cá nhân của Ngân hàng thương mại
Mở rộng cho vay KHCN chịu sự tác động của nhiều nhân tố, bao gồm nhân tố thuộc về ngân hàng, nhân tố thuộc về môi truờng kinh doanh và nhân tố thuộc về khách hàng.
1.2.3.1. Những nhân tố thuộc về ngân hàng
a) Tiềm lực của ngân hàng thương mại
Tiềm lực của NHTM đuợc thể hiện qua các chỉ tiêu: vốn chủ sở hữu, tổng tài sản (tổng nguồn vốn) và mạng luới kênh phân phối.
Vốn chủ sở hữu của NHTM càng lớn chứng tỏ tiềm lực của ngân hàng càng mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh phát triển bằng cách đầu tu xây dựng các trụ sở văn phòng, mua sắm trang thiết bị, công nghệ hiện đại tạo đuợc uu thế đối với các đối thủ cạnh tranh. Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn góp phần đáng kể cho thấy đó là một ngân hàng lớn, vững mạnh nên tạo dựng đuợc niềm tin với khách hàng,ngày càng thu hút đuợc nhiều khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, làm tăng vị thế của ngân hàng trên thị truờng.
Vốn chủ sở hữu góp phần lớn làm tăng tỷ lệ an toàn vốn thiểu (CAR) để đảm bảo đúng quy định của NHNN. Khi mở rộng cho vay KHCN làm tổng tài sản của NHTM tăng lên, để đảm bảo đuợc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu NHTM cũng cần tăng vốn chủ sở hữu lên. Do đó, việc tăng vốn chủ sở hữu là điều
kiện cần để NHTM mở rộng cho vay KHCN.
Tổng tài sản hay tổng nguồn vốn của NHTM bao gồm cả vốn chủ sở hữu, nguồn vốn từ hoạt động nhận tiền gửi và một số nguồn vốn khác. NHTM sử dụng nguồn vốn của mình để thực hiện hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng. Nên khi tổng nguồn vốn của NHTM càng lớn và ngày càng gia tăng thì hoạt động cho vay KHCN càng phát triển và ngày càng mở rộng. Ngân hàng sẽ phát triển danh mục sản phẩm dịch vụ cho vay đa dạng phong phú hơn đáp ứng được nhiều hơn nữa nhu cầu vay vốn của KHCN.
Một ngân hàng lớn không chỉ có vốn chủ sở hữu, tổng nguồn vốn lớn mà còn có mạng lưới kênh phân phối rộng khắp, gồm nhiều chi nhánh và các phòng giao dịch phân bổ ở nhiều địa phương. Mạng lưới kênh phân phối rộng khắp đó giúp NHTM tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, đặc biệt là các KHCN, khi đó NHTM sẽ thuận lợi trong việc huy động vốn, triển khai các sản phẩm cho vay KHCN, phục vụ khách hàng dễ dàng hơn. Do đó, mạng lưới kênh phân phối của NHTM cũng góp phần lớn vào việc mở rộng cho vay KHCN.
b) Chính sách cho vay KHCN
Tuỳ thuộc và mục tiêu kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định mà chính sách cho vay KHCN của ngân hàng là khuếch trương cho vay hay hạn chế cho vay. Chính sách cho vay cung cấp cho cán bộ quan hệ khách hàng và nhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết để ra các quyết định cho vay và định hướng danh mục đàu tư cho vay của ngân hàng. Do vậy, chính sách cho vay KHCN có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động mở rộng cho vay KHCN của một ngân hàng.
c) Tổ chức hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
NHTM tổ chức hoạt động cho vay càng đơn giản, gọn nhẹ và hiệu quả sẽ ngày càng thu hút được KHCN vay vốn, nên ảnh hưởng nhiều đến kết quả
hoạt động cũng như mở rộng cho vay KHCN của NHTM đó. Hoạt động cho vay được thực hiện qua nhiều khâu và các bước khác nhau gồm có: công đoạn thiết kế sản phẩm, phát triển, quảng bá và tiếp thị sản phẩm, quy trình cho vay với 6 bước (Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, phân tích tín dụng, quyết định và ký hợp đồng tín dụng, giải ngân, giám sát tín dụng, thanh lý hợp đồng tín dụng). Việc tổ chức hoạt động cho vay KHCN ở mỗi ngân hàng khác nhau được thực hiện cũng khác nhau, một số ngân hàng không tách biệt hẳn hoạt động cho vay KHCN với hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của trình độ nhân lực cũng như công nghệ hoạt động cho vay KHCN đã được nhiều ngân hàng thực hiện một cách chuyên môn hóa, mỗi khâu trong tổ chức hoạt động cho vay KHCN đã được giao cho từng bộ phân chuyên biệt thực hiện. Sự chuyên môn hóa đó đã tạo điều kiện cho mở rộng cho vay KHCN được tiến hành dễ dàng và thuận lợi hơn.
d) Công nghệ và trình độ quản lý
Công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý tốt giúp cho bộ máy NHTM hoạt động trơn tru và hiệu quả.Các NHTM thành phần quan trọng của nền kinh tế luôn hướng đến sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất, có được trình độ quản lý hiện đại nhất.Công nghệ của NHTM gồm các phần mềm và trang thiết bị thông tin được ngân hàng sử dụng, như máy tính, máy in, photo, fax, ATM, phần mềm quản lý IPCAS đã hỗ trợ NHTM thực hiện các thủ tục, nghiệp vụ nhanh gọn, thời gian giao dịch được rút ngắn, thông tin khách hàng được bảo mật tốt hơn. Trình độ quản lý là trình độ điều hành, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của NHTM.Các nhà lãnh đạo, điều hành ngân hàng có trình độ quản lý tốt sẽ dẫn dắt ngân hàng phát triển đúng hướng, hoạt động hiệu quả, đạt được lợi nhuận bền vững.
Việc mở rộng cho vay KHCN sẽ có được sự trợ giúp đắc lực của công nghệ và trình độ quản lý của NHTM. Khi ngân hàng nắm giữ công nghệ tiên
tiến, trình độ quản lý hiện đại sẽ là yếu tố tích cực cho mở rộng cho vay KHCN do góp phần rút ngắn thời gian thực hiện cho vay KHCN,có chiến luợc phát triển hợp lý, gây dựng đuợc uy tín và niềm tin với khách hàng,... ngày càng thu hút đuợc nhiều KHCN có năng lực tài chính tốt làm tăng doanh số cho vay dẫn đến tăng lợi nhuận của ngân hàng. Cùng với các chiến luợc phát triển ngân hàng cần không ngừng đánh giá lại công nghệ và trình độ quản lý của mình, so sánh với các đối thủ tranh cũng nhu công nghệ ngân hàng trên thế giới để không ngừng có sự cải thiện phù hợp. Việc cải thiện công nghệ, nâng cao trình độ quản lý góp phần quan trọng việc vuợt qua các đối thủ cạnh tranh để dành thị phần, đem lại thu nhập từ lãi cho NHTM.
e) Trình độ đội ngũ nhân viên
Cho vay KHCN là một hoạt động tuơng đối phức tạp của NHTM phải thực hiện nhiều công đoạn khác nhau đòi hỏi nhiều kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ.Ngoài sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến, yếu tố con nguời đóng vai trò trọng yếu, là nguời trực tiếp thực hiện các công việc của ngân hàng nên quyết định kết quả của hoạt động cho vay. Khi NHTM có một đội ngũ nhân viên ở tất cả các bộ phận có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đạo đức nghề nghiệp tốt, thân thiện và phục vụ nhiệt tình với khách hàng sẽ thu hút và tìm kiếm đuợc nhiều KHCN góp phần vào mở rộng cho vay KHCN. Con nguời cũng chính là nguời thiết kế phát triển các sản phẩm dịch vụ, với các chiến luợc kinh doanh phù hợp đáp ứng các nhu cầu vay vốn đa dạng của khách hàng, tiến hành các thủ tục cho vay nhanh gọn, an toàn, đảm bảo việc thu hồi cả gốc và lãi tốt.
NHTM luôn huớng đến có đội ngũ nhân viên trình độ cao, luôn chú trọng công tác tuyển dụng nguời có thực lực và công tác đào tạo nhân viên thực hiện một cách có bài bản, thuờng xuyên bổ sung và nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng nhu kiểm tra trình độ của nhân viên. Bên cạnh đó là những chế độ đãi ngộ tốt về các quyền lợi, luơng và thuởng để khuyến khích nhân viên làm việc
hăng say, hiệu quả, hình thành ý định gắn bó lâu dài với NHTM của mình.
f) Sản phẩm cho vay KHCN
Muốn mở rộng cho vay KHCN thì truớc hết ngân hàng cần có đủ công cụ trong tay. Sản phẩm cho vay KHCN chính là công cụ để ngân hàng tiếp cận với khách hàng. Nhu cầu của KHCN rất đa dạng, một KHCN có thể có nhiều nhu cầu khác nhau. Truớc hết, các ngân hàng cần nghiên cứu thị truờng để có chính sách và chiến luợc phát triển sản phẩm phù hợp dành cho KHCN. Từ đó xây dựng các sản phẩm tiện ích gắn với nhu cầu thiết thực của khách hàng. Ngoài ra, tích cực tu vấn khách hàng sử dụng sản phẩm mới có thể khơi gợi những nhu cầu mới của khách hàng mà truớc đó khách hàng chua nghĩ tới.
1.2.3.2. Những nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh
a) Hành lang pháp lý
Hành lang pháp lý trong đó các ngân hàng hoạt động là các nghị định của Chính phủ, các quyết định và thông tu của NHNN huớng dẫn thực hiện, các Tổ chức tín dụng. Những quy định liên quan đến tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn cấp tín dụng, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đuợc sử dụng để cho vay trung và dài hạn, dự phòng rủi ro, tỷ lệ du nợ cho vay so với tổng tiền gửi là những quy định có ảnh huởng rõ nét nhất đến hoạt động phát triển cho vay KHCN của ngân hàng. Trong những năm qua, những tỷ lệ này thuờng xuyên thay đổi, có xu huớng ngày càng thắt chặt hơn, do đó các ngân hàng cũng sẽ khó khăn hơn trong việc mở rộng cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng.
Ngoài ra, chính sách tín dụng của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào chính sách tín dụng của Chính phủ. Tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế của đất nuớc trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ ban hành các nghị định về các chính sách tín dụng cụ thể để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chính sách này sẽ định huớng các ngân hàng phát triển tín dụng vào những lĩnh vực nào và những lĩnh vực nào
cần hạn chế hoặc tạm thời dừng cấp tín dụng. Điều này tác động đến hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng của các ngân hàng. Khi chính sách tín dụng của Chính phủ là khuyến khích, các NHTM thuận lợi để cho vay ra và dự nợ tăng truởng. Nguợc lại, khi chính sách tín dụng là hạn chế, việc mở rộng hoạt động cho vay của các NHTM cũng sẽ phải điều chỉnh để phù hợp với chính sách chung của nhà nuớc.
b) Sự phát triển của nền kinh tế
Sự phát triển của nền kinh tế có ảnh huởng rất lớn đến hoạt động cho vay của các NHTM. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, nhiều cá nhân, hộ gia đình kinh doanh tốt thì xã hội có nhiều nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vốn tăng. Mặt khác, nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu nguời cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp, nguời dân lạc quan hơn vào tuơng lai và họ có xu huớng tiêu dùng nhiều hơn, quan tâm đến chất luợng cuộc sống hơn và tích cực vay muợn nhiều hơn. Nguợc lại, trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế giảm, do đó vốn bị ứ đọng, hoạt động cho vay của các NHTM không những không mở rộng mà còn bị thu hẹp.
c) Cạnh tranh giữa các ngân hàng
KHCN là thị truờng đầy tiềm năng, tất cả các NHTM đều huớng đến phát triển mở rộng thị truờng này.Cho vay KHCN là nghiệp vụ quan trọng trong chiến luợc phát triển cho vay của NHTM đặc biệt là ở lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. Do đó, sự cạnh tranh giữa các NHTM trong hoạt động này rất gay gắt và ngày càng quyết liệt hơn. Các NHTM cạnh tranh nhau về công nghệ, sản phẩm dịch vụ mới, các uu đãi hấp dẫn, mở rộng điều kiện và đối tuợng vay vốn, lãi suất hấp dẫn,... Sự cạnh tranh đó giúp NHTM không ngừng hoàn thiện mình, tăng cuờng các công tác quảng bá, tiếp thị, tìm kiếm phát triển thị truờng mới, khai thác đuợc nhiều đối tuợng KHCN với các nhu
cầu vay vốn đa dạng. Nhưng các đối thủ cạnh tranh là các NHTM rất nhiều và tiềm lực không nhỏ nên gây khó khăn cho NHTM trong việc mở rộng cho vay KHCN. Hoạt động cho vay KHCN của NHTM không chỉ phải cạnh tranh với các NHTM khác trong hệ thống mà còn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh khác là các công ty tài chính, các hiệp hội cho vay, các liên hiệp tín dụng và cả những đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ như: siêu thị, đơn vị kinh doanh đồ dân dụng, máy tính, đồ điện lạnh, các công ty kinh doanh bất động sản,... đã thực hiện các chương trình hỗ trợ tài chính đối với người tiêu dùng.
1.2.3.3. Những nhân tố thuộc về khách hàng
a) Khả năng tiếp cận vốn vay của KHCN
Có rất nhiều KHCN không đủ khả năng tiếp cận vốn vay của ngân hàng do không đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn mà ngân hàng đưa ra, các trường hợp điển hình nhu không đủ vốn tự có tham gia theo quy định của ngân hàng, tài sản đảm bảo không đủ điều kiện hoặc không có tài sản bảo đảm, không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng (đối với vay tiêu dùng). Những vấn đề này ngân hàng thường hay gặp phải khi thẩm định cho vay KHCN và trở ngại rất lớn đến nhu cầu phát triển cho vay KHCN của ngân hàng.
b) Sự hiểu biết về vấn đề vay vốn của KHCN
Trong khi nhiều khách hàng sẵn sàng vay vốn ngân hàng nhưng không có đủ khả năng thì cũng có rất nhiều khách hàng có đủ khả năng nhưng ngại vay do bị chi phối bởi sự hiểu biết về vấn đề vay vốn ngân hàng. Một số do lo sợ bị ngân hàng làm lộ thông tin về thu nhập, tài sản hay mập mờ về lãi suất vay vốn. Một số do tâm lý là chỉ những người có thu nhập cao mới có thể vay được vốn ngân hàng. Một số do ngại thủ tục vay vốn rất rườm rà, phiền phức,...Đây là những lý do rất phổ biến khiến cho nguồn vốn cho vay của ngân hàng không đến được với nhiều KHCN.