Với các biện pháp kiểm soát rủi ro đã và đang được áp dụng, PG Bank cũng đã phần nào đạt được kết quả nhất định trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của mình. Cụ thể được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
2.2.4.1. Mức giảm tỷ lệ nợ xấu
Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ xấu tại PGBank 2014-2016
Nợ dưới tiêu chuẩn_________ 39,363 106,818 67,455 171% 56,307 -50,511 -47% Nợ nghi ngờ 62,268 128,555 66,287 106% 104,568 -23,987 -19% Nợ có khả năng mất vốn 258,807 202,018 -56,789 -22% 271,939 69,921 35% Nợ xấu________ 360,438 437,391 76,953 21% 432,814 -4,577 -1%
Năm Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Nợ xấu đầu kì 413.2 360.4 437.3 Nợ xấu phát sinh trong kỳ 396.3 532.7 295.6 Nợ xấu xử lý 449.1 455.8 300.1
Nợ xấu cuối kỳ 360.4 (Nguồn: Báo cáo tài chỉnh PGBank 2014-2016)437.3 432.8
Thông qua số liệu bảng trên, có thể thấy rõ tỷ lệ nợ xấu của PGBank đều được giữ ở mức dưới 3% trong 3 năm trở lại đây. Năm 2015 tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ so với năm 2014, tuy nhiên đến năm 2016 thì tỷ lệ này đã được cải thiện. Tỷ lệ nợ xấu giảm trong năm 2016 là do tín dụng của PGBank trong năm vừa qua tăng 12% trong khi nợ xấu vẫn giữ ở khoảng 430 tỷ đồng. Điều này cho thấy phần nào thành công trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại PG Bank khi không để nợ xấu gia tăng.
Bảng 2.11: Nợ xấu phát sinh tại PGBank giai đoạn 2014-2016
(Nguồn: Báo cáo tài chỉnh PGBank 2014-2016)
Từ bảng số liệu trên cho thấy, nợ xấu phát sinh trong kỳ và nợ xấu xử lý (dùng TSĐB xử lý nợ, bán nợ cho VAMC...) tăng lên trong năm 2015 và sau đó giảm vào năm 2016. Điều này cho thấy công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại PG Bank đã được cải thiện hơn so với các năm trước đó.
2.2.4.2. Mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn Đơn vị: tỷ đồng Nhóm 2 Nhóm 3 ^MNhóm 4 Nhóm 5
—nơ quá hạn/tổng dư nợ
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn tại PGBank 2014-2016
(Nguồn: Báo cáo tài chỉnh PGBank 2014-2016)
Nợ quá hạn giai đoạn 2014-2016 giảm mạnh về số tuyệt đối. Có thể thấy trong cơ cấu nợ quá hạn, chủ yếu là nợ nhóm 2 giảm xuống. Nợ nhóm 3- 5 tăng lên vào năm 2015 và không có nhiều biến động, quanh mức 430 tỷ đồng trong năm 2016. Bên cạnh nợ quá hạn giảm mạnh thì tăng trưởng tín dụng trong 3 năm qua cũng ở mức tương đối tốt (từ 10% -14%) làm cho tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ giảm mạnh từ 9.02% năm 2014 xuống còn 3.8% vào
năm 2016.
2.2.4.3. Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng
Bảng 2.12: Tỷ lệ trích lập dự phòng tại PGBank 2014-2016
vay khách hàng________ 13,866,695 14,507,181 4.62% 15,882,795 9.48% 17,534,132 10.40% Tỷ lệ trích lập dự phòng/ Dư nợ cho vay KH 1.35% 1.19% -0.16% 1.12% -35.85% 1.10% -0.02%
trong những năm vừa qua chủ yếu do dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng mạnh nên tăng trích lập dự phòng chung.
Điều đó cho thấy, hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng của PGBank đã đạt được những hiệu quả nhất định, tỷ lệ trích lập dự phòng trên dư nợ cho vay khách hàng được cải thiện trong những năm gần đây.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ các chỉ tiêu về mức giảm tỷ lệ nợ xấu, mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn, mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng, chúng ta thấy công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại PGBank đã có những thành công nhất định. Chất lượng nợ được có những cải thiện nhất định thể hiện qua việc nợ xấu phát sinh hàng năm có xu hướng giảm, ngân hàng đạt được mục tiêu kiểm soát nợ xấu ở mức dưới 3%. Tuy nhiên cũng không thể chủ quan trong vấn đề kiểm soát rủi ro tín dụng để đảm bảo chất lượng dư nợ không bị xấu đi trong thời gian tới.
Bên cạnh những thành quả đạt được, thì công tác kiểm soát rủi ro tại PG Bank vẫn còn những hạn chế trong các biệp pháp kiểm soát rủi ro tín dụng đang được áp dụng như đã đánh giá ở các mục 2.2.1 - 2.2.3, đây là cơ sở để đưa ra các đề xuất, kiến nghị tại Chương 3 của bài luận văn.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU
PETROLIMEX
3.1. Định hướng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex trong thời gian tới
3.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex
3.1.1.1. Ảnh hưởng của chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng của một Ngân hàng thương mại là một cương lĩnh tài trợ, là một hướng dẫn chung cho các cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng có vai trò tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Tại PG Bank, chính sách tín dụng được Tổng Giám đốc PG Bank ban hành và hàng năm sẽ ban hành chỉ thị về Định hướng tín dụng cụ thể cho năm đó.
Công tác tín dụng tại PG Bank được định hướng theo chính sách tín dụng ban hành theo chỉ thị số 111-12/CT-TGĐ ngày 16/03/2012, và trong đó phân chia rõ ràng đối tượng khách hàng ưu tiên cũng như hạn chế cấp tín dụng; các mục đích vay vốn được phép cấp tín dụng và yêu cầu về kiểm soát chất lượng tín dụng. Nội dung của chính sách tín dụng đã phần nào phân loại và giới hạn rủi ro tín dụng cho PG Bank, từ đó định hướng được cho công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại PG Bank trong các khâu thẩm định khách hàng, phê duyệt tín dụng cũng như giám sát tín dụng.
Định hướng tín dụng tại PG Bank là văn bản cụ thể hóa chính sách tín dụng áp dụng cho từng thời kỳ. Định hướng tín dụng gần nhất được ban hành là chỉ thị số 13/2015/CT-TGĐ về “Định hướng phát triển tín dụng năm 2015 của Ngân hàng TMCPXăng dầu Petrolimex”.
3.1.1.2. Ảnh hưởng của nền kinh tế trong và ngoài nước
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đối mặt với rất nhiều khó khăn. Kinh tế thế giới chứng kiến sự phục hồi chậm chạp và không vững chắc. Nền kinh tế trong nước chịu tác động từ những bất ổn của kinh tế, chính trị thế giới, cùng với những khó khăn về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp, hàng hóa tiêu thụ chậm, sức ép nợ xấu còn nặng nề, năng lực quản lý và cạnh tranh của các doanh nghiệp còn thấp.. .Trước tình hình kinh tế trong nước, Thủ tướng chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô, hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước đang gặp nhiều khó khăn, cải thiện môi trường kinh doanh, kích cầu tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế đồng thời bảo đảm công tác an sinh xã hội cho toàn dân. Nền kinh tế trong nước cũng đã có những dấu hiệu khởi sắc, tuy nhiên mức tăng trưởng còn chậm và còn đối mặt với rất nhiều những khó khăn.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 tăng 6.21% so với năm 2015. GDP liên tục tăng trưởng trong 3 năm gần đây và các chuyên gia kinh tế dự báo cho mức tăng trưởng GDP năm 2017 là 6.3%, điều này cho thấy đã có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực của nền kinh tế.
Trước bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước như vậy, hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng đã và đang gặp phải rất nhiều khó khăn: tỷ lệ nợ xấu mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, chất lượng tín dụng chưa được cải thiện nhiều. Tín dụng đối với nền kinh tế tăng 18.71%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2015 (17.29%).
Đối với PG Bank, hoạt động tín dụng trong thời gian vừa qua cũng đạt được sự tăng trưởng nhất định và tăng đều khoảng 10%/năm. Điều này cho thấy sự hoạt động bền vững trong công tác tăng trưởng tín dụng tại PG Bank
và là tiền đề rất quan trọng tạo đà tăng trưởng, phát triển cho PG Bank những năm tiếp theo.
Trong cơ cấu tín dụng, tín dụng doanh nghiệp luôn chiếm một tỷ trọng chủ yếu (80-90%). Trong điều kiện kinh tế hiên nay, hoạt động của các doanh nghiệp đang gặp vô cùng nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu trong hệ thống ngân hàng cao như hiện nay. Do sức cầu thị trường trong nước còn yếu, thị trường xuất khẩu nước ngoài gặp nhiều khó khăn do sức cạnh tranh hạn chế và khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, chính vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn. Sản xuất nhưng không tìm được đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, khả năng quản lý kém, máy móc thiết bị lạc hậu, khó khăn trong tiếp cận vốn ngân hàng...Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán và thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng. Ngoài ra, còn phải kể tới một số doanh nghiệp cố tình làm hồ sơ giả mạo để cố tình lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng.
Chính vì những điều này, công tác kiểm soát rủi ro tín dụng càng cần được các ngân hàng nhận thức rõ vai trò tầm quan trọng. Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu đem đến lợi nhuận 70-80% nên rủi ro tín dụng cũng là rủi ro có thể gây thiệt hại lớn nhất đối với ngân hàng. Với tình hình kinh tế trong và nước khó khăn như hiện nay, thì công tác kiểm soát rủi ro tín dụng còn cần phải quan tâm đúng mức hơn nữa, trước nguy cơ nợ xấu, nợ quá hạn đang ra tăng bởi những khó khăn của doanh nghiệp trong tình hình hiện nay.
3.1.2. Định hướng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của Ngân hàngTMCP Xăng Dầu Petrolimex