Thứ nhất, có chủ trương chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động NHTM kịp thời
NHNN cần bám sát thực tế và cần có những chủ trương chỉ đạo, hướng dẫn NHTM trong lĩnh vực tín dụng nói chung và hoạt động CVKHCN nói riêng sao cho phù hợp với từng thời kì. Tuy nhiên NHNN cần hạn chế kiểm soát hoạt động của các NHTM bằng các can thiệp mang tính mệnh lệnh, hành chính nhằm đảm bảo tuân theo đúng quy luật thị trường trong hoạt động ngân hàng và đảm bảo cho các ngân hàng có sự chủ động trong kinh doanh.
NHNN phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, vay thanh toán qua ngân hàng. Hình thức thanh toán này giúp cho cơ quan nhà nước, cơ quan thuế quản lý được thu nhập của người dân, tránh tình trạng thất thu thuế.
Đồng thời giúp ngân hàng quản lý được mục đích sử dụng vốn của khách hàng, xác định chính xác nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng và thu được nhiều phí dịch vụ hơn thông qua các dịch vụ thanh toán chuyển khoản khác hệ thống, dịch vụ quản lý tài chính, dịch vụ thu chi hộ, ...
Thứ hai, hoàn thiện các văn bản pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng, nâng cao quản lý điều hành và giám sát hệ thống NHTM
Trên cơ sở rà soát lại các văn bản hiện hành, NHNN cần tiếp tục hoàn thiện các hệ thống pháp lý trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Thực tế cho thấy hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ngân hàng của nuớc ta đuợc ban hành trong thời gian qua còn có nhiều văn bản đuợc ban hành chồng chéo, mâu thuần nhau. Chính vì vậy đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với hệ thống pháp luật ngân hàng, đặc biệt là luật các tổ chức tín dụng phải nhanh chóng có những bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với hệ thống luật kinh tế hiện nay, phù hợp với lộ trình thực hiện các hiệp định quốc tế về hội nhập.
Bên cạnh đó cần đầy mạnh công tác thanh tra các NHTM nhằm giám sát các NHTM thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về hoạt động của NHTM để đảm bảo an toàn cho các NHTM trong cho vay KHCN, hạn chế đến mức tối thiểu rủi ro xảy ra.
Thứ ba, tăng tính công khai, minh bạch về điều hành lãi suất
Trong thời gian vừa qua truớc áp lực huy động vốn đã dẫn đến tình trạng giữa các NHTM diễn ra cuộc chạy đua lãi suất ngầm nhằm lôi kéo khách hàng gửi tiền. Đây là áp lực khiến lãi suất cho vay thỏa thuận tiền đồng ở mức quá cao nên hầu hết cá nhân có nhu cầu đều e ngại vay vốn ngân hàng trong thời gian này.
NHNN cần tăng tính công khai, minh bạch về lãi suất cho vay của TCTD và chi phí vay vốn của khách hàng vay.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước
Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nuớc (CIC) có vai trò rất quan trọng trong việc ra quyết định phê duyệt các khoản vay, là một khâu không thể thiếu trong quy trình tín dụng nhằm nâng cao chất luợng hoạt động của ngân hàng nói chung và đặc biệt là trong hoạt động cho vay nói riêng. Từ khi ra đời đến nay, CIC đã giúp các NHTM đánh giá kịp thời về uy tín thanh toán, lịch sử quan hệ tín dụng
của khách hàng vay vốn để từ đó quyết định mức cho vay phù hợp nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ vay, hạn chế rủi ro tín dụng đối với hoạt động ngân hàng.
Tuy nhiên hiện nay, thời gian xử lý của trung tâm thường rất lâu,thông tin được cập nhật không kịp thời. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng chưa quan tâm đúng mức trong việc cung cấp thông tin về khách hàng cho CIC. Do đó trong thời gian tới đòi hỏi NHNN cần đề ra những quy định mạnh mẽ hơn trong việc yêu cầu các NHTM phải chấp hành triệt để việc tham gia cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về khách hàng vay vốn. Hơn nữa cần tăng cường liên kết về thông tin giữa CIC với các cơ quan chức năng như cơ quan thuế, cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo, sở tài nguyên môi trường... Nếu làm được đều đó thì thông tin đầu vào cho CIC sẽ chính xác từ đó làm cho thông tin đầu ra do CIC cung cấp cho ngân hàng cũng sẽ chính xác hơn.
Thư năm, hoàn thiện các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo
Hiện nay các thủ tục pháp lý trong trường hợp ngân hàng phải phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay còn nhiều bất cập, tốn nhiều thời gian gây tâm lý e ngại cho các ngân hàng. Trong trường hợp phát mại tài sản để xử lý nợ xấu các ngân hàng thường tìm các biện pháp khác hơn là nhờ vào tòa án. Do vậy, để hỗ trợ các ngân hàng phát triển hoạt động cho vay, NHNN cần đẩy mạnh việc hoàn thiện các thủ tục hành chính theo hướng gọn nhẹ, đẩy nhanh tiến trình thực hiện. Ban hành các văn bản, quy trình phát mại tài sản để các ngân hàng căn cứ vào đó thực hiện, tránh những thủ tục phiền phức như hiện nay.
Thứ sáu, hỗ trợ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
Tiến trình hội nhập hiện nay mang lại cho các NHTM Việt Nam nhiều cơ hội hợp tác và học hỏi, trao đổi kinh doanh với các nước một cách dễ dàng nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức không nhỏ khi ngày càng có nhiều ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài tham gia. Do đó NHNN cần có chính sách hỗ trợ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi tránh các đột biến bất thường ảnh hưởng đến các hoạt động huy động vốn và tín dụng trong dân cư để các NHTM có điều kiện phát triển và thực hiện chiến lược phát triển hoạt động CVKHCN.