5. Tên và kết cấu Luận văn
2.1.2. Một số nét chính về tình hình hoạt động kinh doanh củaNgân hàng
kinh
doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội từ năm 2007 đến năm 2009
Trong chặng đường lịch sử hình thành và phát triển, 3 năm gần đây là thời gian phát triển mạnh mẽ và khẳng định vững chắc thương hiệu “MB Vững Vàng - Tin Cậy” trên thương trường và đặc biệt là đây giai đoạn cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng. Ngân hàng Quân Đội đã đạt được những thành quả rất đáng khích lệ.
Năm 2009, Ngân hàng đã hoàn tất kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 5.300 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tăng 56% so năm 2008; tổng tài sản của NHQĐ tăng 62% so với năm 2008. Mức lợi nhuận trước thuế tăng với tốc độ nhanh hơn (165%) đã nâng chỉ số ROA bình quân lớn 2.68% so với mức 2.44% của năm trước thể hiện sự cải thiện về năng lực quản trị tài sản của NHQĐ. Bên cạnh đó tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của NHQĐ đạt khá cao ở mức 27,1%. Như vậy, với tốc độ tăng trưởng vốn tự có tương đối cao trong khối ngân hàng cổ phần, NHQĐ vẫn đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và quyền lợi cao nhất của cổ đông.
Những thay đổi về vốn cổ đông: lộ trình tăng vốn điều lệ đảm bảo tuân thủ về vốn pháp định ngân hàng thương mại và để đảm bảo nguồn vốn phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh ngân hàng, thực hiện Nghị quyết của Đại hội cổ đông NHQĐ, được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước và Uỷ ban
chứng khoán trong từ năm 2007 đến 2009, NHQĐ đã hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 5.300 tỷ đồng.
Với phương châm “bảo toàn và phát triển vốn của Ngân hàng, đảm bảo quyền lợi cổ đông” trong những năm vừa qua, NHQĐ luôn đảm bảo một chính sách cổ tức ổn định, duy trì ở mức trên 15% năm..
Năm 2009, tất cả các chỉ tiêu kinh doanh của NHQĐ đều tăng cao, vượt kế hoạch đề ra và cao hơn nhiều so với mức tăng chung của ngành. Lợi nhuận trước thuế năm 2009 của toàn hệ thống NHQĐ đạt 1.276 tỷ đồng, tăng 65% so với năm 2008. Tổng tài sản đạt 67.780 tỷ đồng đạt tốc độ tăng trưởng 162% so với năm 2008. Mặc dù tăng trưởng nhanh nhưng NHQĐ luôn đảm bảo tăng trưởng tổng tài sản đi đôi với tăng trưởng vốn tự có, do đó, chỉ tiêu an toàn vốn luôn lớn hơn mức quy định (8%). Tổng dư nợ tăng mạnh trong năm 2009 tập trung vào cho vay ngắn hạn (chiếm 69,7%). Mặc dù năm 2009 việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, NHQĐ vẫn hoàn thành xuất sắc mục tiêu đạt ra. Tính đến 31/12/2009, tổng vốn huy động của NHQĐ đạt 41.287 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với đầu năm. Trong năm 2009, dịch vụ bảo lãnh, các sản phẩm thanh toán quốc tế trọn gói, các sản phẩm phái sinh, dịch vụ thẻ và các tiện ích gia tăng như dịch vụ Mobile Banking, Internet Banking.... đã mang lại cho NHQĐ nguồn thu đáng kể. Thu phí từ dịch vụ của NHQĐ đạt 248 tỷ đồng, tăng 64% so với năm 2008, chiếm 5,1% tổng thu nhập.
Những tiến bộ Ngân hàng Quân đội đã đạt được đến năm 2009
Về cơ cấu tổ chức, chính sách quản lý, năm 2007 - 2009 NHQĐ triển khai mạnh mẽ chương trình tái cấu trúc hoạt động theo hướng chuyên môn hoá, hiệu quả. NHQĐ tiếp tục bổ sung nhân sự cho phòng ban, củng cổ hoạt động của các khối khách hàng doanh nghiệp, cá nhân, Kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ, thành lập Trung tâm thanh toán; chuyển mô hình tổ chức đa sở hữu cho 2 công ty thành viên Công ty TSC, Công ty MB Capital.
tục nâng cấp phiên bản R08 cho T24. Thiết kế và xây dung các tính năng mới của T24 nhằm phục vụ công tác quản trị nội bộ và hệ thống báo cáo.
Hoạt động kiểm soát: Hoạt động kinh doanh tiền tệ vốn mang đặc thù rủi ro. Vì vậy, gắn liền với phát triển, mở rộng hoạt động huy động vốn và sử
dụng vốn là các biện pháp kiểm soát và quản lý rủi ro chặt chẽ trên toàn hệ thống; Hoạt động quản lý tín dụng tại NHQĐ được xây dựng theo ngành dọc, ngày càng hiệu quả trong thẩm định cho vay, kiểm soát chất lượng các
về phát triển mạng lưới, tiếp tục mở rộng mạng lưới, chủ động chiếm lĩnh thị trường cũng là mục tiêu mà NHQĐ không ngừng nỗ lực thực hiện trong năm 2009. Tính đến 31/12/2009 số lượng điểm giao dịch trên toàn hệ thống là 105 điểm trong đó có 37 Chi nhánh, 66 Phòng giao dịch và 02 điểm giao dịch với ~2.500 cán bộ, nhân viên.
Về phát triển sản phẩm dịch vụ:
Đối với Khách hàng Doanh nghiệp đã ban hành nhiều sản phẩm mới, tập trung xây dung sản phẩm huy động vốn và khách hàng mục tiêu như: Tiền gửi thanh toán thưởng lãi suất, Tiền gửi có kỳ hạn rút gốc từng phần, Cho vay theo gói eServices của Viettel, Gói các sản phẩm cho Khách hàng Quân đội, gói sản phẩm cho Công ty Tân Cảng, sản phẩm cho vay tái cấu trúc vốn dành cho doanh nghiệp..
Đối với Khách hàng Cá nhân: triển khai một loạt sản phẩm như: sản phẩm
cho vay mua nhà chung cư, xây dựng và sửa chữa nhà cửa, cho vay XKLĐ... Về phát triển nguồn nhân lực: tính đến 31/12/2009 toàn hệ thống NHQĐ có ~2.500 cán bộ, nhân viên. Trong năm 2009, NHQĐ đã tuyển dụng thêm 633 nhân sự. Chất lượng nhân sự không ngừng được củng cố, tổ chức được 207 khóa đào tạo trong nước và 27 khóa tại nước ngoài với 6.655 lượt người tham gia, kết hợp đào tạo tại Hội sở chính với tự đào tạo tại các Chi nhánh, phòng giao dịch.
Về mở rộng quan hệ với các Định chế tài chính và các Khách hàng lớn: Trong năm 2009, NHQĐ đã tăng cường mở rộng hợp tác với nhiều ĐCTC như Standard chartered Bank, Duetsche Bank, HSBC., và các Tập đoàn lớn như: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Than khoáng sản, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Bưu chính Viễn Thống, Tập đoàn Viễn thông Quân Đội..
trên cơ sở quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ được ban hành; chính sách quản lý trạng thái ngoại hối, quản lý nguồn vốn tập trung tại Hội sở cho phép NHQĐ thực hiện tốt hơn vai trò quản lý rủi ro ngoại hối và rủi ro thanh khoản. Hoạt động của Uỷ ban ALCO đã góp phần quan trọng trong công tác giám sát, quản lý rủi ro thị trường.
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng Quân đội luôn xác định tạo vốn là khâu mở đường, là cơ sở bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển, nên mặt bằng vốn vững chắc ngày càng tăng trưởng cả VND và ngoại tệ. Bởi muốn hoạt động cho vay phải có vốn, muốn có vốn phải huy động là chủ yếu. Như vậy huy động vốn là bước khởi đầu quan trọng nhất để có được các hoạt động tiếp theo trong quá trình thực hiện hoạt động cho vay. Trong những năm qua, Ngân hàng Quân đội rất quan tâm đến công tác huy động vốn với phương châm “đi vay để cho vay” đa dạng hoá nguồn vốn bằng việc đa dạng hoá các hình thức, biện pháp, các kênh huy động vốn từ mọi nguồn trong mọi thành phần kinh tế xã hội.
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
2007 2008 2009
Tiền gửi khụng kỳ hạn 7.467,6 8.986,7 20% 9.013,3 0,3% Tiền gửi cú kỳ hạn 9.640 16.266 69,36% 29.806 83,24
% Tiền gửi ký quỹ 661 1.881,5 184,5% 2.467,6 31,15
% Tổng 17.769 27.134,3 52,7% 41.287 52,15
Dư nợ cho vay 11.616 15.042 29,49% 28.222 87,62% Tỷ lệ nợ xấu 1,92% 1,91% -0,52% 1,69% -11,5%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân Đội năm 2007 đến 2009)
Mặc dù 3 năm qua có nhiều biến động về thanh khoản, cạnh tranh gay gắt trên thị trường nhưng tỡnh hỡnh huy động vốn của ngân hàng Quân Đội vẫn khá tốt là do MB duy trỡ thường xuyên công tác nghiên cứu nắm bắt thị trường nhằm phục vụ cho việc phát triển tiền gửi với những đặc tính nổi trội phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau như tiền gửi tích lũy giá trị, tiền gửi tích lũy thời gian, tiền gửi tớch lũy lói suất. Năm 2007 vốn huy động của ngân hàng đạt 17.768,9 tỷ đồng, sang năm 2008 là 27.134 tỷ đồng tăng 52,7%. Đến năm 2009 thỡ nguồn vốn đạt 41.287 tỷ đồng tăng 52,17 % so với năm 2008. Trong đó vốn huy động tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn đều tăng qua các năm. Để kết quả huy động vốn của ngân hàng tăng ổn định, các cơ quan hội sở và chi nhánh đó đồng lũng quyết tõm thực hiện tốt những nội dung sau:
-Thường xuyên theo dừi chặt chẽ những biến động của thị trường nhằm đưa ra điều chỉnh kịp thời, đặc biệt là những vấn đề về lói suất để cạnh tranh đồng thời thực hiện việc kinh doanh đúng đắn hiệu quả.
-Tăng quy mô hoạt động, tăng tài sản vốn bằng cách huy động vốn từ các tổ chức như Tập đoàn Viễn thông Quân Đội, Tổng công ty Bay dịch vụ Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam _ kết hợp huy động vốn từ các tổ chức và từ các cộng đồng dân cư với các sản phẩm đa dạng và chính sách phù hợp, để chủ động nguồn vốn.
- Giữ vững thanh khoản, mở rộng kinh doanh trên thị trường vốn, tăng cường quan hệ trên thị trường liên Ngân hàng, phối hợp với các công ty chứng khoán để tạo sự linh hoạt trong cung - cầu về huy động vốn.
- Làm tốt cụng tỏc thanh toỏn vốn cỏc cụng ty lớn, cỏc bạn hàng.
- Từng bước chiếm lĩnh thị trường kinh doanh đồng thời luôn chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
- Đảm bảo công tác thu chi tiền mặt và thanh toán luôn nhanh nhạy đảm bảo an toàn, chính xác, đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, vốn tự có của Ngân hàng TMCP Quân đội đã góp phần đáng kể vào nguồn vốn huy động. Tuy vốn tự có chưa nhiều nhưng có tốc độ tăng trưởng hàng năm rất khá. Đến 31/12/2009, vốn chủ sở hữu của Ngân hàng TMCP Quân đội là 6.557 tỷ đồng.
2.1.2.1. Hoạt động tín dụng
Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng thương mại 2 khâu quan trọng nhất là huy động vốn và cho vay. Xuất phát từ tình hình thực tế, với nhiệm vụ và mục tiêu của mình, hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Quân đội đã không ngừng mở rộng, tốc độ tăng trưởng cho vay bình quân 3 năm (2007-2009) là 28%/năm. Đây là mức tăng trưởng cao so với mức bình quân chung của ngành ngân hàng.
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng cho vay tại Ngân hàng Quân đội
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2007-2009) Qua những số liệu trờn bảng 2.3 ta thấy rừ là tổng dư nợ của ngân hàng ngày càng tăng. Sở dĩ có được như vậy là do ngân hàng đó tăng khối lượng tín
dụng làm ăn có hiệu quả, có uy tín trong việc vay trả, ngân hàng áp dụng chế độ
cho vay ưu đói nhằm tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật tạo điều kiện giúp đỡ các cơ sở sản xuất kinh doanh mở rộng quy mô, hiện đại hóa dây chuyền công
nghệ, tăng năng suất lao động. Mặt khác ngân hàng duy trỡ dư nợ đối với
công ty
lớn, các dự án khả thi có lợi ích về kinh tế và về xó hội. Liờn tục qua cỏc năm dư
nợ tăng và tỷ lệ nợ xấu giảm. Năm 2007 tổng dư nợ cho vay là 11.616,3 tỷ đồng.
Năm 2008 do ngân hàng nhà nước thắt chặt tín dụng nhằm hạn chế lạm phát nên
tốc độ dư nợ của Ngân hàng Quân Đội chỉ ở mức 29,49% so với 2007. Tỷ lệ nợ
xấu năm 2008 chiếm 1,91% tổng dư nợ tín dụng thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ
trung bỡnh ngành 3,5% của ngõn hàng.
Năm 2009 thực hiện chính sách kích cầu tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ ngân hàng đó tổ chức triển khai tớch cực tổng dư nợ đạt 28.222,5 tỷ đồng tăng 87,62% so với năm 2008. Cơ cấu dư nợ hợp lý.
Cựng với phỏt triển tớn dụng, ngõn hàng tập trung quản lý chất lượng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ các doanh mục
- Giữ củng cố tăng cường có hiệu quả quan hệ tín dụng, thanh toán tới các khách hàng truyền thống trên cơ sở thẩm định và tư vấn đối với các dự án, phương án kinh doanh khả thi, có phương án thanh toán để tiến tới lựa chọn dự án hiệu quả
- Coi trọng công tác thẩm định và phân loại khách hàng, tiếp cận các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài để nâng khối lượng đầu tư trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn
- Rút ngắn thời gian giải quyết từng giao dịch cụ thể trên cơ sở thẩm định đảm bảo đúng chế độ tín dụng nên đó tạo điều kiện cho việc giải ngân nhanh kịp thời cung cấp vốn cho các đối tượng khách hàng.
Hoạt động cho vay của Ngân hàng Quân đội luôn có bước phát triển và là địa chỉ đáng tin cậy cung cấp vốn tín dụng ngân hàng cho khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp Quân đội. Bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Quân đội, nhiều doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ, tăng năng lực và hiện đại hoá quá trình sản xuất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường như: Nâng cao năng lực khai thác, năng lực sản xuất của các nhà máy Z thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc Phòng (Z195, Z115, Công ty Gaet...), Công ty May 20, Công ty Dệt May Hà Nội... tăng năng lực thi công cho một số đơn vị chủ lực của Công ty Xây dựng Lũng Lô, Tổng Công ty Thành An, Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn, Công ty 319, Công ty 59,. đồng thời tham gia các dự án đầu tư của Công ty 28, Xí nghiệp Liên hiệp Ba Son, Nhà máy in Báo quân đội I (Hà Nội) và II (Thành phố Hồ Chí Minh). và nhiều dự án trọng điểm của Nhà nước như: Xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 18, quốc lộ 1, đê chắn sóng Dung Quất, mạng viễn thông quốc gia, đội vận tải biển, công nghiệp đóng tầu, công trình thuỷ điện Hàm Thuận Đa Mi, Thuỷ điện BuônKuốp, thuỷ điện Đại Ninh, Đồng Nai....
Nhìn chung hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội được duy trì liên tục, vững chắc, chất lượng cho vay ngày càng được nâng cao, Ngân hàng Quân đội cũng luôn được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A và là một trong 5 Ngân hàng TMCP có mức tăng trưởng vững chắc nhất.
2.1.2.2. Các hoạt động khác
Bên cạnh những nghiệp vụ truyền thống trước đây như nhận tiền gửi và cho vay, hiện nay các ngân hàng thương mại đã không ngừng gia tăng các hoạt động dịch vụ Ngân hàng với mức thu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng. Đó là xu hướng phát triển của ngân hàng hiện đại. Nắm được xu thế phát triển chung đó, ngân hàng TMCP Quân đội đã từng bước ứng dụng các thành tựu của khoa học-công nghệ hiện đại cùng với sự phát triển các loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế thị trường linh hoạt và năng động.
Hoạt động kinh doanh vốn và ngoại tệ:
Hoạt động quản lý và kinh doanh ngoại tệ đã đảm bảo việc quản lý thanh khoản, quản lý dự trữ bắt buộc toàn hệ thống một cách chặt chẽ, quản lý vốn tập trung thông qua cơ chế mua bán vốn nội bộ, mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng, quản lý chặt chẽ các tài khoản Nostro.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHQĐ đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tổng giá trị huy động từ interbank đạt 10.600 tỷ đồng, tăng 25,5%. Lợi nhuận từ hoạt động thị trường vốn đạt 169,6 tỷ đồng vượt 152% kế
hoạch. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ trong năm 2009 đạt 4,7 tỷ USD, tăng 1,3 lần so năm 2008. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt trên 500