Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu 0783 nghiệp vụ thị trường mở trong chính sách điều hành tiền tệ của NH nhà nước việt nam (Trang 51 - 57)

NVTTM là công cụ điều hành CSTT tương đối mới mẻ tại Việt nam. Học tập kinh nghiệm hoạt động NVTTM của NHTW các nước và vận dụng phù hợp với điều kiện phát triển của thị trường tài chính, kinh tế tại Việt nam là vô cùng quan trọng. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra là:

- về mục tiêu điều hành NVTTM: Hầu hết các nước hiện nay thực hiện mục tiêu điều tiết lãi suất (thường là điều tiết lãi suất cho vay qua đêm) do NHTW dễ kiểm soát lãi suất cho vay qua đêm, các giao dịch và lãi suất trên thị trường này phản ánh cung - cầu vốn khả dụng của thị trường. Lãi suất

cho vay qua đêm được coi là lãi suất chuẩn cho các loại lãi suất dài hạn hơn. Trong khi đó để thực hiện điều tiết khối lượng thông qua tiền dự trữ thì tốc độ tăng của số nhân tiền tệ phải ổn định hoặc có thể dự đoán được, nhưng thực tế điều này không phải luôn xảy ra nhất. Vì vậy, hầu hết các nước đã thực hiện điều hành NVTTM để đạt được mục tiêu điều tiết lãi suất. Việt Nam nên chăng sớm thực hiện cách điều hành này trong tương lai gần để đạt được mục tiêu về điều tiết lãi suất như các nước phát triển.

- về điều hành NVTTM: Việc chỉ đạo điều hành OMOs thường do Ban điều hành OMOs hoặc Hội đồng CSTT thực hiện. Ban điều hành OMOs là người quyết định các vấn đề kỹ thuật của OMOs như khối lượng giấy tờ có giá mua vào, bán ra; phương thức giao dịch,... cũng như định hướng điều hành OMOs nói chung và CSTT nói riêng.

- về hàng hoá của NVTTM: Tuỳ theo tính chất và mức độ mở cửa của thị trường vào từng giai đoạn mà hàng hoá của OMOs sẽ khác nhau. Có một đặc điểm chung trong việc sử dụng công cụ OMOs ở các nước là: Công cụ chủ yếu được sử dụng ở thị trường này bao gồm các chứng khoán có tính thanh khoản cao trên thị trường thứ cấp như tín phiếu, trái phiếu Chính phủ.

Tín phiếu NHTW thường được phát hành ở một số nước đang phát triển, vào từng thời kỳ nhất định khi các ngân hàng đang dư thừa vốn khả dụng. Khi những hoat động này không thúc đẩy các giao dịch trên thị trường thứ cấp thì NHTW sẽ dừng phát hành loại tín phiếu này. Đây cũng là bài học để NHNN Việt Nam áp dụng khi sử dụng đa dạng các hàng hóa trên thị trường mở.

- Thành viên của NVTTM: Có thể thấy là các TCTD, các công ty tài chính và các thành viên phi tài chính khác. Khi các thành viên tham gia thị trường càng đa dạng, khả năng điều tiết tiền tệ của NHTW càng linh hoạt.

thành một công cụ chính trong việc điều hành chính sách tiền tệ thì các công cụ khác cần được điều chỉnh để trở thành công cụ hỗ trợ trong việc thực hiện các mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ như tác động đến mức lãi suất hoặc vốn khả dụng của hệ thống tài chính, trong đó công cụ cần điều chỉnh đáng quan tâm nhất là nghiệp vụ chiết khấu hoặc cho vay tái cấp vốn của NHTW, do nếu OMOs là công cụ để NHTW chủ động điều chỉnh mức dự trữ của hệ thống ngân hàng thì công cụ chiết khấu hoặc tái cấp vốn sẽ do các tổ TCTD có nhu cầu chủ động đưa ra, và do vậy nó trở thành một van an toàn cho các TCTD khi có biến động lớn về vốn, đồng thời cũng cung cấp thông tin về nhu cầu vốn và lãi suất cho NHTW. Cũng như vậy, công cụ DTBB cũng được điều chỉnh theo hướng không chỉ tác động đến hệ số tạo tiền mà còn ảnh hưởng đến phản ứng của hệ thống ngân hàng đối với hoạt động trên OMOs, do nó tác động vào lượng dự trữ cần thiết của các ngân hàng.

- về dự báo vốn khả dụng: Để điều hành OMOs một cách hiệu quả, các NHTW đều quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dự báo vốn khả dụng làm cơ sở đưa ra các phương án giao dịch OMOs. Nhiều NHTW các nước trên thế giới (như Fed, BOJ, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Úc, NHTW Pháp, Hàn Quốc...) đều xác định phạm vi quản lý, dự báo vốn khả dụng chỉ giới hạn đối với số dư tiền gửi của các TCTD tại NHTW. Đây là nhân tố NHTW có thể dự báo và sử dụng các công cụ CSTT để điều tiết một cách hiệu quả nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 •

Nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ gián tiếp, linh hoạt và hiệu quả của

CSTT được NHTW của hầu hết các nước sử dụng để điều tiết lượng tiền cung ứng, ổn định giá trị đồng tiền nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Chương 1 của Luận văn đã tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận

căn bản của nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân

hàng Trung ương. Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng tới điều hành NVVTTM của

NHNN. Bên cạnh đó, qua nghiên cứu kinh nghiệm NVTTM của NHTW một số

quốc gia trên thế giới như Mỹ và Hàn Quốc để rút ra những bài học kinh nghiệm

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ

NƯỚC VIỆT NAM

2.1 Khái quát về điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua

Theo Luật NHNN số 46/2010 mục tiêu cuối cùng điều hành CSTT của NHNN là “Ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát”

Thông qua các công cụ chính sách tiền tệ, NHNN điều tiết khối lượng tiền cung ứng phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô đã đề ra. Trước đây, NHNN sử dụng công cụ điều tiết tiền tệ trực tiếp (hạn mức tín dụng), đến nay đã chuyển dần sang sử dụng các công cụ điều tiết tiền tệ gián tiếp (tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc, thị trường mở). Cùng với các công cụ nói trên, thì tỷ giá và lãi suất cũng trở thành công cụ hỗ trợ có hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN ngày càng nâng lên, đã góp phần ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an sinh xã hội. Tuy nhiên, công tác điều hành chính sách tiền tệ vẫn còn một số vấn đề đặt ra cần nghiên cứu xử lý để nâng cao hiệu quả điều hành CSTT nhất là trong giai đoạn Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng với các nước trong khu vực và thế giới, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới sụt giảm:

- Sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài chính và một số chính sách kinh tế vĩ mô khác chưa chặt chẽ, do đó dẫn đến giảm hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ.

- Thị trường tiền tệ chưa thật sự là kênh dẫn có hiệu quả trong cơ chế truyền tải các tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế.

- Đối với công cụ chính sách tiền tệ: Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ cần chủ động, linh hoạt; theo kịp sự phát triển của thị trường tiền tệ và trong khả năng kiểm soát tiền tệ là một trong các giải pháp để đạt được chính sách tiền tệ hiệu quả.

Duy trì việc tự do hoá công cụ lãi suất. Để NHNN thực sự là người cho vay cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng, cần tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất theo hướng: sử dụng lãi suất tái chiết khấu như lãi suất sàn; lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất tái cấp vốn làm lãi suất trần trên thị trường liên ngân hàng nhằm tác động đến việc huy động vốn và cho vay của các ngân hàng thương mại trên thị trường.

Tiếp tục điều hành công cụ dự trữ bắt buộc một cách chủ động và linh hoạt theo diễn biến của thị trường nhằm kiểm soát tiền tệ; mặt khác tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng sử dụng vốn khả dụng linh hoạt và hiệu quả. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, hàng loạt giải pháp hỗ trợ khách hàng, chương trình tín dụng chính sách tại NHCSXH, cho vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ dịch bệnh đã được NHNN chỉ đạo triển khai kịp thời. Nhờ đó, mặc dù cầu tín dụng suy giảm nghiêm trọng do tác động của dịch COVID-19, nhưng từ tháng 9.2020 tín dụng tăng trở lại, đến ngày 10.12.2020, tín dụng toàn hệ thống tăng 9,02% so với cuối năm 2019.

Đẩy mạnh việc đổi mới điều hành công cụ NVTTM xem thị trường mở là

công cụ được sử dụng rộng rãi nhằm duy trì lãi suất chủ đạo “lãi suất liên ngân hàng định hướng”; mở rộng việc kết nạp thành viên tham gia trên thị trường mở;

đa dạng hoá hàng hoá giao dịch trên thị trường mở nhằm đáp ứng thanh khoản cho các TCTD. Tạo điều kiện và thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ liên

ngân hàng, thị trường đấu thầu TPKB và thị trường mua bán lại GTCG giữa các

Tiếp tục điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt theo quan hệ cung cầu trên thị trường, trong mối quan hệ phối hợp với lãi suất, có sự kiểm soát của Nhà nước nhằm đảm bảo các cân đối vĩ mô: kiểm soát được lạm phát; kích thích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu; khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; không ảnh hưởng lớn đến việc doanh nghiệp vay nợ bằng ngoại tệ; tạo điều kiện quản lý và thu hút nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng; nâng cao quỹ trữ ngoại tệ của Nhà nước. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp áp dụng các công cụ phòng ngừa, bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

Một phần của tài liệu 0783 nghiệp vụ thị trường mở trong chính sách điều hành tiền tệ của NH nhà nước việt nam (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w