Nhóm giải pháp về hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu 0786 nâng cao chất lượng cho vay làng nghề tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã từ sơn luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 83 - 91)

3.2.3.1. Nâng cao chất lượng hệ thống XHTD nội bộ

Đối với khách hàng vay cầm cố sổ/thẻ tiết kiệm vẫn thuộc đối tượng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khi thông tư 02/TT có hiệu lực vì vậy, chi nhánh cần xây dựng bộ chỉ tiêu riêng đối với cho vay cầm cố sổ/thẻ tiết kiệm. Đây sẽ được coi là bộ chỉ tiêu đặc thù vì vậy chỉ cần chấm một số thông tin cơ bản về tính pháp lý, nguồn trả nợ, chất lượng và giá trị của TSBĐ.

Hiện tại, bộ chỉ tiêu đánh giá KHCN/hộ gia đình ít tiêu chí, chưa đánh giá được hết tình hình của khách hàng do đó, cần thêm một số chỉ tiêu khác để có thể đánh giá tình hình KHCN/hộ gia đình phù hợp với thực tế hơn. Nên thêm nhóm chỉ tiêu đặc điểm của người tham gia trả nợ, chỉ tiêu về tình hình quan hệ với các TCTD và nhóm chỉ tiêu về phương án kinh doanh đầu tư (nhóm này áp dụng cho KHCN vay kinh doanh/hộ nông dân). Trong đó, nếu người tham gia trả nợ là 2 người trở lên thì mức điểm trong xếp hạng khách hàng là mức điểm trung bình của số người tham gia trả nợ.

4

Thời gian làm việc tại tô chức

hiện tại 8

Thiện chí trả nợ của KH theo đánh giá của NH

5

Rủi ro thất nghiệp/ tai nạn lao

động III

Đánh giá phương án đầu tư kinh doanh

^6 Vị trí công tác 1 Tỷ lệ vốn vay/tông vốn đâu tư

7 Hình thức trả lương 2

Chiều hướng biến động giá SP kinh doanh trong 6 tháng qua 1 Hình thức hợp đông tín dụng 1 Đánh giá phương án đâu tư

II

Tình hình quan hệ với

NHNo&PTNT 4 Đánh giá rủi ro gián đoạn

1

Số lân cơ cấu nợ trong 12 tháng

qua 5

Tính ôn định và thanh khoản của thị trường đâu ra

2 Tỷ trọng nợ gốc cơ cấu lại/dư nợ 6

Quan hệ của KH với các tô chức khác

Nguồn trả nợ là thu nhập kinh doanh 95%

Nguồn trả nợ là từ lương và từ kinh doanh 99%

Một phần là nguồn khác 90%

Căn cứ vào tính ôn định của nguôn thu nhập, HTXH với KHCN còn sử dụng hệ số rủi ro đối với nguôn trả nợ để tính điểm cho khách hàng.

cùng cho khách hàng để phân loại nhóm từ AAA đên D. Sau đó kêt hợp với nhóm nợ theo cách tính tại quyêt định 493/2005/QĐ-NHNN từ đó tính ra nhóm nợ cho khách hàng. Với khách hàng làng nghề chủ yêu nguồn trả nợ là từ thu nhập kinh doanh.

3.2.3.2. Nâng cao chất lượng thông tin thu thập

Kêt quả thẩm định phụ thuộc nhiều vào thông tin thu thập được, thông tin thu thập càng đa dạng càng giúp CBTD nhìn nhận toàn diện của khách hàng từ đó có đề xuất quyêt định phù hợp. Chi nhánh cần tăng cường thu thập thông tin do khách hàng cung cấp, người chấm điểm cần tìm thêm thông tin trên mạng, CIC, tổng cục thuê,... Trong đó:

- Tăng cường nguồn thông tin từ phía khách hàng: Cán bộ tín dụng mở rộng nguồn thông tin của mình bằng cách tăng cường tiêp xúc, phỏng vấn trực tiêp với khách hàng và những người xung quanh họ, hợp tác với các cơ quan chức năng để trao đổi thông tin hai chiều.

- Thông tin nội bộ ngân hàng: Thông tin lưu trong kho dữ liệu của ngân hàng về những khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Thông tin cần phải được lưu trữ, cập nhật thường xuyên và công tác lưu trữ phải được thực hiện cẩn thận, chính xác nhằm giảm bớt các chi phí do thu thập thông tin

và tạo điều kiện đánh giá toàn diện hơn về khách hàng.

- Các ngân hàng cần mở rộng trao đổi, chia sẻ thông tin khách hàng với nhau để cùng nhau nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro. Các ngân hàng cần phải xác định rõ rằng hoạt động ngân hàng mang tính rủi ro hệ thống cao, một ngân hàng bị phá sản cũng sẽ kéo theo các ngân hàng khác do đó cần phải có sự tương trợ lẫn nhau để cùng nhau phát triển. Các ngân hàng có thể tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi thông tin với nhau, chia sẻ nguồn thông tin chung,...

- Tăng cường hoạt động của CIC: Nguồn dữ liệu tín dụng chung này cần phải được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và có tính chính xác cao, tạo thói quen cho cán bộ tín dụng sử dụng thường xuyên nguồn thông tin này và giảm dần chi phí sử dụng khác.

- Các nguồn thông tin khác: Các kênh thông tin với các đối tác của doanh nghiệp như chủ nợ, cơ quan quản lý nhà nước, nhà cung cấp, nhà phân phối, các đại lý,... để khai thác các thông tin một cách hiệu quả.

3.2.3.3. Đa dạng hóa danh mục sản phẩm cho vay

Đa dạng hóa sản phẩm cho vay sẽ giúp ngân hàng tăng cường thu hút được khách hàng để tăng trưởng dư nợ và gia tăng lợi nhuận. Các sản phẩm cho vay ngày nay ngày càng đáp ứng được hầu hết các nhu cầu tối thiểu của khách hàng vì vậy, ngân hàng cần thiết kế các sản phẩm mới mang tính chất đặc thù, hướng mục tiêu vào loại khách hàng nhất định. Đối với sản phẩm cho vay làng nghề, chi nhánh cần thiết kế các sản phẩm hướng vào các loại khách hàng khác nhau, loại A, loại B, loại C, trong đó tăng cường cho vay loại A và hạn chế cho vay loại C.

Bên cạnh đó, chi nhánh cần có các chương trình ưu đãi lãi suất đối với khách hàng làng nghề. Căn cứ trên mức thu nhập đã thu được từ khách hàng như từ huy động vốn, từ sản phẩm thẻ tín dụng, từ thẻ ATM, từ dịch vụ khác,

chi nhánh cân đối với mức chi phí chi nhánh phải bỏ ra huy động vốn cho khoản vay để từ đó tính ra mức lãi suất cho một số khách hàng truyền thống, giao dịch nhiều. Đối với cho vay làng nghề thì thái độ phục vụ và lãi suất được coi là hai yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định cho vay. Do đó, chi nhánh cần phải tăng cường các chương trình ưu đãi lãi suất nhằm thu hút khách hàng và giữ chân khách hàng cũ tuy nhiên mức ưu đãi như thế nào thì vẫn cần đảm bảo mức lợi nhuận kỳ vọng của chi nhánh.

3.2.3.4. Nâng cao chất lượng thẩm định trước khi cho vay

Một khoản tín dụng ít RRTD khi nó được thẩm định tốt trước khi cho vay, việc thẩm định tốt khách hàng sẽ giúp ngân hàng có cách nhìn chính xác về khách hàng, xác định đúng nhu cầu vay vốn khách hàng, về luồng tiền vào ra của khách hàng để giám sát khoản vay một cách tốt nhất. Hơn nữa, việc thẩm định chính xác một khoản vay trước quyết định cho vay giúp ngân hàng chủ động trong quyết định để kết hợp hài hòa giữa mở rộng tín dụng và rủi ro ngân hàng gặp phải. Vì trong một số trường hợp đăc biệt, ngân hàng chấp nhận rủi ro để có quan hệ lâu dài với đối tượng khách hàng có tiềm năng phát triển . Chất lượng thẩm định tín dụng phụ thuộc nhiều vào các đánh giá chủ quan của người thẩm định. Hiện nay, theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam một cán bộ tín dụng phải đảm nhận cả 3 nhiệm vụ: tiếp xúc khách hàng, thẩm định khách hàng vay, đề xuất tín dụng. Lợi ích cá nhân có mức chi phí rất mạnh chính vì thế cần phải tách bạch giữa việc thẩm định với quan hệ khách hàng để đảm bảo quá trình thẩm định khách quan.

Khi thẩm định về khách hàng cần đảm bảo xem xét tổng thể, có so sánh thông tin, thẩm định đầy đủ các nội dung: yếu tố pháp lý của khách hàng, tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và TSBĐ. So sánh thông tin với mức bình quân của ngành hay các doanh nghiệp cùng quy mô

trong cùng lĩnh vực hoạt động. Để có thể nâng cao chất lượng thẩm định, chi nhánh phân công cán bộ tín dụng hàng tháng lập báo cáo phân tích ngành đối với các lĩnh vực chi nhánh cho vay lớn để từ đó ban lãnh đạo cũng như cán bộ tín dụng nhận diện rủi ro ngành khi cho khách hàng vay.

Bên cạnh đó, tại làng nghề thì mối quan hệ anh em nhiều do đó chi nhánh cần lập một bảng theo dõi với các khách hàng nhóm liên quan để khi cấp tín dụng chi nhánh có thể kiểm soát rủi ro của một nhóm khách hàng, đồng thời hạn chế việc khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

Việc xác định thời gian vay vốn cho khách hàng làng nghề nên căn cứ vào vòng quay vốn của khách hàng, không nên cho vay ngắn hạn là cho vay 12 tháng làm cho chi nhánh sẽ khó kiểm soát mục đích vay vốn và dòng tiền. Hoặc, đối với khách hàng truyền thống, lịch sử trả nợ và năng lực tài chính tốt, hoạt động kinh doanh thường xuyên thì chi nhánh cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng trong vòng 12 tháng tuy nhiên từng giấy nhận nợ thời gian vay vốn sẽ vẫn theo vòng quay vốn của khách hàng.

Để chất lượng thẩm định tốt chi nhánh cần tăng cường trình độ nghiệp vụ của CBNV đặc biệt là CBNV mới. Chi nhánh cần thường xuyên, tốt nhất định kỳ hàng tháng tổ chức các buổi đào tạo nội bộ để nâng cao trình độ cán bộ nhân viên đặc biệt là đối với các nhân viên tín dụng mới. Chi nhánh chủ động đào tạo ngay tại chỗ để tiết kiệm thời gian, chi phí, sau đó được đào tạo nâng cao tại trung tâm đào tạo của khu vực và của ngân hàng.

3.2.3.5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát, quản lý TSBĐ và nợ vay

Với từng loại TSBĐ sẽ có mức độ rủi ro khác nhau, với các TSBĐ càng rủi ro chi nhánh càng cần tăng cường tần suất kiểm tra và định giá lại TSBĐ. Hiện tại, quy định của chi nhánh quy định chung về tần suất kiểm tra, định giá với các TSBĐ do đó chi nhánh nên quy định:

- Với BĐS: định kỳ 6 tháng/lần kiểm tra, 1 năm/lần định giá lại TSBĐ

- Phương tiện vận tải, máy móc thiết bị: định kỳ 3 tháng/lần kiểm tra, 6 tháng/lần định giá lại TSBĐ.

- Với hàng tồn kho, quyền đòi nợ: kiểm tra và định giá lại định kỳ hàng tháng,... Hiện tại, chi nhánh không nhận thế chấp hàng tồn kho, quyền đòi nợ đối với khách hàng làng nghề.

Theo quy định hiện hành, chi nhánh 12 tháng/lần mới tiến hành kiểm tra tình hình hoạt động SXKD của khách hàng. Chu kỳ kiểm tra này tương đối dài đặc biệt trong giai đoạn thị trường biến động như hiện nay, chi nhánh nên tăng tần suất kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng từ 6 tháng lên 3 tháng.

Mục đích sử dụng vốn vay là một trong các yếu tố quan trọng để ngân hàng quyết định cho khách hàng vay đồng thời NHNN yêu cầu, các TCTD quản lý được mục đích vay vốn của khách hàng. Vì vậy, chi nhánh cần quy định trong mọi trường hợp đều phải kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng chứ không riêng kiểm tra trường hợp giải ngân không có chứng từ hoặc giải ngân tiền mặt. Từ đó, thiết kế mẫu biểu về việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay này nhằm đảm bảo toàn bộ CBTD kiểm tra được các nội dung cần thiết nhằm phát hiện rủi ro khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.

- Thường xuyên theo dõi diễn biến dư nợ của khách hàng (tăng, giảm), trạng thái nợ của hợp đồng tín dụng (trong hạn, nợ quá hạn, nợ liên quan đến vụ án), phân loại nhóm nợ của khách hàng (nhóm 1, nhóm 2,.).

- Đôn đốc khách hàng trả nợ theo lịch đã được thoả thuận, chậm nhất là 7 ngày trước khi đến hạn trả nợ gốc, lãi, Chi nhánh phải gửi thông báo nhắc nhở khách hàng thu xếp nguồn trả nợ đúng hạn.

- Tăng cường kiểm tra việc khách hàng thực hiện các điều kiện theo cam kết trong hợp đồng tín dụng,...

Một phần của tài liệu 0786 nâng cao chất lượng cho vay làng nghề tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã từ sơn luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w