Hoạt động tín dụng là một hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, nhưng cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Chính vì thế vấn đề chất lượng tín dụng là vấn đề quan trọng, sống còn đối với tất cả các Ngân hàng. Tuy vậy để đưa ra một khái niêm đúng về chất lượng tín dụng không phải là dễ, bởi lẽ mỗi khái niệm đưa ra đòi hỏi phải chỉ ra nó xuất phát từ đâu trên quan điểm nào. Như ta đã biết mỗi quan điểm khác nhau sẽ có những quan niệm khác nhau về chất lượng tín dụng.
Theo quan điểm của khách hàng: “Chất lượng tín dụng là sự thoả mãn nhu cầu của họ về khoản tín dụng trên các phương diện, lãi suất, quy mô, thời hạn, phương thức giải ngân, phương thức thu nợ...”;
Theo quan điểm của Ngân hàng: “Chất lượng tín dụng là một thuật ngữ phản ánh mức độ an toàn và khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng Ngân hàng”;
Theo quan điểm của xã hội: “Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà các khoản tín dụng của Ngân hàng đem lại”;
Như vậy, chất lượng tín dụng là mức độ thỏa mãn nhu cầu và hiệu quả của nền kinh tế, người đi vay và người cho vay trong quan hệ tín dụng. Để có được chất lượng tín dụng tốt thì hoạt động tín dụng phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải thiết lập trên cơ sở tin cậy và uy tín trong hoạt động. Nói cách khác, chất lượng tín dụng tỷ lệ thuận với hiệu quả và độ tin cậy trong hoạt động.
iiChat lượng cho vay khách hàng cá nhân là mức độ thỏa mãn nhu cầu và hiệu quả của nền kinh tế, khách hàng cá nhân và Ngân hàng trong quan hệ tín dụng”.