Thứ nhất, nhằm giúp duy trì sự ổn định tài chính của các ngân hàng, NHNN cần áp đặt những hạn chế pháp lý đối với các định chế tài chính như: giới hạn dư nợ tín dụng, quy định tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn trong vay dài hạn. có cơ chế xử phạt về sự không tuân thủ báo cáo nợ quá hạn, cho vay hơn 15% vốn tự có...
Thứ hai, về vấn đề thông tin tín dụng: Bên cạnh những kết quả đạt được hệ thống thông tin tín dụng hiện nay chưa thực sự đáp ứng thoả đáng nhu cầu thông tin của các ngân hàng. Đề nghị NHNN cần có những quy định bắt buộc đối với tất cả các tổ chức tín dụng trong việc khai báo đầy đủ thông tin tín
dụng bao gồm thông tin của người đi vay, báo cáo tài chính của khách hàng, số tiền vay, tình hình vay trả, tài sản đảm bảo...và hệ thống thông tin tín dụng hoặc áp dụng mã số tín dụng đối với các khách hàng cá nhân....để hỗ trợ các ngân hàng trong việc quản lý rủi ro tín dụng.
Thứ ba, tăng cường công tác thanh kiểm tra tại chỗ các tổ chức tín dụng nhằm giám sát, ngăn ngừa và cảnh báo kịp thời các rủi ro tín dụng. Để thực hiện tốt điều này, cần khẩn trương cải cách thanh tra ngân hàng nhà nước theo hướng tập trung hoá, hình thành Tổng cục giám sát ngân hàng có chi cục ở một số khu vực. Đồng thời thay đổi phương thức tiếp cận, quy trình nghiệp vụ thanh tra giám sát.
Thứ tư, nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Trong tâm thông tin tín dụng giúp các ngân hàng đối phó với vần đề thông tin bất cân xứng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng từ các tổ chức tín dụng, các cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tin trong và ngoài nước, các văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.
Chính vì vậy, CIC không những phải mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Để làm được điều này NHNN cần phải thực hiện những biện pháp sau:
+ Phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thương mại, trung tâm thông tin của các cán bộ, các cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Trên cơ sở đó CIC sẽ xắp xếp, phân loại các thông tin để khi cần
có thể cung cấp cho các ngân hàng thương mại một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
+ Sửa đổi bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo hướng bắt buộc các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin CIC. Có các biện pháp xử lý đối với tổ chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin.
+ Cần xây dựng hệ thống dữ liệu về tín dụng bất động sản (tỷ lệ nợ xấu và khả năng thu hồi) đảm bảo độ tin cậy và độ dài để thực hiện thống kê, từ đó đưa ra cảnh báo sớm nhằm giúp cho hệ thống ngân hàng phòng tránh rủi ro.
+ Thông tin trên kết quả tra cứu cần xây dựng được tổng hạn mức tín dụng của khách hàng đang có quan hệ tín dụng để từ đó các tổ chức tín dụng nắm được tổng nhu cầu vốn thực tế cần thiết để đầu tư.(Hiện nay chỉ cung cấp được dư nợ hiện tại đến thời điểm tra cứu mà không cung cấp được tổng hạn mức cấp đối với 1 (một) khách hàng).