mở của Ngân hàng Trung ương
Là một trong những công cụ của CSTT, NVTTM hoạt động cũng theo quy luật thị trường, tức là có tính chất tự nguyện và theo các nguyên tắc thị trường. Chính vì lý do đó, NVTTM thực sự linh hoạt, sự vận hành của thị trường mở phụ thuộc nhiều vào các yếu tố xuất phát từ bản thân NHTW và từ các yếu tố khác tác động đến nó; tức là muốn nói đến yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan tác động tới nó.
1.2.3.1 Nhân tố chủ quan
Sự vận hành của NVTTM với nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo nhu cầu vốn khả dụng cho nền kinh tế nhằm hỗ trợ mục tiêu của CSTT quốc gia. Đứng trên giác độ NHTW, các nhân tố nội tại thuộc NHTW có ảnh hưởng quan trọng khi vận hành NVTTM đều được xếp vào nhân tố chủ quan, bao gồm: vấn đề dự báo vốn khả dụng của NHTW và Các quy định về NVTTM.
1.2.3.1.1 Vấn đề dự báo vốn khả dụng của Ngân hàng trung ương
Với vai trò tổ chức, xây dựng và điều hành các hoạt động NVTTM, trên cơ sở dự báo các diễn biến tiền tệ, tình hình vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. NHTW quyết định thời điểm, khối lượng chào mua/bán GTCG, thời hạn và phương thức giao dịch NVTTM nhằm điều tiết thị trường tiền tệ theo mục tiêu đã xác định.
các phiên chào bán GTCG nhằm thu hút vốn khả dụng dư thừa của hệ thống ngân hàng, tức là NHTW thực hiện "hút" tiền trong lưu thông về. Trường hợp dự
báo vốn khả dụng thiếu hụt thì NHTW sẽ thực hiện việc chào mua GTCG để cung ứng vốn cho hệ thông ngân hàng, nói cách khác, NHTW thực hiện việc "bơm" tiền vào lưu thông. Vì vậy, việc quyết định giao dịch NVTTM phụ thuộc
rất nhiều vào độ chính xác của việc dự báo vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng. Nếu việc dự báo vốn khả dụng của NHTW phù hợp với thực tế diễn biến thị trường, khả năng tham gia phiên giao dịch NVTTM của các ngân hàng sẽ cao
hơn. Nếu dự báo sai hoặc ngược chiều thì doanh số giao dịch NVTTM sẽ rất thấp hoặc không có đối tác nào tham gia giao dịch NVTTM.
1.2.3.1.2 Quy định về nghiệp vụ thị trường mở
Hầu hết nghiệp vụ thị trường mở ở tất cả các nước đều rất đa dạng về hình thức giao dịch, hàng hoá giao dịch, tần suất giao dịch, đối tác giao dịch, kỳ hạn giao dịch trừ một số quốc gia mới đưa vào vận hành. Các yếu tố này đều có tác động nhất định đến sự vận hành của NVTTM.
Hiện nay, NVTTM thường được NHTW thực hiện dưới các hình thức chủ yếu: NHTW mua hẳn hoặc bán hẳn GTCG, NHTW mua hoặc bán có kỳ hạn các GTCG, NHTW phát hành tín phiếu, cầm cố các chứng chỉ tiền gửi, cho vay không có bảo đảm hoặc hoán đổi ngoại tệ. Việc quyết định sử dụng các hình thức nào phụ thuộc vào thực tế diến biến thị trường, sự phát triển của NHTW và hệ thống ngân hàng tài chính. Bên cạnh đó, hàng hoá của NVTTM thường là các GTCG có thu nhập cố định (lãi suất cố định) và tính thanh khoản cao: chứng khoán của chính phủ.
Vấn đề nổi lên là sự thiếu hụt các GTCG đủ điều kiện giao dịch trên thị trường mở của các ngân hàng, xuất phát từ quy mô thi trường trái phiếu chính phủ còn hạn chế. Ngoài ra, các giao dịch hoán đổi ngoại tệ cũng chỉ được thực hiện tại một số quốc gia.
Một quy định nữa của NHTW cũng tác động đến sự vận hành NVTTM là quy định về đối tác tham gia thị trường. Tại nhiều quốc gia, chỉ có các ngân hàng với được giao dịch trên thị trường mở. Tuy nhiên tại Ân Độ và Ba Lan thì các đối tác chủ yếu lại là các nhà giao dịch sơ cấp. Tại Hàn Quốc thì ngân hàng, công ty tín thác và đầu tư, công ty chứng khoán cũng là các đối tác trên thị trường mở. Chính vì vậy, quy định về đối tác thị trường của NHTW tác động lớn tới sự vận hành của thị trường này.
1.2.3.2 Nhân tố khách quan
Bên cạnh các yếu tố mang tính chủ quan thuộc về NHTW, các yếu tố khách quan bên ngoài gây ảnh hưởng đến NVTTM bao gồm: tính chuyển đổi của đồng tiền quốc gia và sự phát triển của thị trường tiền tệ quốc gia.
1.2.3.2.4 Tính chuyển đổi của đồng tiền quốc gia
Yếu tố tiếp theo có ảnh hưởng mạnh tới hiệu quả sử dụng NVTTM, đó là
sức mạnh của đồng tiền quốc gia đó. Tại các nước phát triển, nơi mà đồng nội tệ
có tính chuyển đổi cao, NVTTM được sử dụng rất hiệu quả. Một phần bắt nguồn
từ việc, khi thực hiện nghiệp vụ bán ra GTCG trên NVTTM, NHNN thu về một
khối lượng tiền tương ứng. Nếu đồng nội tệ nước đó có giá, tức có tính chuyển đổi cao, khối lượng tiền đó sẽ được di chuyển sang các quốc gia khác đầu tư, tìm
kiếm cơ hội sinh lời. Điều này trực tiếp làm giảm chi phí cơ hội của đồng tiền, qua đó giảm chi phí vận hành NVTTM. Ngược lại, các nước có đồng tiền yếu, khối tiền thu về từ NVTTM chỉ nằm trong két sắt của NHNN, không có khả năng sinh lời và phải chịu chi phí trả lãi cho các GTCG.
1.2.3.2.5 Sự phát triển của thị trường tiền tệ quốc gia
NVTTM là công cụ trong điều hành CSTT quốc gia, nó có tính chất tự nguyện theo nguyên tắc thị trường, không mang hình thức bắt buộc. Chính vì vậy, hoạt động NVTTM không chỉ phụ thuộc vào NHTW mà còn bị chi phối bởi môi trường kinh tế vĩ mô, hành vi của công chúng, sự tham gia thị trường
và nhu cầu giao dịch của ngân hàng.
Để tham gia thị trường mở, nhất là khi cần bổ sung nguồn vốn, các ngân hàng phải nắm giữ một khối lượng hàng hoá nhất định cả về khối lượng và chủng loại phù hợp với điều kiện và nhu cầu giao dịch của NHTW, từ đó các ngân hàng mới có thể tham gia giao dịch NVTTM. Khi thực hiện giao dịch NVTTM, NHTW thường yêu cầu sử dụng các GTCG có độ rủi ro rất thấp và tính thanh khoản cao. Chính vì vậy, các GTCG do Bộ Tài chính hay chính NHTW phát hành thường được NHTW ưu tiên chấp thuận. Các GTCG này thường được nắm giữ bởi các ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh, quy mô lớn hoặc nguồn vốn dồi dào. Bên cạnh đó, NHTW cũng chấp thuận các GTCG khác như: GTCG do chính phủ các nước phát triển phát hành, GTCG do chính quyền địa phương phát hành hoặc GTCG do các tổ chức tín dụng, tài chính có độ tin cậy cao phát hành. Chính vì vậy, danh mục GTCG được chấp thuận sử dụng trong giao dịch NVTTM càng đa dạng thì các ngân hàng càng có thêm sự lựa chọn trong cơ cấu đầu tư GTCG nhằm đảm bảo tính thanh khoản và khả năng sinh lợi. Điều này xuất phát từ việc thị trường tiền tệ của nước đó có phát triển hay không.