3.3.2.1. Kiến nghị với Chính phủ
Một là, hoàn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế xã hội
Nhà nước phải giữ được sự ổn định của nền kinh tế. Đây là điều kiện quan trọng làm tăng sự tin tưởng của mọi bộ phận trong đó có các nhà sản xuất, ngân hàng và người tiêu dùng đối với triển vọng tươi sáng của nền kinh tế. Với nền kinh tế suy thoái như hiện nay thì nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong hoạt động: hoạt động kinh doanh lãi thấp, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao,... Cần tiếp tục thực hiện mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng để kiềm chế lạm phát, đồng thời đảm bảo sự an toàn, hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Phát triển kinh tế bền vững là tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng huy động vốn và cho vay một cách an toàn hơn.
Cần đưa ra những chính sách phù hợp cải thiện môi trường kinh tế xã hội, khoa học công nghệ cũng như bảo vệ người tiêu dùng. Khi kinh tế phát triển, đời sống xã hội được cải thiện, dân trí nâng cao sẽ khiến cho nhiều tầng
lớp dân cư trong xã hội có điều kiện tiếp cận với các sản phẩm ngân hàng hiện đại. Do vậy, Nhà nước cần có những cơ chế đầu tư thỏa đáng vào việc phát triển cơ sở hạ tầng về công nghệ, dịch vụ tự động hiện đại như hệ thống bán hàng tự động,... Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin mang ý nghĩa xã hội, phân bố đồng đều. Cần khuyến khích hoạt động tiêu dùng qua kênh tín dụng của ngân hàng như khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Một trong những chủ trương lớn trong thời gian qua là trả lương người lao động qua tài khoản. Điều này không chỉ làm tăng số lượng khách hàng cho ngân hàng mà còn tạo điều kiện cho ngân hàng quảng bá các sản phẩm tín dụng của mình đến với khách hàng.
Hai là, hoàn thiện môi trường pháp lý
Điều kiện về một môi trường pháp lý thuận lợi là rất quan trọng đối với hoạt động của các NHTM. Trong việc hoàn thiện môi trường pháp lý, cần đặc biệt chú ý tới việc hoàn thiện các văn bản pháp luật về tài sản thế chấp, phát mại TSBĐ, các văn bản này còn nhiều bất cập, nhất là trong việc xác định quyền sở hữu các tài sản dùng làm thế chấp. Chính phủ tạo sự thông thoáng hơn trong việc thanh lý tài sản thế chấp của các doanh nghiệp, cá nhân có nợ xấu cần xử lý.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, nâng cao quyền tự chủ của các TCTD và phù hợp với các cam kết và chuẩn mực quốc tế, xây dựng luật ngân hàng mới tạo cơ sở pháp lý cho mô hình ngân hàng trung ương hiện đại và phát triển hệ thống TCTD trong giai đoạn mới.
Chính Phủ cần có những biện pháp cần thiết để đảm bảo luật pháp phải được thực hiện một cách nhất quán và triệt để. Đối với lĩnh vực ngân hàng yêu cầu tăng cường pháp chế trên lĩnh vực hoạt động ngân hàng đáp ứng yêu
cầu mới của sự phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, ví dụ như đáp ứng các điều kiện theo Basel II trong hoạt động ngân hàng.
Ba là, xây dựng lộ trình áp dụng quy định, chính sách
Đối với các chính sách ảnh hưởng nhiều tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân thì cần phải có lộ trình áp dụng phù hợp. Ví dụ, với chính sách mua bán chuyển quyền chuyển nhượng phải sang tên đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu dù quy định rất lâu nhưng cả xã hội không áp dụng do đó người dân không biết. Khi Chính phủ thắt chặt việc chấp hành, quy định này không phổ biến rộng rãi cho nhân dân chỉ trước khi thực hiện thời gian quá ngắn (một tuần) trong khi các thông tin này cần được báo chí đề cập rộng rãi. Nhiều người dân kinh doanh xe cũ không kịp xử lý gây tồn đọng hàng số lượng lớn trong khi hàng không bán được. Khách hàng không kinh doanh được thì không có tiền để trả nợ ngân hàng làm cho nợ quá hạn của ngân hàng gia tăng, ngân hàng khó có thể xử lý các xe cũ này để thu hồi nợ.
3.3.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước
Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các ngân hàng, tiếp tục nới lỏng những hạn chế về huy động vốn VND đối với NHTM nước ngoài phù hợp với cam kết và tiến trình hội nhập quốc tế.
Tăng cường các biện pháp và thiết chế đảm bảo an toàn tiền gửi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền trong đó tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý và mô hình hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Nâng cao năng lực điều hành thị trường liên ngân hàng, hoàn thiện hệ thống thông tin, tăng khả năng dự đoán nhu cầu vốn của các NHTM một cách tương đối chính xác (sử dụng mô hình toán và các kỹ thuật tính toán hiện đại).
hàng Việt Nam; hoàn thiện môi trường pháp luật theo hướng minh bạch, thông thoáng, ổn định, đảm bảo bình đẳng và an toàn cho các doanh nghiệp tham gia thị trường hoạt động có hiệu quả; phát triển nguồn nhân lực.
Để tăng năng lực tài chính cho các ngân hàng thương mại và tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại mở rộng qui mô hoạt động và nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ thì phải giải quyết 3 vấn đề: tăng vốn tự có; tăng khả năng sinh lời và tháo gỡ những khó khăn để xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, làm sạch bảng cân đối tài sản.
Về lãi suất, cần phải được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với cung và cầu vốn cũng như phù hợp với việc phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Để hạn chế cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất, cần tăng cường vai trò của Hiệp hội ngân hàng cũng như nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc kiểm soát, điều tiết lãi suất thị trường thông qua lãi suất định hướng của mình.