1.2.3.1. Đối với nền kinh tế xã hội
Lịch sử hình thành và phát triển quan hệ tín dụng cho ta thấy vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển. Cùng với sự sản xuất và lưu thông hàng hóa, tín dụng ngày càng phát triển nhằm cung cấp them các phương tiện giao dịch để đáp ứng nhu cầu giao dịch trong xã hội. Trong điều kiện đó, nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề ngày càng được quan tâm vì:
- Nâng cao chất lượng tín dụng để đưa hoạt động tín dụng thích nghi với điều kiện kinh tế thị trường, phục vụ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường. - Đảm bảo chất lượng tín dụng là điều kiện để Ngân hàng làm tốt chức
năng trung tâm thanh toán, vì khi chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ tăng
vòng quay vốn tín dụng. Nó tạo điều kiện cho Ngân hàng làm tốt chức năng
trung gian tín dụng trong nền kinh tế quốc dân là cầu nối tiết kiệm và
đầu tư,
tín dụng góp phần điều vốn trong nền kinh tế.
- Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ làm giảm tối thiểu lượng tiền thừa trong lưu thông. Nó góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng
vào hoạt động Ngân hàng theo xu hướng của thế giới, phương thức sản xuất áp dụng cho những thành tựu của nền công nghệ cao như công nghệ sinh học, thông tin, vật liệu, năng lượng mới nhanh chóng để nhanh chóng nâng cao chất lượng tín dụng thúc đẩy sản xuất ở trong nước và hội nhập với hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia.
- Nâng cao chất lượng tín dụng để có khả năng hợp tác cạnh tranh. Khi sản xuất cùng phát triển nhu cầu vốn để phục vụ phát triển kinh tế xã
hội là rất
lớn mà mỗi Ngân hàng riêng lẻ không đáp ứng được, đòi hỏi phải có sự hợp
tác liên Ngân hàng trong việc tài trợ vốn.
1.2.3.2. Đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng
- Chất lượng tín dụng làm tăng khả năng cung cấp các dịch vụ của NHTM do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn tín
dụng và
thu hút thêm được nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm
dịch vụ,
tạo ra hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của Ngân hàng cùng với sự trung
thành của khách hàng.
- Chất lượng tín dụng làm gia tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí ngiệp vụ,
chi phí
quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn cho vay. Từ đó cải
thiện được tình hình tài chính của Ngân hàng, tạo thế mạnh cho Ngân hàng
hàng. Chính vì vậy mà chất lượng tín dụng luôn luôn phải được cải tiến.