Phân cấpphê duyệt tíndụng

Một phần của tài liệu 0694 kiểm soát rủi ro tín dụng tại NHTM CP xăng dầu thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 70 - 77)

2.2.3.1. Thực trạng

Đối với nhu cầu cấp tín dụng, để hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra, PG Bank quy định phân cấp phê duyệt căn cứ trên quy mô, đặc điểm khoản vay theo quy định từng thời kì. Đối với các khoản vay nhỏ, giám đốc ĐVKD (giám đốc chi nhánh) có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các khoản vay có quy mô lớn hơn sẽ được thực hiện thêm bước tái thẩm định được thực hiện bởi phòng QLRRTD thuộc khối QLRR tại Hội sở. Đối với các khoản vay này, tùy theo quy mô khoản vay, đặc điểm tài sản đảm bảo có sự phân cấp phê duyệt của Hội đồng tín dụng hoặc cấp phê duyệt tương ứng. Trong đó, đối với các khoản vay có cấp phê duyệt cao nhất phải được Hội đồng tín dụng có ý kiến thông qua.

Phân cấp phê duyệt tín dụng là công cụ quan trọng nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng. Việc phân cấp phê duyệt tín dụng nhằm mục đích tránh tập trung quyền phê duyệt tín dụng vào một cá nhân hay một đơn vị nhằm hạn chế rủi ro xảy ra. Trong trường hợp, không phân quyền phê duyệt thành nhiều cấp mà chỉ tập trung vào một cá nhân, đơn vị cụ thể, rất dễ xảy ra tình trạng cá nhân, đơn vị thao túng, chi phối, phê duyệt các khoản tín dụng dưới mức chuẩn mực, dẫn đến rủi ro và thiệt hại cho ngân hàng.

Theo quy chế phê duyệt tín dụng ban hành kèm quyết định 330-10/QĐ- TGĐ, cấp phê duyệt tín dụng của PG Bank được phân thành các cấp như sau:

2 Tổng Giám đốc Phê duyệt tín dụng theo ủy quyền của HĐQT 3 Phó Tổng Giám

đốc

Gồm các Phó Tổng Giám đốc được TGĐ ủy quyền

4 Giám đốc khối Gồm GĐ Khối KHDN và Khối Bán lẻ được TGĐ ủy quyền 5 Giám đốc/Phó

Giám đốc ĐVKD

Gồm các Giám đốc/Phó Giám đốc ĐVKD được TGĐ ủy quyền

Nhó

(NgIK)H: cơ chế phê duyệt tín dụng ban hành kèm quyết định 330- 10/QĐ-TGĐ)

Như vậy, cơ cấu các cấp phê duyệt tín dụng tại PG Bank được phân thành 5 cấp. Trong đó, cấp phê duyệt cao nhất là Hội đồng tín dúng, đây cũng là cơ quan duy nhất có thẩm quyền phê duyệt, thay đổi, bổ sung các cấp phê duyệt còn lại.

Dưới Hội đồng tín dụng là Tổng Giám đốc và các cấp phê duyệt khác theo ủy quyền của Tổng Giám đốc. Với các khoản tín dụng quy mô lớn thuộc quyền phán quyết của HĐTD gồm nhiều thành viên có ý kiến độc lập với nhau. Từ đó, có thể hạn chế rủi ro xảy ra khi quyền phán quyết không phụ thuộc vào 1 cá nhân. Đối với các khoản tín dụng có quy mô nhỏ hơn thuộc quyền phê duyệt của các cấp phê duyệt tín dụng.

Có thể thấy mô hình phê duyệt tín dụng là mô hình phân quyền ra quyết định tín dụng, theo đó việc phê duyệt tín dụng được thực hiện tại cả Chi nhánh và Hội sở. Đối với các khoản vay nhỏ, quy mô ở mức khoảng vài tỷ sẽ được Giám đốc ĐVKD phê duyệt. Đối với các khoản vay quy mô lớn hơn, sẽ được phê duyệt tại Hội sở. Tùy theo mức độ, quy mô, đặc điểm tài sản đảm bảo, khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt các cấp/Tổng giám đốc hay cao hơn là Hội đồng tín dụng phê duyệt. Như phân tích ở trên, mô hình phê duyệt tín dụng của PG Bank là mô hình phê duyệt tập trung, chỉ giao quyền phê duyệt cho Tổng giám đốc, Giám đốc và Hội đồng tín dụng.

Các cá nhân trong Hội đồng tín dụng được lựa chọn chỉ định bởi Chủ tịch Hội đồng quản trị. Tổng Giám đốc được ủy quyển phê duyệt tín dụng từ Hội dồng quản trị. Các cấp được giao thẩm quyền phê duyệt tín dụng còn lại được lựa chọn theo đề xuất và ủy quyền của Tổng Giám đốc.

Căn cứ theo điều kiện tài sản đảm bảo (giấy tờ có giá, TSĐB khác, tín chấp), các cấp phê duyệt được phân cấp mức phán quyết tín dụng từ cao

xuống thấp. Trong đó, tổng giới hạn tín dụng tối đa cho tất cả các hình thức cấp tín dụng đối với Hội đồng tín dụng có mức phán quyết cao nhất.

Bảng 2.9: Phân cấp phê duyệt tín dụng tại PG Bank

PG Bank phát hàng liên quan Ngắn hạn dài hạn n hạn , dài hạn Ngắn hạn ,dài hạn n hạn , dài hạn Hội đồng tín dụng >80 >80 >60 >80 >60 >8 0 >60 >80 >60 >300 Tổng Giám đốc 80 80 60 80 60 80 60 80 60 300 Phó Tổng Giám đốc 60 50 50 10 ĩõ- 20 10 2 1 150 Giám đốc khối 30 5 5 5 5 3 1 0.5 0.5 50 Giám đốc/Phó Giám đốc ĐVKD 15 2 2 1 1 Không có mức cụ thể

Dựa trên đặc điểm TSĐB của khoản vay, giới hạn tín dụng được đảm bảo bởi từng loại tài sản đảm bảo và tổng giới hạn tín dụng của khoản vay, căn cứ phân cấp phê duyệt sẽ xác định khoản vay thuộc cấp phê duyệt nào.

2.2.3.2. Đánh giá

* Kết quả

- Phân cấp phê duyệt tín dụng rõ ràng, minh bạch

Hiện nay, với sự phân cấp phê duyệt thành 5 cấp phê duyệt tại PG Bank là khá hợp lý, từ cấp cao nhất là Hội đồng tín dụng cho đến Tổng giám đốc và các cá nhân được giao quyền phán quyết tín dụng. Có thể thấy rõ, sự phân cấp

phê duyệt rõ ràng, hợp lý, đảm bảo không chồng chéo. So với quy mô ngân hàng, khối lượng các khoản tín dụng, việc phân định thành 5 cấp phê duyệt là phù hợp.

Việc phân cấp phê duyệt được xây dựng thành văn bản, quyết định, ban hành đồng bộ trên toàn hệ thống, và việc thực hiện có tính tuân thủ cao. Các bộ phận đóng vai trò kiểm soát tại Hội sở, ĐVKD có trách nhiệm rà soát, đối chiếu việc phê duyệt khoản vay có tuân thủ theo quyết định ban hành phân quyền phê duyệt tín dụng.

- Các mức phán quyết tương ứng với các cấp phê duyệt được xây dựng phù hợp

Các mức quy mô tín dụng để phân chia cấp phê duyệt tín dụng được đưa ra khá phù hợp. Đối với những khoản vay có quy mô lớn, quyền phán quyết thuộc về Hội đồng tín dụng là tập hợp các cá nhân có ý kiến độc lập. Quyền phán quyết không thuộc quyền quyết định của một cá nhân mà của nhiều cá nhân làm quyết định phê duyệt khoản vay trở nên khách quan hơn. Đối với khoản vay có quy mô nhỏ hơn, thuộc quyền phán quyết của một cá nhân (Tổng giám đốc/Phó Tổng Giám đốc/Giám đốc khối/Giám đốc và Phó Giám đốc đơn vị kinh doanh).

Giới hạn tín dụng tối đa đối cho tất cả các hình thức cấp tín dụng trên 80 tỷ thuộc thẩm quyền phê duyệt cao nhât là Hội đồng tín dụng. Từ 60 tỷ đến dưới 80 tỷ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Tổng Giám đốc. (chi tiết bảng 2.11 Phân cấp phê duyệt tín dụng tại PG Bank). Mức phân chia này là hợp lý so với quy mô ngân hàng còn nhỏ, khả năng tài chính của ngân hàng còn hạn chế và thực tế quy mô các khoản vay của ngân hàng. So sánh với các ngân hàng cùng quy mô, hiện tại thường các khoản vay trên 100 tỷ sẽ thuộc thẩm quyền của cấp cao nhất là Hội đồng tín dụng. Các khoản tín dụng có quy mô nhỏ hơn sẽ được phân cấp xuống các cấp phê thấp hơn Hội đồng tín dụng.

năm

trước so nămtrước trướcnăm so nămtrước

Ngoài việc căn cứ vào giới hạn tín dụng tối đa cho tất cả các hình thức cấp tín dụng, mức phán quyết còn căn cứ trên Tài sản đảm bảo, giá trị loại TSĐB đảm bảo cho khoản vay, loại kỳ hạn của khoản vay. Tại PG Bank, việc phân chia loại tài sản đảm bảo và mức phán quyết theo từng loại tài sản đảm bảo được phân chia khá hợp lý. Tài sản đảm bảo dung làm căn cứ xác định mức phán quyết được chia làm 3 loại: giấy tờ có giá, TSĐB khác và không có TSĐB. Đây là hình thức phân chia khá phổ biến khi xác định mức phán quyết tín dụng tại các NHTM hiện nay.

+ Đối với giấy tờ có giá do PG Bank phát hành, mức phán quyết của các cấp phê duyệt rất cao do mức độ tin cậy của loại TSĐB này lớn. Đối với giáy tờ có giá do Ngân hàng khác phát hành, mức phán quyết thấp hơn so với giấy tờ có giá do PG Bank phát hành.

+ Đối với loại TSĐB khác, mức phán quyết trường hợp cho vay ngắn hạn cao hơn so với trường hợp cho vay trung dài hạn. Do cho vay trung dài hạn có mức rủi ro cao hơn so với trường hợp cho vay ngắn hạn. Ở cấp phê duyệt cao nhất là Hội đồng tín dụng, mức phán quyết trường hợp cho vay ngắn hạn đối với cả KHDN và KHCN là trên 80 tỷ đồng. Đối với trường hợp cho vay trung dài hạn của cả KHDN và KHCN là trên 60 tỷ đồng.

+ Mức phán quyết đối với hình thức không có tài sản đảm bảo là thấp nhất so với các hình thức TSĐB khác. Do hình thức cho vay không có TSĐB là rủi ro nhất trong các hình thức. Cho vay không có TSĐB trên 10 tỷ đối với cho vay trung hạn KHDN và trên 1 tỷ đối với cho vay trung hạn KHCN đã thuộc quyền phán quyết của Tổng Giám đốc.

* Hạn chế

- Chưa có chế tài xử lý đối với những trường hợp không tuân thủ đúng phân quyền phán quyết tín dụng

Hiện nay, trong việc xây dựng phân quyền phán quyết tín dụng, PG Bank chưa xây dựng chế tài xử lý phù hợp đối với những trường hợp thực hiện không tuân thủ. Việc có chế tài xử lý rõ ràng đối với những trường hợp không tuân thủ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó có tác dụng răn đe đối với những trường hợp thực hiện không đúng, ví dụ đối với các trường hợp vượt quyền phê duyệt tín dụng. Từ đó, đảm bảo việc thực hiện theo phân quyền phán quyết phê duyệt có sự tuân thủ cao trên toàn hệ thống nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

2.2.4. Lượng hóa kết quả đạt được trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụngtại PG Bank

Một phần của tài liệu 0694 kiểm soát rủi ro tín dụng tại NHTM CP xăng dầu thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w