khách hàng. Đối với khách hàng doanh nghiệp có quy trình cho vay xuất nhập khẩu, đầu tư dự án, cho vay mua ô tô, cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá, cho vay cung ứng cho các tập đoàn đa quốc gia, cho vay tạm trữ lúa gạo, cho vay đảm bảo bằng bộ chứng từ xuất khẩu, cho vay VNĐ lãi suất đặc biệt... Đối với khách hàng cá nhân có quy trình cho vay tiêu dùng, cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà với mức lãi suất rất ưu đãi.

Quy trình phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận trong quy trình tín dụng. Quy trình tín dụng được PG Bank xây dựng đảm bảo chặt chẽ qua các khâu, mỗi khâu gắn liền với quyền hạn, trách nhiệm của cá nhân, các đơn vị phòng ban. Quy trình được diễn ra thông suốt, luân chuyển liên tục qua các khâu thực hiện. Việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận trong quy trình tín dụng có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng. Các bộ phận được phân công chức năng nhiệm vụ rõ ràng xử lý các khâu trong quy trình tín dụng, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện công việc. Khi rủi ro xảy ra,

sẽ xác định rõ trách nhiệm thuộc bộ phận nào để từ đó có những chế tài, hình thức xử lý phù hợp.

* Hạn chế

- Quy trình cho vay còn một số bất cập trong khâu tiếp cận và thẩm định khách hàng

Hiện nay, theo quy trình của PG Bank, việc lôi kéo, tiếp cận khách hàng và thẩm định khách hàng đều do chuyên viên khách hàng đảm nhiệm. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định khách hàng. Do không có sự tách biệt 2 công việc tiếp thị khách hàng và thẩm định khách hàng, nên kết quả thẩm định nhiều khi bị chi phối bởi suy nghĩ chủ quan của chuyên viên khách hàng. Khách hàng do chuyên viên khách hàng lôi kéo, trong một số trường hợp chuyên viên khách hàng quen biết với khách hàng, chuyên viên khách hàng chịu áp lực chạy chỉ tiêu kinh doanh, từ đó có thể làm ảnh hưởng đến công tác thẩm định của ngân hàng. Điển hình có thể kể tới một số vụ cán bộ ngân hàng cấu kết với khách hàng lừa đảo ngân hàng như: Vũ Văn Nghị (SN 1982, trú ở xã An Hưng, An Dương, Hải Phòng) - nguyên Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Ánh Dương - Công ty thành lập trên danh nghĩa đã sử dụng bảo lãnh của ngân hàng Habubank - Chi nhánh Cầu Giấy phát hành với nội dung Công ty Ánh Dương được thụ hưởng 2 tỷ đồng từ một hợp đồng kinh tế để vay vốn tại PG Bank. Liên quan đến vụ án trên, Bùi Thắng (nguyên cán bộ tín dụng PG Bank) đã cấu kết với khách hàng, trực tiếp nhận hồ sơ, trình hồ sơ vay vốn, làm thủ tục cho các đối tượng thế chấp giấy tờ giả, chiếm đoạt tiền của ngân hàng. Từ đó có thể thấy, việc cán bộ ngân hàng cấu kết với khách hàng có thể gây ra hậu quả khôn lường, thiệt hại lớn cho ngân hàng.

KIỂM SOÁT TRƯỚC KHI GIẢI NGÂN

HỘI SỞ Các cấp phê duyệt Ủy ban tín dụng Hội đồng tín dụng Ban Tổng Giám đốc Khối Quản lý rủi

ro

Giám đốc khối QLRR Lãnh đạo phòng QLRR Chuyên viên QLRR Ban kiểm soát và

phòng kiểm toán nội bộ

Trưởng ban kiểm soát Thành viên ban kiểm soát

Lãnh đạo phòng kiểm toán nội bộ Chuyên viên kiểm toán nội bộ

ĐƠN VỊ Giám đốc ĐVKD

Chính vì vậy, cần phải tách biệt 2 vị trí này trong quy trình cho vay. Việc tiếp thị lôi kéo khách hàng và việc thẩm định khách hàng sẽ do 2 bộ phận độc lập, chuyên trách thực hiện. Từ đó có thể tăng tính khách quan trong công tác thẩm định, từ đó ngân hàng ra quyết định đúng đắn trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Hiện nay, các ngân hàng lớn của Việt Nam như VietinBank đang xây dựng và sắp triển khai mô hình này, đảm bảo có sự tách biệt giữa các bộ phận tiếp thị, thẩm định và hỗ trợ tín dụng.

2.2.2. Phân định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị phòng ban trongcông tác kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 0694 kiểm soát rủi ro tín dụng tại NHTM CP xăng dầu thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w