Các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu 0704 mô hình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 44)

hàng cá nhân

a. Quy trình tín dụng khách hàng cá nhân

Quy trình tín dụng của ngân hàng nói chung và quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng ảnh hưởng rất lớn tới mô hình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân. Theo từng thời kỳ, tùy thuộc vào tình hình kinh tế của thị trường và khả năng cơ sở vật chất vốn có của ngân hàng, các ngân hàng thương mại sẽ đưa ra quy trình tín dụng khác nhau sao cho đảm bảo thời

gian cấp tín dụng được nhanh nhất nhưng vẫn đảm bảo được rủi ro cao nhất cho ngân hàng.

Từ các quy định trong quy trình tín dụng đó, các ngân hàng thương mại sẽ xây dựng lên mô hình thẩm định tín dụng khác nhau sao cho phù hợp với chủ trương quy trình tín dụng đã đề ra và đảm bảo được rằng cơ sở vật chất của ngân hàng đủ điều kiện để vận hành được mô hình đó một cách hiệu quả nhất.

Tại Việt Nam, các ngân hàng TMCP đều dựa trên các quy định chung do NHNN ban hành để xây dựng các quy trình thẩm định riêng cho mình. Các quy trình này là bản hưởng dẫn chi tiết các bước tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng, trong đó, nội dung công việc, trách nhiệm, quyền hạn giữa các cá nhân, bộ phận, đơn vị phòng, ban được quy định rõ ràng khoa học với đầy đủ các nội dung cần thiết nhằm tránh hiện tượng chồng chéo trong chức năng, nhiệm vụ cũng như giúp công tác thẩm định được chính xác, giảm tối đa thời gian thực hiện hồ sơ.

Bên cạnh đó, việc quy định rõ quy trình thẩm định giúp các NHTM có căn cứ để kiểm tra, đánh giá chất lượng của các khâu trong quá trình thẩm định, từ đó có các chính sách phù hợp để ngày một hoàn thiện hơn công tác phục vụ khách hàng. Các chỉ tiêu đánh giá quy trình thẩm định có thể được sử dụng bao gồm:

- Ngân hàng đã có quy trình thẩm định cho KHCN hay chưa

- Trong quy trình đã quy định cụ thể, quyền hạn, trách nhiệm, công việc của từng cán bộ thẩm định, từng phòng, ban hay chưa

- Các phương pháp thẩm định có mang tính khoa học, dựa trên các phương pháp luận đã được hội đồng tín dụng phê duyệt hay chưa

- Các trình tự thẩm định có mang tính logic, có mối liên hệ và bổ trợ giữa

các nội dung hay chưa

chéo hay không.

Một quy trình thẩm định hiệu quả, khoa học sẽ là cơ sở, nền tảng vững chắc giúp cho mô hình thẩm định của ngân hàng đuợc vận hành hiệu quả cao, giúp giảm thiểu rủi ro trong tuơng lai và nâng cao chất luợng thẩm định tín dụng của ngân hàng.

b. Bộ máy quản l-ý, cơ cấu tổ chức:

Khi xác lập một bộ máy quản lý và cơ cẩu tổ chức của bộ phận thẩm định cần dựa trên mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ mà bộ máy quản lý cần huớng tới, mục tiêu này phải thống nhất với mục tiêu chung của toàn hàng. Việc tổ chức bộ máy quản lý của bộ phận thẩm định vừa chịu sự chi phối của mô hình chung toàn hàng, vừa là sự thay đổi nội hàm của bộ phận để phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ của bộ máy trong từng thời kỳ.

Cơ cấu tổ chức là sự phân chia tổng thể thành các bộ phận nhỏ theo các tiêu thức nhất định (bố trí theo từng khâu, từng cấp quan lý để tạo thành một bộ phận), mỗi bộ phận có những chức năng riêng biệt tuy nhiên có mỗi quan hệ với nhau. Việc phân công, sắp xếp, quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận là điều rất cần thiết để bộ máy có thể vận hành trơn tru. Công tác tổ chức tốt, hợp lý, chặt chẽ sẽ giúp phát huy đuợc sức sáng tạo của từng cá nhân cũng nhu kết hợp sức mạnh của tâp thể. Ngoài ra, cơ cấu tổ chức của bộ phận thẩm định cần huớng tới sự tối giản trong phân cấp nhiệm vụ

tuy nhiên vẫn đảm bảo đuợc khả năng quản trị rủi ro, đồng thời có tính linh hoạt để có thể thích ứng với sự thay đổi trong cũng nhu nhu ngoài hệ thống.

c. Đội ngũ nhân sự

Trong bất kỳ hệ thống nào, yếu tố con nguời cũng là yếu tố quan trọng nhất. Trong mô hình thẩm định, đội ngũ cán bộ thẩm định chính là chìa khóa quyết định sự thành công của cả mô hình. Do đó, mô hình thẩm định phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cũng nhu đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định.

về trình độ và kinh nghiệm: Do công tác thẩm định là công việc hết sức phức tạp, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có kiến thức rộng, có năng lực chuyên môn, am hiểu về các lĩnh vực trong đời sống - khoa học - kinh tế - xã hội. Do đó, kinh nghiệm của cán bộ thẩm định là một trong những yếu tố lớn ảnh huởng đến quá trình thẩm định. Kinh nghiệm sẽ mang lại cái nhìn chủ quan, dựa trên các phán đoán và tu duy của cán bộ thẩm định về hồ sơ khách hàng, do đó, cán bộ thẩm định cần phải có thâm niên công tác lâu lăm trong lĩnh vực liên quan đến tài chính ngân hàng. Ngoài ra, việc hiểu biết các lĩnh vuc khác nhau giúp cán bộ thẩm định đua ra các phuơng pháp thẩm định một cách sáng tạo, hiệu quả dựa trên các quy trình sẵn có, từ đó đánh giá đuợc khả năng tài chính của khách hàng cũng nhu dự đoán đuợc những rủi ro, cơ hội liên quan đến lĩnh vực khách hàng đang làm việc, giúp cho việc ra quyết định trở nên chính xác hơn. Việc các ngân hàng thuơng mại có đội ngũ thẩm định chất luợng cao sẽ rất dễ dàng trong việc sắp xếp, bố trí nhân sự cũng nhu xây dựng nên một mô hình thẩm định tín dụng vững chắc, vận hành trơn tru mà vẫn đảm bảo đuợc rủi ro.

Về đạo đức nghề nghiệp: Các cán bộ thẩm định có phẩm chất đạo đức tốt sẽ luôn đề cao trách nhiệm với công việc, từ đó, tuân thủ các quy định, chính sách của ngân hàng, thực hiện đúng các công việc đuợc bố trí phân công theo mô hình thẩm định tín dụng đã đuợc ngân hàng thuơng mại xây dựng, tránh đuợc các sai phạm có chủ đích. ồng thời, sẽ tăng cuờng quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng và khách hàng, làm tăng vị thế của ngân hàng trên thị truờng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hoạt động tín dụng KHCN là hoạt động kinh doanh chính, mang lại nhiều lợi nhuận cho các NHTM, tuy nhiên cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thẩm định tín dụng là một mắt xích quan trọng trong quy trình tín dụng, giúp phân tích, tìm ra nh ững rủi ro và đua ra các giải pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Công tác thẩm định tín dụng có tầm quan trọng lớn trong việc đảm bảo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn an toàn và tăng truởng tốt. Trong Chuơng 1, tác giả đã làm rõ những nội dung sau:

Hoạt động tín dụng KHCN tại NHTM: Nêu ra các đặc điểm, vai trò và phân loại tín dụng KHCN.

Thẩm định tín dụng KHCN tại NHTM: Trình bày các vấn đề liên quan đến đặc điểm, vai trò thẩm định KHCN, các nhân tố ảnh huởng đến chất luợng của hoạt động thẩm định KHCN. Ngoài ra, tác giá đi sâu hơn về mô hình thẩm định tín dụng KHCN tại NHTM với các nội dung nhu đặc điểm, điểm mạnh, điểm yếu của các mô hình thẩm định tín dụng KHCN tại các NHTM và định huớng thay đổi các mô hình trong thời gian sắp tới.

Cơ sở lý luận về mô hình thẩm định tín dụng KHCN trong Chuơng 1 sẽ là cơ sở lý thuyết để tác giả nghiên cứu thực trạng mô hình thẩm định tín dụng KHCN tại NHTM Cổ phần Quân đội và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình này trong các chuơng tiếp theo.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA MÔ HÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

Một phần của tài liệu 0704 mô hình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w