5. Tên và kết cấu Luận văn
3.2.5 Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
bộ tín dụng
NHQĐ là ngân hàng có tuổi đời khá trẻ so với các NHTM cổ phần khác, đồng thời đội ngũ cán bộ tín dụng cũng tương đối trẻ, có trình độ đại học, có năng lực và trách nhiệm trong công việc. Tuy nhiên, về lâu dài để hoạt động tín dụng tài trợ XNK ngày càng mở rộng, đạt hiệu quả và chất lượng cao, thì cần hơn nữa có sự hợp tác và cam kết đầy đủ của tập thể cán bộ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ nghiệp vụ, nhận thức xã hội và hiểu biết pháp luật tốt. Ngoài những phẩm chất trên, cán bộ tín dụng cần có những kỹ năng sau đây mới có thể theo kịp với những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, có thể cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và nước ngoài tại Việt Nam, cũng như hội nhập và cạnh tranh quốc tế của ngân hàng.
Kỹ năng bán hàng: Đối với cán bộ tín dụng phải có những kỹ năng
nhất định về Marketing đó thu hút khách hàng, nắm vững nghiệp vụ tín dụng đó cho vay được nhiều với chất lượng tốt.
Kỹ năng quan sát, tìm hiểu điều tra: Kỹ năng này đòi hỏi cán bộ tín
dụng biết cách thu thập và khai thác thông tin có ích cho hoạt động của Ngân hàng từ khảo sát thực tế khách hàng và các nguồn khác phục vụ hoạt động nghiệp vụ.
Kỹ năng phân tích: đòi hỏi cán bộ tín dụng có khả năng từ những
thông tin, số liệu đó thu thập được qua phân tích phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của nó để phục vụ công tác cho vay
Kỹ năng tổng hợp: trên tất cả các dữ liệu đã thu thập được cán bộ tín
dụng phải có khả năng tổng hợp được điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng đồng thời nêu được quan điểm của mình trên từng điểm đó. Đây là khả năng hết sức quan trọng với cán bộ tín dụng, không phải ai cũng có khả năng này.
điểm mạnh, yếu của khách hàng, chỉ ra được những rủi ro, mạo hiểm gặp phải khi đặt quan hệ tín dụng dưới hình thức văn bản, có tính thuyết phục cao đó trình lên xin ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo.
Kỹ năng đàm phán với khách hàng: đòi hỏi cán bộ tín dụng phải biết
thương lượng với khách hàng về các vấn đề liên quan tới việc tuân thủ các điều khoản đã quy định trong thể lệ cho vay để khoản vay được tiến hành trong điều kiện tốt nhất.
Kỹ năng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng: Cán bộ tín dụng
cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, các nguồn thu khác mà khách hàng có thể cam kết trả nợ khi nguồn thu chính thức có sự cố. Đồng thời xem xét kèm theo những rủi ro tiềm tàng có thể mà bước đầu cán bộ tín dụng chưa thẩm định được, nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ hợp lý.
Bên cạnh đó, NHQĐ thường xuyên hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn:
+ Thường xuyên có các buổi báo cáo, sinh hoạt chuyên môn để có thể
phổ biến các chế độ, thể lệ... của các ngành liên quan, của ngân hàng. Gắn lý luận chung vào thực tiễn để cán bộ tín dụng có thể vận dụng khi thẩm định, giải quyết cho vay:
+ Tăng cường đào tạo trong nước: NHQĐ khuyến khích cán bộ đi học sau đại học, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, các cuộc hội thảo, học tập nghiên cứu thêm về các kiến thức; pháp luật, ngoại ngữ, phân tích thị trường, các lớp chăm sóc khách hàng..;
+ Phối hợp với các ngân hàng nước ngoài: NHQĐ cử cán bộ chủ chốt tham gia các khoá đào tạo nước ngoài, chủ yếu tập trung vào các nghiệp vụ: thẩm định dự án, dịch vụ ngân hàng, TTQT.