Kiến nghị với Hiệp hội làng nghề

Một phần của tài liệu 0786 nâng cao chất lượng cho vay làng nghề tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã từ sơn luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 101 - 104)

Việt Nam gia nhập quốc tế ngày càng sâu rộng do đó, hàng hóa Việt Nam chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm về gỗ giá thành hợp lý, mẫu mã đẹp,... vì vậy sản phẩm gỗ Đồng Kỵ ngày càng phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như quảng bá được thương hiệu, làng nghề cần được quy hoạch tập trung thành khu sản xuất và giới thiệu sản phẩm. Việc tập trung này, còn tạo thuận tiện trong việc xử lý chất thải tập trung. Ngoài ra, các hộ gia đình trong làng nghề hiện tại vẫn đang sản xuất tại gia với các thành viên trong gia đình, điều này sẽ làm cho hộ gia đình khó mở rộng quy mô. Vì vậy, các hộ gia đình nên tăng cường liên kết để có thể chuyên môn hóa từng khâu trong quá trình sản xuất, tiêu thụ giúp cho làng nghề ngày càng phát triển hơn.

Các cơ sở sản xuất làng nghề cần tích cực tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng để có thể thay đổi kiểu dáng và chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Làng nghề luôn phải xác định thị trường mục tiêu là gì, chẳng hạn như hướng tới tiêu thụ sản phẩm trong nước hay xuất khẩu. Đây là sự định hướng quan trọng, làm cơ sở cho quá trình sản xuất.

Những người chủ trong các cơ sở của làng nghề cần được nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, năng lực quản lý bằng cách tham gia các khóa đào tạo về lợi ích bảo vệ môi trường, quản trị kinh doanh, kế toán, ứng dụng tin học vào quá trình điều hành sản xuất, ứng dụng thương mại điện tử nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời cần phải nâng cao tay nghề cho các thợ làng nghề, đầu tư máy móc công nghệ hiện đại, quan tâm tới việc bảo vệ môi trường xung quanh làng nghề.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của luận văn đã đi nghiên cứu định hướng phát triển cho vay làng nghề của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và của chi nhánh Thị xã Từ Sơn nói riêng. Kết hợp với các ưu nhược điểm được phân tích chương 2, chương 3 của luận văn đã đề xuất một số giải pháp về quy định, quy trình, mô hình tổ chức, giải pháp về nguồn vốn huy động, giải pháp về tín dụng, giải pháp bổ trợ khác và kiến nghị để nâng cao chất lượng cho vay làng nghề tại chi nhánh NHNo&PTNT Thị xã Từ Sơn.

KẾT LUẬN

Ngân hàng chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong khi tình trạng nợ quá hạn và nợ khó đòi của các ngân hàng tăng cao, hoạt động tín dụng chiếm khoảng 80% tổng thu nhập của ngân hàng do đó nâng cao chất lượng tín dụng là công việc quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay. Tại chi nhánh NHNo&PTNT Thị xã Từ Sơn thì cho vay làng nghề chiếm trên 50% tổng dư nợ toàn chi nhánh trong khi cho vay làng nghề sẽ khó kiểm soát mục đích vốn vay và dòng tiền của khách hàng. Luận văn “Nâng cao chất lượng cho vay làng nghề tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thị xã Từ Sơn " đã phân tích một số vấn đề cơ bản:

- Những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng trong NHTM, về làng nghề và hoạt động cho vay làng nghề;

- Thực trạng chất lượng cho vay làng nghề tại chi nhánh NHNo&PTNT Thị xã Từ Sơn;

- Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay làng nghề tại chi nhánh NHNo&PTNT Thị xã Từ Sơn.

Do hạn chế về mặt thời gian và phạm vi nghiên cứu rộng, luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định, vì vậy em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy/cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Qua đây em xin chân thành cảm ơn Thầy TS. Vũ Đức Chính, người đã tận tình hướng dẫn học viên hoàn thành luận văn này./.

hàng, NXB Thống kê.

2. Học viện ngân hàng (2010), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Nguyễn Minh Kiều (2007), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại,

NXB Thống kê, Hà Nội.

4. Ngân hàng nhà nước (2007), Quyết định 18/2007/QĐ - NHNN, Hà Nội. 5. Ngân hàng nhà nước (2005), Quyết định 457/2005/QĐ - NHNN, Hà Nội. 6. Ngân hàng nhà nước (2005), Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN, Hà Nội. 7. Ngân hàng nhà nước (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Hà Nội.

8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - CN TX. Từ Sơn (2010), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT TX. Từ Sơn năm 2009, Bắc Ninh.

9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - CN TX. Từ Sơn (2011), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT TX. Từ Sơn năm 2010, Bắc Ninh.

10. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - CN TX. Từ Sơn (2012), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT TX. Từ Sơn năm 2011, Bắc Ninh.

11. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - CN TX. Từ Sơn (2013), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT TX. Từ Sơn năm 2012, Bắc Ninh.

12. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - CN TX. Từ Sơn (2010), Báo cáo khảo sát cho vay làng nghề của chi nhánh NHNo&PTNT TX. Từ Sơn năm 2009, Bắc Ninh.

13. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - CN TX. Từ Sơn (2012), Báo cáo khảo sát cho vay làng nghề của chi nhánh NHNo&PTNT TX. Từ Sơn năm 2011, Bắc Ninh.

15. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - CN TX. Từ Sơn (2013), Báo cáo khảo sát cho vay làng nghề của chi nhánh NHNo&PTNT TX. Từ Sơn năm 2012, Bắc Ninh.

16. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2010), Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Việt Nam năm 2009, Hà Nội.

17. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2011), Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Việt Nam năm 2010, Hà Nội.

18. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2012), Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Việt Nam năm 2011, Hà Nội.

19. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2013), Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Việt Nam quý 3/2012, Hà Nội.

Một phần của tài liệu 0786 nâng cao chất lượng cho vay làng nghề tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã từ sơn luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w