Đối với Chính phủ và các Bộ ngành

Một phần của tài liệu 0783 nghiệp vụ thị trường mở trong chính sách điều hành tiền tệ của NH nhà nước việt nam (Trang 97)

NHNN là người chủ trì xây dựng dự án CSTT quốc gia để Chính phủ xem xét, trình Quốc hội phê duyệt và quyết định. NHNN đồng thời cũng là người tổ chức thực hiện khi dự án CSTT đã được phê chuẩn. Việc thực hiện CSTT sẽ kém khả thi và CSTT không đạt hiệu quả cao nếu không có sự phối hợp đồng bộ từ các Bộ, ngành khác. Sự phối hợp này thể hiện ở chỗ cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin cần thiết cho NHNN.

3.3.2.1 Chính phủ:

- Chính phủ tiếp tục cho phép NHNN được chủ động trong việc quyết định lượng tiền cung ứng, đây là cơ sở quan trọng để NHNN thực hiện việc chuyển từ khuôn khổ CSTT chuyển dần sang điều tiết lãi suất. Chính phủ thực hiện việc theo dõi, giám sát đối với việc điều hành CSTT của NHNN thông qua yêu cầu NHNN báo cáo về việc điều hành CSTT của NHNN để nắm tình hình và có ý kiến chỉ đạo cụ thể.

- Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành triển khai thực hiện cơ chế phối hợp thông tin với NHNN để NHNN có đủ căn cứ làm cơ sở xây dựng và điều hành CSTT.

- Đề nghị Chính phủ cho phép NHNN có quyền chủ động hơn trong quyền hạn, cơ chế, chính sách và nghiệp vụ của NHNN thông qua việc tăng cường chức năng NHTW cho NHNN, giảm vai trò quản lý nhà nước đối với những hoạt động không phải là ngân hàng. Toàn bộ chính sách của NHNN nên căn cứ vào điều kiện của kinh tế thị trường để độc lập xây dựng, Quốc hội

là người quyết định những chỉ tiêu cần thiết và Chính phủ phê duyệt các chính sách cơ bản. NHNN cần được chủ động hơn trong việc quyết định lượng tiền cung ứng, Chính phủ chỉ khống chế tỷ lệ lạm phát hàng năm cần phải đạt tới.

- Giảm các khoản vay mượn của Chính phủ từ NHNN; tách hẳn các hoạt động can thiệp của Chính phủ vào các khoản tín dụng chỉ định. Tách các hoạt động phục vụ ngân sách trong hoạt động của NHNN.

3.3.2.2 Bộ Tài chính

- Cung cấp các thông tin về thu chi ngân sách, nguồn bù đắp thiếu hụt ngân sách; kế hoạch vay và trả nợ của Chính phủ; tình hình cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Các thông tin này là cần thiết để NHNN dự báo các diễn biến tiền tệ và vốn khả dụng của các NHTM;

- Thực hiện nghiêm túc các cam kết về khoản tạm ứng từ NHNN; việc xác định số lượng phát hành tín phiếu kho bạc bán lẻ để không ảnh hưởng tới quá trình điều hành CSTT của NHNN;

- Cung cấp thông tin về sự biến động giá cả thị trường để NHNN có cơ sở đưa ra mục tiêu kiểm soát lạm phát;

- Chỉ đạo Kho bạc Nhà nước đa dạng hoá kỳ hạn trái phiếu Kho bạc để hình thành đường cong lãi suất chuẩn, làm cơ sở cho các loại lãi suất trên TTTT.

3.3.2.3 Bộ Kế hoạch và đầu tư

Cung cấp các thông tin chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế. Các thông tin này là cơ sở cho NHNN dự báo nhu cầu về tín dụng, tiền tệ của nền kinh tế.

3.3.2.4 Bộ Thương mại

Cung cấp các thông tin về chính sách thương mại, tình hình xuất nhập khẩu... để phân tích cán cân thanh toán quốc tế, qua đó dự báo sự biến động của tỷ giá, tài sản có ngoại tệ.

3.3.2.5 Tổng cục Thống kê

nước có liên quan đến việc hoạch định và thực thi CSTT, kịp thời thông báo

các chỉ tiêu kinh tế trong từng thời kỳ để NHNN nắm được diễn biến tình hình, kịp thời điều chỉnh khi cần thiết;

- Thống nhất với NHNN trong việc tính toán lạm phát cơ bản.

3.3.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Theo định hướng điều hành trong giai đoạn tới của NHNN, NVTTM tiếp tục là công cụ quan trọng trong điều hành CSTT, để điều tiết cung tiền hợp lý, kiểm soát lạm phát, giữ ổn định tỷ giá... Để công cụ này phát huy hiệu quả tối đa, cần thực hiện đồng bộ và hiệu quả một số nội dung lớn trong quá trình đổi mới CSTT.

Thứ nhất, đa dạng loại hàng hoá giao dịch trên thị trường. Thực tế cho thấy, hàng hóa của thị trường mở hiện còn khá nghèo nàn, chủ yếu là tín phiếu ngân hàng. Các phương tiện giao dịch như các loại trái phiếu thời hạn ngắn, chứng khoán do bản thân các ngân hàng phát hành... vẫn chưa giao dịch trên thị trường này.

Thêm vào đó, khối lượng tín phiếu ngân hàng còn quá nhỏ so với quy mô vốn của ngân hàng. Như vậy, NVTTM chưa thực sự có tác động lớn đến cung cầu vốn trên thị trường. Việc tăng khối lượng hàng hóa giao dịch cũng là hấp lực để thu hút nhiều TCTD tham gia thị trường mở.

Thứ hai, nghiên cứu tăng thêm số phiên giao dịch. Hiện tại, số phiên giao dịch mỗi ngày là 2, với kỳ hạn giao dịch là 14 ngày và 28 ngày. Việc gia tăng tần suất giao dịch của thị trường mở là hết sức cần thiết để tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng thêm mức độ can thiệp của NHNN đến thị trường, đồng nghĩa với việc tăng thời gian tiếp xúc của các TCTD với NHNN. Nhờ đó, sự hỗ trợ của NHNN với tư cách là người cho vay cuối cùng sẽ tốt hơn.

mặc dù việc đặt thầu, xét thầu và thông báo đều đã thực hiện qua mạng nhưng việc theo dõi, lưu ký giấy tờ có giá của NHNN thực hiện hoàn toàn thủ công bằng văn bản.

Điều này làm kéo dài thời gian giao nhận giấy tờ có giá giữa NHNN và các TCTD khi thực hiện các giao dịch thị trường mở. Vì vậy, việc theo dõi lưu ký giấy tờ có giá bằng phần mềm sẽ góp phần khắc phục hạn chế này.

Thứ tư, gia tăng hơn nữa số lượng thành viên tham gia thị trường mở. Thực tế cho thấy, thành viên tham gia thị trường mở thời gian qua đã có sự gia tăng về số lượng và đa dạng về loại hình.

Nếu như trước đây, thị trường mở hầu như chỉ có các NHTM nhà nước tham gia, các khối ngân hàng khác còn đứng ngoài cuộc, thì hiện nay thị trường mở Việt Nam đã có sự góp mặt của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng liên doanh, NHTM cổ phần... Tuy nhiên, còn một bộ phận không ít các NHTM cổ phần nhỏ chưa tham gia thị trường mở, do quy mô vốn bé, trình độ nghiệp vụ chưa đáp ứng việc tham gia đấu thầu tại thị trường tiền tệ thứ cấp này.

Thứ năm, tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường thứ cấp về giấy tờ có giá. Hệ thống công nghệ thông tin cần được không ngừng nâng cấp nhằm hỗ trợ NHNN nắm bắt kịp thời các thông tin thị trường (nhu cầu vốn của nền kinh tế, khả năng thanh khoản của các NHTM...) để đưa ra các quyết định sát thực và chính xác.

Bên cạnh đó, cần chú trọng nâng cao độ an toàn, chuẩn xác trong các hoạt động giao dịch tiền tệ, tăng hiệu quả hoạt động (nhờ rút ngắn thời gian giao dịch), cũng như cải tiến các chương trình phần mềm ứng dụng về lưu ký GTCG tại Sở Giao dịch NHNN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận ở chương 1 và đi sâu vào đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động nghiệp vụ thị trường mở ở chương 2, nội dung của chương 3 của luận văn qua việc tìm hiểu định hướng về hoạt động thị trường mở trong thời gian tới để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam và một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN.

KẾT LUẬN•

Nghiệp vụ thị trường mở là một trong những công cụ CSTT hiệu quả và linh hoạt được hầu hết NHTW các nước sử dụng. Ở Việt Nam, sau hơn 20 năm hoạt động, NVTTM đã khẳng định được vai trò là công cụ chủ yếu trong điều hành CSTT của NHNN. Vì vậy, với việc tiếp tục hoàn thiện công cụ NVTTM có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả điều hành CSTT của NHNN nhằm đạt được mục tiêu ổn định tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Qua quá trình nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về NVTTM và thực tiễn điều hành NVTTM của NHNN, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau: Hệ thống hoá một số nội dung cơ bản về công cụ NVTTM; phân tích, đánh giá hoạt động của NVTTM trong những năm gần đây; đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, khó khăn trong hoạt động NVTTM ; phân tích những nhân tố ảnh hưởng và các nguyên nhân hạn chế để từ đó rút ra những vấn đề nổi bật cần phải nghiên cứu giải quyết trong thời gian tới; đưa ra các nhóm giải pháp góp phần hoàn thiện NVTTM đáp ứng được yêu cầu vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính lâu dài để nâng cao hiệu quả hoạt động NVTTM nói riêng và điều hành CSTT nói chung.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế. Rất mong được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Trong quá trình hoàn thiện luận văn, tác giả xin chân thành cảm ơ n sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo Khoa sau đại học đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình, cẩn thận của TS. Hà Thị Sáu - Học viện Ngân hàng; sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp công tác tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc và sự động viên hỗ trợ từ gia đình./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Tiến sĩ Hoàng Xuân Quế (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương,

Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

2. Luật NHNN (2010)

3. Phạm Thị Minh Huệ (2011) đề tài “Hoàn thiện Nghiệp vụ thị trường mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam"” luận văn Thạc sĩ, trường Học viện Ngân hàng.

4. PGS.TS Lê Thị Mận (2012), NHTW, giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Trung Ương, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội

5. Báo Tạp chí Ngân hàng

6. Báo điện tử Thời báo Ngân hàng

7. Nhóm tác giả GS.TS Nguyễn Văn Tiến; PGS.TS Nguyễn Kim Anh; TS Nguyễn Đức Hưởng (2016), Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng và thị trường tài chính

8. Nhóm tác giả TS Hà Thị Sáu; TS Nguyễn Tường Vân (2018), giáo trình Thị trường tiền tệ

9. Giáo trình môn Tiền tệ ngân hàng (2019) của Học viện Ngân hàng

10. NHNN, Báo cáo thường niên các năm 2015 - 2020

11. NHNN, Báo cáo các đoàn khảo sát về điều hành chính sách tiền tệ ở một số nước trên thế giới như Mỹ, Đức, Nhật, Malaysia, Úc, Singapore.

12. Nguyễn Thị Hồng (2020) đề tài “Quy tắc chính sách tiền tệ và khả năng áp dụng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”

Tiếng Anh

13. Alan S. Blinder (2000), Central banking in theory and practice, the MIT Press, London.

International Banking Operation.

15. Andrea Schaechter (2001), Implementation of Monetary Policy and the Central Bank’s Balance Sheet, IMF Working paper, Washington DC.

16. Andrea Schaechter (2000), Adopting Inflation Targeting: Practical Issues for Emerging Market Countries, Occasional Paper, International Monetary Fund, Washington DC.

17. European Central Bank (2001), The monetary policy of the ECB.

18. Frederic S. Mishkin (1995), The economics of money, banking and financial markets, Fourth edition, HarperCollins College Publishers, New York.

19. Gregory Mankiw (1997), Macroeconomics, third edition, Worth publishers, New York.

20. International Monetary Fund (2000), Liquidity Focasting, MAE Operational Paper, Washington DC.

21. Kerstin Mitlid & Magnus Vesterlund (2001), Steering interest rate in monetary policy - How does it work, Stockholm.

22. Lawrence S. Ritter & William L. Silber (1991), Principles of money, banking, and financial markets, Seventh Edition, BasicBooks.

23. M.A. Akhtar (1997), Understanding Open Market Operations,

Public information Department - Federal Reserve Bank of New York.

24. Peter S. Rose (1998), Commercial bank mangement, Fourth Edition, IRWIN/McGraw-Hill.

25. Sharon Suan, Liquidity Forecasting, Reserve Bank of Australia.

26. Stephen H. Axilrod (1995), Transformation of markets and policy instruments for Open Market Operations , IMF Working paper, Washington DC.

27. Stephen H. Axilrod (1997), Introducing Open Market Operations, Reforms in Markets and Policy Instrument, IMF Working paper, Washington DC.

Một phần của tài liệu 0783 nghiệp vụ thị trường mở trong chính sách điều hành tiền tệ của NH nhà nước việt nam (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w