Việt Nam
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (NHNo&PTNT) được thành lập ngày 26/3/1988. Sau gần 25 năm hình thành và phát triển, NHNo&PTNT Việt Nam là NHTM lớn nhất Việt Nam, có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch. Hiện nay, NHNo&PTNT có số lượng khách hàng đông đảo với trên 10 triệu hộ nông dân và 30 nghìn doanh nghiệp. NHNo&PTNT hiện nay là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam về tổng tài sản, quy mô mạng lưới,...
về mạng lưới: NHNo&PTNT Việt Nam có mạng lưới rộng lớn nhất trong các TCTD với số điểm giao dịch lên đến 2.326 điểm giao dịch đồng thời dẫn đầu về mạng lưới số POS, ATM.
về quy mô tổng tài sản, nguồn vốn: Tổng tài sản của NHNo&PTNT tăng đều qua các năm từ 7%-12%. Năm 2012, kinh tế khó khăn do đó tốc độ tăng của NHNo&PTNT giảm xuống còn 2%. Tuy nhiên, tính đến quý 3/2012 quy mô tổng tài sản của NHNo&PTNT gấp 1,17 lần so với ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn thứ 2 trong hệ thống NHTM tại Việt Nam (Vietinbank). Tỷ lệ VCSH/tổng tài sản tăng từ 2,45% năm 2009 lên 7,13% quý 3/2012 đã giúp NHNo&PTNT dần nâng cao được khả năng tự chủ tài chính.
Đơn vị: tỷ đồng
■ Tổng tài sản ■ VCSH
(Nguồn: NHNo&PTNT Việt Nam)
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản, VCSH của NHNo&PTNT Việt Nam
về vốn huy động: Năm 2011, 2012 kinh tế khó khăn do đó tốc độ tăng vốn huy động của NHNo&PTNT giảm từ 9% năm 2010 xuống c òn 5% vào năm 2011 và 3% vào quý 3/2012 tuy nhiên lượng tiền gửi của NHNo&PTNT vẫn tăng mạnh (quý 3/2012 tăng 17% so với năm 2011). Điều này chứng tỏ, khả năng huy động vốn từ tiền gửi của NHNo&PTNT Việt Nam khá tốt.
về cho vay: Năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHNo&PTNT là 17% so với năm 2009 tuy nhiên, kinh tế Việt Nam năm 2011, 2012 càng khó khăn hơn trước vì vậy, NHNo&PTNT giảm tốc độ tăng trưởng cho vay xuống còn 5%. Tốc độ tăng dư nợ cho vay của NHNo&PTNT cao hơn so với tốc độ tăng vốn huy động vì vậy, tỷ lệ cho vay/vốn huy động của NHNo&PTNT tăng từ 79% năm 2009 lên 86% vào năm 2011. Điều này chứng tỏ, NHNo&PTNT ngày càng sử dụng nhiều vốn vào hoạt động cho vay, hoạt động của ngân hàng ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào chất lượng cho vay.
Đơn vị: tỷ đồng
■ Nguồn vốn huy động ■ Dư nợ cho vay
(Nguồn: NHNo&PTNT Việt Nam)
Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam
về lợi nhuận: Năm 2011, LNST tăng hơn 179% so với năm 2010. Hiện tại, NHNo&PTNT chưa công bố BCTC năm 2012 vì vậy chưa có số liệu kiểm toán LNST của NHNo&PTNT, tuy nhiên theo BCTC quý 3/2012 thì LNST đến quý 3/2012, NHNo&PTNT đã đạt 5.080 tỷ đồng tăng 71% so với năm 2011. LNST/thu nhập lãi thuần của NHNo&PTNT có xu hướng giảm, (năm 2009: 17%, năm 2010: 7,7%, năm 2011: 13,6%) điều này chứng tỏ tốc độ tăng chi phí của NHNo&PTNT lớn hơn tốc độ tăng thu nhập, hiệu quả kinh doanh có bị giảm so với thời kỳ trước.
2.1.2. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thị xã Từ Sơn
Chi nhánh NHNo&PTNT Thị xã Từ Sơn tiền thân là phòng giao dịch của NHNo&PTNT huyện Tiên Sơn- Hà Bắc. Ngày 01/07/1996 Giám đốc NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Hà Bắc cũ đã có quyết định về việc thành lập Ngân hàng khu vực Từ Sơn, trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh, quản lý cho vay 10 xã, 01 thị trấn thuộc khu vực Từ Sơn.
Đến ngày 1/10/2009, chi nhánh NHNo&PTNT Thị xã Từ Sơn chính thức
là chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Việc nâng cấp
chi nhánh cấp I giúp cho chi nhánh NHNo&PTNT Thị xã Từ Sơn có quyền tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh. Trải qua 3 năm hoạt động kinh doanh là chi nhánh cấp I, chi nhánh NHNo&PTNT Thị xã Từ Sơn gặp không ít những khó khăn do bắt đầu quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động. Nhờ sự cố gắng nỗ
lực của Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên đến nay chi nhánh NHNo&PTNT Thị xã Từ Sơn đã từng bước trưởng thành đi lên và phát triển ngày càng vững mạnh, đạt được những thành tựu đáng kể, khẳng định được vị thế, uy tín và thương hiệu của Ngân hàng Nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường, giữ vững thị phần trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, dân cư và trở
thành một trong những đơn vị xuất sắc nhất trong hệ thống NHNo&PTNT Việt
Nam. Với mạng lưới 1 trụ sở chính trung tâm và 3 phòng giao dịch (PGD Đồng
Kỵ, PGD Châu Khê và PGD Đông Ngàn) được phân bổ trên địa bàn thị xã Từ Sơn. Chi nhánh NHNo&PTNT Thị xã Từ Sơn với chức năng kinh doanh đa năng về tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng không chỉ đáp ứng được đầy
đủ nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn mà
cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Chi nhánh NHNo&PTNT Thị xã Từ Sơn có khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất, tư nhân, cá thể. Từ Sơn là một thị xã đông dân có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua nhìn chung có nhiều thuận lợi xen lẫn những khó khăn thử thách. Hoạt động thu hút vốn của ngân hàng được xem là tiền đề để mở rộng thị trường tín dụng và là hoạt động sống còn của ngân hàng. Một điểm quan trọng giúp ngân hàng tồn tại và phát triển là ngân hàng có đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn tốt, có thái độ phục vụ khách hàng chu đáo, tận tình.
theo mô hình trực tuyến chức năng, đứng đầu là Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, trực tiếp điều hành về mọi hoạt động của ngân hàng. Giám đốc điều hành công việc hàng ngày thông qua các bộ phận giúp việc với 05 phòng ban chức năng và 3 phòng giao dịch. Dưới quyền trực tiếp Giám đốc có 02 Phó giám đốc phụ trách 2 mảng lớn, 01 Phó giám đốc phụ trách tín dụng, dịch vụ Marketting; 01 Phó giám đốc phụ trách Tài chính, kế toán và tổ chức hành chính. Sơ đồ tổ chức của chi nhánh như sau:
(Nguồn: Chi nhánh NHNo&PTNT TX. Từ Sơn)
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT TX. Từ Sơn
Phòng hành chính: Xây dựng và theo dõi chương trình công tác hàng tháng, hàng quý của chi nhánh. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị và quản lý nhân sự.
Phòng dịch vụ Marketing: Thực hiện việc kiểm tra, đăng ký thông tin khách hàng, mở tài khoản, phát hành thẻ ATM,... quảng cáo tuyên truyền về các sản phẩm dịch vụ của NHNo&PTNT tới khách hàng trên địa bàn. Thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tiến hành các hoạt động liên quan đến các
nghiệp vụ xuất nhập khẩu của khách hàng như mở L/C, nhận tiền gửi, cho vay ngoại tệ,... Quản lý, nghiên cứu và phát triển sản phẩm kinh doanh ngoại hối.
Phòng kế hoạch kinh doanh: Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng tại trụ sở chính bao gồm từ tiếp thị khách hàng, thẩm định cho vay và quản lý xử lý rủi ro, quản lý và sử dụng vốn, quản lý và điều hành thanh khoản các khoản tín dụng; xây dựng và quản lý kế hoạch kinh doanh, phát triển sản phẩm.
Phòng kế toán ngân quỹ: Thực hiện mọi công việc thuộc lĩnh vực hạch toán kế toán như quản lý chứng từ hoá đơn thanh toán, lập các báo cáo tài chính ngày, tháng, quý, năm. Lập kế hoạch tài chính, thực hiện giải ngân, thu lãi vay, hạch toán chi phí, thuế, xác định kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng,... Cung cấp thông tin kế toán cho các phòng ban chức năng và Ban giám đốc.
Phòng kiểm soát: Thực hiện công tác kiểm soát nội bộ, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong việc chấp hành các quy định của ngân hàng, theo quy chế của ngành và theo luật định. Kịp thời phát hiện và ngăn ngừa những hiện tượng vi phạm quy chế hoạt động đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng, và dịch vụ ngân hàng.
Các phòng giao dịch: Gồm có phòng giao dịch Đồng Kỵ, phòng giao dịch Đông Ngàn và phòng giao dịch Châu Khê hoạt động trải khắp địa bàn Thị xã Từ Sơn và trực tiếp thực hiện các nghiệp huy động vốn, cho vay cùng các nghiệp vụ khác. Cơ chế quản lý, phân quyền phán quyết, khoán tiền lương đến từng đơn vị và người lao động,... đã có nhiều tác động tích cực đem lại hiệu quả kinh doanh cao, quy mô hoạt động và đối tượng khách hàng của từng phòng giao dịch ngày càng được mở rộng, các hoạt động thực sự năng động và có tính cạnh tranh cao.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo, bố trí vào vị trí hợp lý phù hợp với trình độ chuyên môn và với công việc đảm nhiệm. Cơ sở vật
chất, trang thiết bị kỹ thuật khá hiện đại và đầy đủ từng bước hiện đại hoá công nghệ thông tin, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng. Mạng lưới của chi nhánh được phủ đều trên địa bàn hoạt động đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và các tổ chức kinh tế - xã hội trong việc tiếp cận với ngân hàng. NHNo& PTNT có đủ khả năng và năng lực hoạt động kinh doanh hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình góp phần thực hiện chính sách tam nông: nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
2.1.3. Ket quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thị xã Từ Sơn
2.1.3.1. Huy động vốn
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, vấn đề huy động vốn của các NHTM trở lên khó khăn hơn. Chi nhánh NHNo& PTNT TX. Từ Sơn đã chủ động phát triển mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá sản phẩm huy động, đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, tăng cường quảng cáo thương hiệu,... từ đó khả năng huy động vốn của chi nhánh đã tăng mạnh. Năm 2010, tăng 35% so với năm 2009, năm 2011 tăng 16% so với 2010 và năm 2012 tăng 32% so với 2011. Năm 2011, thị trường khan hiếm vốn dẫn đến nhiều NHTM nhỏ đã sẵn sàng huy động vốn với chi phí vượt mức lãi suất trần theo quy định của NHNN quy định. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn nghiêm túc thực hiện quy định về lãi suất huy động này do đó, nhiều khách hàng của chi nhánh có xu hướng rút tiền gửi để sang gửi tiền tại các TCTD khác. Bước sang năm 2012, NHNN gỡ bỏ trần lãi suất, mức lãi suất huy động của các NHTM nhỏ không chênh lệch lớn so với mức lãi suất của chi nhánh. Bên cạnh đó, một số NHTM nhỏ phải tiến hành cơ cấu nên nhiều khách hàng có xu hướng thích gửi tại TCTD lớn an toàn hơn là hưởng mức lãi suất cao tại TCTD nhỏ. Chính vì vậy, dù thị trường khan hiếm vốn nhưng năm 2012 chi nhánh vẫn tăng được 32% nguồn vốn huy động.
NFnm
■ Cho vay KHCN, hộ gia đình ■ Dư nợ 863.441 Năm 2012 NTnm 1 1.190.769 832.394 Năm 2011 NTnm ∩ 1.169.141 720.398 Năm 2010 Năm 2009 403.911 1.116.162 467.477
Với đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là KHCN, đặc biệt là khách hàng kinh doanh làng nghề vì vậy vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là VNĐ (chiếm 97,3%). Đến 31/12/2012 nguồn vốn chi nhánh huy động được từ dân cư chiếm 86,7%.
Đơn vị: triệu đồng 1,000,000 800,000 600,000 400,000 200,000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
■ Nguồn vốn huy động ■ Huy động từ dân cư
(Nguồn: Chi nhánh NHNo&PTNT TX. Từ Sơn)
Biểu đồ 2.3: Nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo&PTNT TX. Từ Sơn
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
a. về tốc độ tăng trưởng cho vay
Năm 2010, định hướng chung của NHNo&PTNT là tăng trưởng tín dụng và chi nhánh NHNo&PTNT TX. Từ Sơn cũng không nằm ngoài quy luật này vì vậy, năm 2010 chi nhánh đã tăng trưởng cho vay 139% so với năm 2009. Năm 2010, kinh tế bắt đầu gặp khó khăn với tốc độ tăng trưởng cho vay lớn vào thời gian này chưa phải là định hướng phát triển đúng đắn. Nhận thấy vấn đề này, ban lãnh đạo chi nhánh đã định hướng lại chính sách tăng trưởng tín dụng an toàn, năm 2011 cho vay tăng 5% so với năm 2010, năm 2012 tỷ lệ này giảm xuống còn 2%.
Năm 2010, chi nhánh tăng trưởng tín dụng mạnh chủ yếu là tăng trưởng cho vay tổ chức (dư nợ cho vay tổ chức tăng từ 64 tỷ đồng năm 2009 lên 396 tỷ đồng năm 2010), KHCN/hộ gia đình chỉ tăng trưởng 79%. Việc tăng tỷ trọng cho vay KHDN từ 15% lên 35% giúp chi nhánh đa dạng hóa được khách hàng vay vốn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng cho vay KHDN quá lớn trong thời kỳ kinh tế khó khăn phần nào đã làm tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh tăng từ 0% năm 2009 lên 0,9% năm 2010. Từ năm 2011 trở đi chi nhánh chú trọng việc tăng trưởng cho vay KHCN/hộ gia đình, năm 2012 dư nợ cho vay KHCN/hộ gia đình tăng 4% lớn hơn dư nợ cho vay toàn chi nhánh tăng 2%. Tỷ lệ cho vay KHCN/hộ gia đình của chi nhánh hiện nay chiếm 70% tổng dư nợ toàn chi nhánh, với tốc độ phát triển của làng nghề tại Từ Sơn thì cơ cấu dư nợ cho vay này của chi nhánh là tương đối hợp lý.
đồng)
Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuân 100,00% 99,11% 96,49% 95,62%
Tỷ lệ nợ quá hạn 0,00% 0,89% 3,51% 4,38%
Tỷ lệ nợ xấu 0,00% 0,44% 0,89% 0,13%
(Nguồn: Chi nhánh NHNo&PTNT TX. Từ Sơn)
Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT TX. Từ Sơn
b. về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu
Năm 2010, dư nợ cho vay của chi nhánh tăng 139% so với năm 2009 trong khi kinh tế đang có xu hướng khó khăn do đó, chất lượng cho vay tại chi nhánh đã bị ảnh hưởng tương đối nhiều. Thật vậy, dù năm 2011, 2012 chi nhánh giảm mạnh tốc độ tăng trưởng cho vay tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu tăng lần lượt từ 0% năm 2009 lên thành 0,89% năm 2011 và 0,13% vào năm 2012. Việt Nam đã bị ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, do đó, nhiều TCTD có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tương đối cao. NHNN đã nới lỏng cho phép các TCTD tỷ lệ quá hạn dưới 9%, tỷ lệ nợ xấu dưới 3% nên tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh vẫn thuộc giới hạn cho phép của NHNN.
Bảng 2.1: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh NHNo&PTNT TX. Từ Sơn
Chi nhánh đã duy trì tỷ lệ cho vay trung dài hạn khoảng 20% - 25%, với tình hình kinh tế như hiện nay chi nhánh chủ trương hạn chế cho vay trung dài hạn, tỷ lệ cho vay TDH/tổng dư nợ giảm từ 25% năm 2011 xuống còn 20% năm
2012. Trong bối cảnh nền kinh tế như thế này, thì chính sách tín dụng của chi nhánh là phù hợp. Hơn nữa, khách hàng cho vay tại làng nghề của chi nhánh chiếm tỷ trọng cao, vòng quay vốn tương đối nhanh. Do đặc thù kinh doanh trên
địa bàn Từ Sơn, chủ yếu cho vay khách hàng tại làng nghề nên dư nợ cho vay KHCN/hộ gia đình chiếm khoảng 80% tổng dư nợ toàn chi nhánh.
d. về hiệu quả sử dụng nguồn vốn
Năm 2010, chi nhánh tăng trưởng tín dụng 139% trong khi nguồn vốn huy động chỉ tăng 17% vì vậy chi nhánh đã phải sử dụng 465 tỷ đồng nguồn vốn
điều chuyển nội bộ. Dư nợ cho vay/nguồn vốn huy động của chi nhánh lớn hơn
1 điều này chứng tỏ chi nhánh sử dụng triệt để nguồn vốn huy động được. Tuy nhiên, với việc sử dụng nhiều vốn điều chuyển nội bộ làm chi nhánh giảm tính chủ động trong hoạt động kinh doanh nên số tiền chi nhánh sử dụng vốn huy động nội bộ năm 2012 giảm xuống còn 195 tỷ đồng(chiếm 16%, năm 2010 tỷ lệ
2.1.3.3. Thu nhập
Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm khoảng 92%-95% tổng thu nhập của toàn chi nhánh, điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của chi nhánh