Nhóm giải pháp bổ trợ

Một phần của tài liệu 0783 nghiệp vụ thị trường mở trong chính sách điều hành tiền tệ của NH nhà nước việt nam (Trang 91 - 96)

3.2.2.1 Hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ

Để hoạt động thị trường mở có hiệu quả trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng cho các giao dịch trong nền kinh tế thì việc hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ là cần thiết bởi thị trường mở là một phần của thị trường tiền tệ. Thị trường tiền tệ là nơi các GTCG được giao dịch với nhiều kỳ hạn khác nhau. Có 3 loại thị trường là: (i) thị trường giao dịch các GTCG ngắn hạn của Chính phủ và NHTW, (ii) thị trường mua bán nợ, (iii) thị trường giao dịch các công cụ nợ ngắn hạn khác như thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng ....

Phát triển thị trường tiền tệ có thể nói là điều kiện quan trọng để xây dựng được một cơ chế truyền tải CSTT nhạy cảm với cơ chế điều hành qua kênh giá cả và nâng cao hiệu quả điều hành các công cụ CSTT của NHTW.

Hiện nay, thị trường tài chính nói chung, thị trường tiền tệ nói riêng của Việt Nam được nhận định chung là kém phát triển thể hiện ở sự kém năng động của các thành viên thị trường, các công cụ giao dịch trên thị trường còn nghèo nàn, tính thanh khoản thấp và khối lượng giao dịch còn hạn chế, thị trường thứ cấp các công cụ giao dịch gần như là chưa có, hoạt động của thị trường sơ cấp còn hạn chế, chưa thể hiện được tính chuyên nghiệp của thị trường

Để phát triển thị trường tiền tệ, NHNN cần thực hiện:

- Tập trung xây dựng hoàn chỉnh các quy chế cho các thị trường tiền tệ theo hướng mở rộng khả năng phát hành các công cụ có khả năng thanh toán và các công cụ mới của các NHTM và nâng cao khả năng kiểm soát và điều tiết thị trường của NHNN

khoản của các GTCG và khả năng thanh toán của NHTM vì thông tin trên thị

trường liên ngân hàng về lãi suất, thời hạn .... rất quan trọng đối với NHNN

trong việc điều hành CSTT, để Ban điều hành NVTTM đưa ra quyết định cũng như đối với các TCTD có thể thu thập và đánh giá về tình hình thị trường để đưa ra các quyết định chính xác hơn khi tham gia đấu thầu trên thị

trường mở. (Triển khai Đề án Sàn giao dịch điện tử liên ngân hàng tập trung).

- Nghiên cứu để hoàn thiện các công cụ hiện có và áp dụng công cụ mới cho thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhất là các công cụ phòng chống rủi ro về tỷ giá.

- Hiện nay, tại Việt nam chưa hình thành được các lãi suất chuẩn trên thị trường. Chính vì vậy, việc mua bán các GTCG chưa hoàn toàn theo giá thị trường. Lãi suất của trái phiếu chính phủ hiện nay còn cạnh tranh với lãi suất huy động của các ngân hàng làm ảnh hưởng đến lãi suất trên thị trường tiền tệ.

Để hình thành được các lãi suất chuẩn thì thị trường tiền tệ và thị trường trái phiếu cần được phát triển. Để phát triển thị trường tiền tệ, trước hết cần:

- Tăng cường việc phát hành GTCG của Chính phủ qua kênh TCTD và giảm thiểu việc phát hành qua kênh bán lẻ trực tiếp cho dân chúng

- Việc phát hành cần thực hiện qua kênh đấu thầu tại NHNN. Đối tượng mua chỉ là các định chế tài chính. Thị trường chứng khoán chỉ là nơi mua bán lại trái phiếu chính phủ, không nên là nơi phát hành lần đầu. Khi đó, hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán sẽ đảm nhận việc huy động vốn từ khu vực dân cư.

3.2.2.2 Xác định cơ chế điều hành lãi suất

Tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất theo hướng chủ động chủ động, dẫn dắt thị trường và bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát.

căn bản, đạt được mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ dân, hô trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp Ạ\Trên cơ sở

đánh giá đúng xu hướng diễn biến của lạm phát, tình hình thanh khoản của hệ

thống TCTD, NHNN đã đưa ra các định hướng về mặt bằng lãi suất thị trường để tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD cũng như doanh nghiệp lên

kế hoạch sản xuất kinh doanh thời gian tới NHNN nên tiếp tục giữ ổn định lãi

suất ở mức thấp đến khi đại dịch Covid-19 bị đẩy lùi

3.2.2.3 Hoàn thiện công tác thanh toán trong hệ thống thanh toán ngân hàng

Mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động thanh toán những tháng đầu năm 2020 vẫn có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước cả số lượng và giá trị giao dịch, thể hiện ở giao dịch thanh toán qua thẻ, qua internet và điện thoại di động.

Để tăng cường khả năng quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của các

TCTD, công tác thanh toán trong hệ thống ngân hàng cần được hoàn thiện và nâng cấp. Các TCTD cũng cần điện tử hóa hệ thống thanh toán của mình, tiến tới thực hiện quản lý nguồn vốn tập trung tại Hội sở chính và chỉ thực hiện giao dịch giữa các TCTD với nhau thông qua hệ thống thanh toán của NHNN.

Bên cạnh đó, NHNN cần phải đẩy mạnh tiến độ và mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. NHNN cần mở rộng phạm vi thanh toán đối với các luồng thanh toán giá trị thấp của TCTD và hạn chế việc thực hiện thanh toán bù trừ tại chi nhánh NHNN ở cá c địa phương.

3.2.2.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát

Công tác thanh tra, kiểm soát cần được tăng cường nhằm hỗ trợ OMOs hoạt động có hiệu quả, tuân thủ chặt chẽ các quy định do NHNN đề ra, từ đó có những định hướng cần thiết trong tương lai. Hoạt động thanh tra và kiểm soát cần được thực hiện ở hai giác độ: Thứ nhất, đảm bảo tính

kỷ luật, nghiêm túc với các quy định đề ra của các chủ thể tham gia thị trường mở; Thứ hai, đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của các TCTD tham gia thị trường mở. Việc thanh tra và kiểm soát hoạt động kinh doanh của các TCTD vốn là một trong những hoạt động mang tính thường nhật của NHNN. Thông qua hoạt động này không chỉ giúp NHNN nắm bắt được việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh của các TCTD, mà còn kịp thời có những biện pháp cần thiết đối với các TCTD vi phạm nghiêm trọng các quy định của NHNN, gây ảnh hưởng đến khả năng điều hành của NHNN trên thị trường mở. Để đảm bảo khả năng thanh tra và kiểm soát tốt hoạt động kinh doanh của các TCTD, NHNN cần thực hiện tốt nội dung sau:

- Hoàn thiện và chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu an toàn đối hoạt động của các TCTD theo chuẩn mực quốc tế (hệ thống chỉ tiêu về sự an toàn của vốn, chỉ tiêu phản ánh chất lượng tài sản có, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, giới hạn về cho vay, v.v...);

- Đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy định cảnh báo sớm đối với các TCTD có nguy cơ mất an toàn cao để các TCTD kịp thời chấn chỉnh và xử lý; Ba là, đảm bảo các chế tài xử lý đối với các TCTD. Trên cơ sở các kết luận từ hoạt động thanh tra và kiểm soát, NHNN áp dụng các chế tài cần thiết đối với TCTD như kiểm soát đặc biệt, phạt vi phạm hành chính, đề nghị điều chỉnh nhân sự, v.v...

3.2.2.5 Hoàn thiện và phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ

Nghiệp vụ thị trường mở tiếp tục đóng vai trò chủ yếu trong điều tiết vốn khả dụng của NHNN, nhằm đạt các mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ, được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với các công cụ khác của CSTT nhằm đạt mục tiêu CSTT. Với tính ưu việt là linh hoạt và mềm dẻo, trong thời gian tới OMOs tiếp tục được sử dụng là công cụ chủ đạo trong điều tiết vốn

khả dụng của các TCTD và phối hợp chặt chẽ với các công cụ CSTT như tái cấp vốn, lãi suất, DTBB, tỷ giá,... Việc điều hành OMOs luôn bám sát diễn biến thị trường; lãi suất OMOs được điều hành theo hướng dẫn dắt và dần trở thành lãi suất định hướng cho thị trường tiền tệ, góp phần hỗ trợ việc điều hành lãi suất và tỷ giá theo mục tiêu, cũng nhưlà công cụ hỗ trợ cho việc điều hành các công cụ CSTT như khi NHNN có sự thay đổi về tỷ lệ DTBB...

3.2.2.6 Nâng cao vai trò điều tiết, hướng dân thị trường của NHNNVN

Trong nền kinh tế thị trường, để kiểm soát và điều tiết tiền tệ, ngân hàng trung ương các nước thường sử dụng hệ thống các công cụ như dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở. Đối với Việt Nam, hệ thống các công cụ kiểm soát và điều tiết tiền tệ đã được hình thànhvà phát triển cùng với quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng. Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, ngân hàng nhà nước đã thực hiện việc kiểm soát,điều tiết tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ trực tiếp như: hạn mức tín dụng, lãi suất, tỷ giá, đồng thời thiết lập và bước đầu sử dụng các công cụ gián tiếp như dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, ngiệp vụ thị trường mở.

Tăng cường phạm vi và hiệu quả điều tiết, kiểm soát thị trường tiền tệ của ngân hàng nhà nước là mục tiêu đặt ra trong quá trình cải cách hệ thống ngân hàng Việtt Nam. Những đổi mới trong quá trình điều tiết, kiểm soát tiền tệ trong nhiều năm qua của ngân hàng nhà nước đã có những đóng góp nhất định đối với quá trình cải cách hệ thống ngân hàng, góp phần quan trọng trong ổn định hệ thống tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo vốn cho quá trình tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện phát triển thị trường tiền tệ. Thực tế, hệ thống các công cụ chính sách tiền tệ đã phát huy tác dụng, ngày càng nâng cao vai trò điều tiết tiền tệ của ngân hàng nhà nước

3.2.2.7 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa NHNN và các Bộ ngành liên quan trong điều hành chính sách tiền tệ.

Hiện nay, NHNN chỉ có một thành viên trong Hội đồng tư vấn CSTT quốc gia. Vì vậy, NHNN không thể chủ động và độc lập trong việc xây dựng và điều hành CSTT. Do đó, cần có một cơ chế phối hợp hành động giữa các Bộ ngành và NHNN trong điều hành CSTT nhằm hạn chế những tác động ngược chiều của các chính sách kinh tế vĩ mô, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành CSTT. Để thực hiện điều đó, NHNN cần:

- Đảm bảo sự phối hợp, thống nhất về mục tiêu từng chính sách kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ

- Xây dựng cơ chế phối hợp cung cấp thông tin giữa các Bộ, ngành (Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Bộ Thương mại,...) và NHNN để đảm bảo NHNN có thể dự báo được vốn khả dụng và kiểm soát được toàn bộ lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế, cụ thể:

+ Thiết lập một kênh thông tin kết nối giữa các Bộ ngành với hệ cơ sở dữ liệu trung tâm của NHNN. Riêng NHNN với Bộ Tài chính cần tạo dựng mối quan hệ thường xuyên và mật thiết hơn trong việc trao đổi thông tin, tạo sự phối hợp đồng bộ giữa điều hành CSTT với điều hành chính sách tài khóa;

+ Quy định rõ trách nhiệm của các Bộ ngành trong việc phối kết hợp cung cấp thông tin;

+ Thống nhất với Tổng cục Thống kê về việc tính toán lạm phát cơ bản.

Một phần của tài liệu 0783 nghiệp vụ thị trường mở trong chính sách điều hành tiền tệ của NH nhà nước việt nam (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w