Cơ cấu tổ chức quản lý DTNH

Một phần của tài liệu 0792 nâng cao chất lượng công tác quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước tại NH nhà nước trung ương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 33)

Tại NHTW Hàn Quốc, Thống đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trong công tác quản lý Dự trữ Ngoại hối Nhà nước, giúp việc cho Thống đốc là các Phó Thống đốc. Ủy ban quản lý rủi ro được thành lập nhằm kiểm soát

các hoạt động liên quan đến quản lý Dự trữ Ngoại hối Nhà nước và báo cáo trực tiếp cho Ban lãnh đạo Ngân hàng trung ương.

NHTW Hàn Quốc phân tách rõ rệt 3 chức năng: giao dịch, phân tích và hạch toán thông qua việc thành lập 3 bộ phận (front office, middle office, back office) và đơn vị quản lý dự trữ ngoại hối tập trung với tên gọi Vụ Quản lý dự trữ, trong đó chú trọng đến bộ phận phân tích kinh tế lượng dựa vào mô hình kinh tế để tính toán cơ cấu và bộ phận xây dựng chiến lược đầu tư để tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý DTNHNN.

1.4.1.3- Chức năng và nhiệm vụ của Vụ quản lý DTNHNN

Vụ Quản lý DTNHNN có chức năng và nhiệm vụ sau: Nghiên cứu và hoạch định chính sách quản lý DTNHNN;Nghiên cứu, xây dựng chiến lược trung, dài hạn; Phát triển các công cụ đầu tư; Thực hiện các nghiệp vụ đầu tư như: Mua/bán giấy tờ có giá; giao dịch giao ngay; đầu tư tiền gửi; ủy thác đầu tư và kinh doanh vàng; Quản lý rủi ro về đối tác giao dịch và các công cụ đầu tư; Thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư; Thực hiện chế độ hạch toán kế toán và báo cáo; Thu thập thông tin, đánh giá tình hình thị trường tài chính;;Đánh giá quá trình thực hiện quản lý DTNHNN

1.4.1.4- Qui trình quản lý DTNHNN

Theo cơ cấu tổ chức quản lý DTNH, Thống đốc NHTW Hàn quốc quyết định cơ cấu DTNH. Sau đó, Vụ quản lý DTNH căn cứ vào cơ cấu DTNH đã được phê duyệt xây dựng chiến lược đầu tư DTNH. Bộ phận thực hiện đầu tư xác định tài sản có chiến thuật trước khi thực hiện đầu tư sao cho phù hợp với chiến lược đầu tư và công tác Quản lý rủi ro và đánh giá quá trình thực hiện là khâu cuối cùng trong quản lý DTNH của NHTW Hàn quốc. Cụ thể như sau:

* Bước 1: Xác định cơ cấu đầu tư DTNH

Được đánh giá là khâu quan trọng, nó ảnh hưởng đến chất lượng quản lý DTNH. Vì vậy, NHTW Hàn quốc đầu tư chủ yếu vào các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, JPY, GBP thông qua các công cụ đầu tư có lãi suất cố định như tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do chính phủ bảo lãnh, trái phiếu công ty do các tổ chức tài chính phát hành,

trái phiếu đa quốc gia. Các công cụ này được đầu tư vào các đối tác có xếp hạng tín nhiệm từ AA trở lên (theo đánh giá xếp hạng của S & P’s).

Khi xác định cơ cấu đồng tiền trong dự trữ, NHTW Hàn quốc căn cứ vào các yếu tố sau: Cơ cấu đồng tiền của vay nợ nước ngoài; Cơ cấu đồng tiền sử dụng trong thanh toán vãng lai; cơ cấu thị trường của các thị trường trái phiếu toàn cầu chủ chốt; cơ cấu theo đồng tiền ít biến động;

Ngoài ra, việc quản lý Dự trữ Ngoại hối Nhà nước còn được thực hiện dựa vào qui định về cơ cấu theo đối tác đầu tư (Chính phủ hay các tổ chức tài chính) hay kỳ hạn đầu tư.

* Bước 2: Xây dựng chiến lược đầu tư

Do lượng Dự trữ Ngoại hối Nhà nước ngày càng tăng nên trong thời gian qua, công tác quản lý DTNHNN của NHTW Hàn quốc cũng có nhiều thay đổi, chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn đầu tư để xây dựng các chiến lược đầu tư và các mô hình quản lý rủi ro, triển khai áp dụng các mô hình kinh tế để tính mức sinh lời theo giá thị trường và tiêu chuẩn hóa việc đánh giá thực hiện việc quản lý Dự trữ Ngoại hối Nhà nước.

Căn cứ vào mục tiêu quản lý DTNHNN để đưa ra chiến lược đầu tư cho phù hợp. Thông thường, NHTW Hàn Quốc có 3 chiến lược đầu tư cơ bản để đáp ứng được yêu cầu của 3 mục tiêu. Để phục vụ cho mục tiêu thanh khoản, một phần dự trữ được đầu tư vào công cụ của thị trường tiền tệ như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tín phiếu kho bạc. Do loại hình đầu tư này thường có khả năng sinh lời thấp nên chỉ để ở mức độ qui mô nhỏ, đủ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản để giảm chi phí cơ hội.

Đối với mục tiêu sinh lời nhưng vẫn đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu thanh khoản, NHTW Hàn Quốc đầu tư Dự trữ Ngoại hối Nhà nước một cách đa dạng theo các loại ngoại tệ mạnh như EUR, GBP, JPY, USD vào các công cụ có lãi suất cố định như trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu công ty phát hành nhưng được Chính phủ bảo lãnh.

Một trong những chiến lược quan trọng trong quản lý DTNH của NHTW Hàn Quốc là sử dụng dịch vụ Ủy thác đầu tư, nghĩa là một phần Dự trữ Ngoại hối Nhà nước được giao cho các nhà quản lý nước ngoài đầu tư

vào các loại tài sản có mức sinh lời cao và đi kèm với nó là có mức rủi ro cao với mục đích thông qua chiến lược này để đào tạo cán bộ của NHTW Hàn quốc về kỹ năng đầu tư và tham gia các chương trình đào tạo của nước ngoài liên quan đến quản lý Dự trữ Ngoại hối Nhà nước.

* Bước 3: Xác định tài sản có chiến lược

Để xác định được tài sản có chiến lược, cần phải xác định thành phần các loại ngoại tệ; xác định mức độ rủi ro có thể chấp nhận; xác định doanh thu dự kiến; thực hiện đầu tư

* Bước 4: Thực hiện đầu tư

NHTW Hàn Quốc thực hiện các nghiệp vụ chính là tiền gửi, mua bán ngoại tệ và các loại giấy tờ có giá thông qua hệ thông giao dịch điện tử toàn cầu 24 giờ của hãng Bloomberg và Reuters. Ngoài ra, các nghiệp vụ khác như cho vay chứng khoán, cho vay vàng và thực hiện một số nghiệp vụ phái sinh cũng được NHTW Hàn Quốc sử dụng trong quản lý Dự trữ.

Ngoài các bộ phận tại trụ sở chính, NHTW Hàn Quốc còn có 2 bàn giao dịch đặt tại nước ngoài là Newyork (giao dịch các tài sản có bằng USD và CAD) và London (quản lý tài sản có bằng EUR).

* Bước 5: Thanh toán các giao dịch

Với mục tiêu đặt ra trong hoạt động thanh toán là tỷ lệ mắc lỗi bằng không. Qui trình thanh toán phải qua nhiều người kiểm soát chứ không phải chỉ có một người. Đối với các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường quốc tế , bộ phận thanh toán sẽ gửi lệnh yêu cầu ngân hàng đại lý ở nước ngoài thực hiện thanh toán, thường lựa chọn các NHTM có uy tín làm đại lý thanh toán để tránh các rủi ro tín dụng và rủi ro trong thanh toán. Đối với các giao dịch mua bán ngoại tệ trong nước bằng đồng bản tệ thực hiện thanh toán thông qua hệ thống thanh toán tổng tức thời (RTGS) trong nước.

Đối với các giao dịch mua bán giấy tờ có giá, NHTW Hàn Quốc sử dụng Ngân hàng Trung ương các nước làm nhà lưu ký cho mỗi loại ngoại tệ, không sử dụng dịch vụ lưu ký toàn cầu.

Hàng ngày, thực hiện đối chiếu sao kê tài khoản và gửi báo cáo đến bộ phận kiểm soát để thực hiện kiểm tra lại đảm bảo số dư luôn khớp đúng.

Hầu hết các bước trong qui trình thanh toán được tự động hóa nên rất ít xảy ra sai sót. Nếu có sai sót, cán bộ phụ trách liên hệ với đối tác hoặc ngân hàng đại lý để giải quyết theo chủ trương giải quyết xong trong ngày.

* Bước 6: Hạch toán kế toán các giao dịch

Với mục tiêu đặt ra cho công tác hạch toán kế toán là duy trì sổ sách chính xác để tránh những sai sót trong quản lý Dự trữ Ngoại hối Nhà nước và cung cấp các thông tin đầy đủ chính xác, kịp thời về tình hinhg thực hiên công tác quản lý Dự trữ Ngoại hối Nhà nước.

Đặc trưng của hệ thống kế toán tại NHTW Hàn Quốc là chi phí tính theo chi phí thực tế, chưa thực hiện tính theo giá thị trường. Sử dụng tài khoản điều chỉnh đánh giá lại vào thời điểm cuối các tháng, không đánh giá lỗ lãi do biến động tỷ giá của các loại ngoại tệ.

Về báo cáo phân tích lợi nhuận: Khi đánh giá lợi nhuận có tính đến sự thay đổi của các yếu tố chính là lãi suất, khối lượng và sự biến động tỷ giá.

* Bước 7: Quản lý rủi ro và đánh giá quá trình thực hiện.

Theo NHTW Hàn quốc, trong quá trình quản lý DTNHNN cần quan tâm và có biện pháp quản lý các loại rủi ro sau:

- Rủi ro thị trường: Đó chính là sự thay đổi các yếu tố trên thị trường, hậu quả của loại rủi ro này là giảm nguồn vốn dự trữ do sự thay đổi của lãi suất và tỷ giá. Do vậy, khi đề cập đến rủi ro thị trường, chính là rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. Chính vì vậy, công tác quản lý rủi ro cũng tập trung vào 2 loại rủi ro này. Rủi ro thị trường được đánh giá hàng ngày và đưa ra các quyết định đúng trong phạm vi giới hạn rủi ro đã xác định.

- Rủi ro tín dụng: là loại rủi ro liên quan đến kết quả hoạt động của các đối tác giao dịch cũng như đối tác gửi tiền, lưu ký chứng khoán. Đối với loại rui ro này phải quản lý bằng cách theo dõi thông tin hàng ngày thông qua các phương tiện khác nhau và đặc biệt là nên cập nhật các thông tin phân tích, đánh giá của công ty Moody’s và Standard &Poor. Thực tế, trong thời gian qua, NHTW Hàn quốc, chỉ đầu tư vào các công cụ của các tổ chức tín dụng có mức xếp hạng từ A trở lên và gửi tiền gửi ngắn hạn vào các đối tác có mức xếp hạng tín dụng là P-1/A-1 trở lên và tiền gửi dài hạn

từ A-(A3) trở lên. Nếu các đối tác đó bị xuống hạng, không đủ tiêu chuẩn theo qui định hiện hành của NHTW Hàn quốc thì NHTW Hàn quốc sẽ thực hiện bán các loại giấy tờ có giá đang nắm giữ trong vòng 1 tháng và tạm ngừng giao dịch với đối tác đó ngay lập tức.

- Rủi ro hoạt động: Đó là loại rủi ro xuất hiện từ chính bản thân ngân hàng trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ như rủi ro hệ thống kỹ thuật (IT), rủi ro nguồn nhân lực và rủi ro đạo đức nghề nghiệp.

- Rủi ro thanh khoản: Quản lý loại hình rủi ro này thông qua phương pháp dự báo và phân tích thống kê. Phải đưa ra được mức tối thiểu và tối đa để đáp ứng được nhu cầu thanh khoản và giảm thiểu chi phí.

Đối với công tác đánh giá quá trình thực hiện: NHTW Hàn quốc đánh giá quá trình thực hiện thông qua các tiêu chí: Doanh thu; Nguồn tạo ra doanh thu; So sánh giữa doanh thu và rủi ro.

1.4.1.5- Hệ thống mạng dịch vụ

NHTW Hàn Quốc sử dụng và khai thác các loại dịch vụ và hệ thống mạng rất ưu việt, có những thông tin rất quan trọng, đầy đủ trong quản lý và đầu tư DTNH. Các hệ thống này bao gồm: PORTIA, SWIFT, BARRA, TTRS, BLOOMBERG, REUTER và hệ thống quản lý rủi ro.

Tóm lại, theo NHTW Hàn Quốc, do lượng dự trữ ngày càng tăng nên công tác quản lý DTNHNN của Hàn Quốc có nhiều thay đổi. Việc quản lý DTNHNN chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn đầu tư để xây dựng các chiến lược đầu tư và các mô hình quản lý rủi ro, triển khai áp dụng các mô hình kinh tế để tính mức sinh lời theo giá thị trường và tiêu chuẩn hóa việc đánh giá thực hiện quản lý DTNHNN. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, vẫn còn một số thách thức với NHTW Hàn Quốc trong công tác quản lý DTNHNN là cần phải đa dạng hơn trong đầu tư DTNHNN để có mức sinh lời cao hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh DTNH vượt mức cần thiết như hiện nay để giảm thiểu chi phí cơ hội. Nguyên tắc thanh khoản trong quản lý DTNH sẽ hạn chế mức thu nhập. Trong bối cảnh DTNH toàn cầu gia tăng như hiện nay thì các công cụ đầu tư truyền thống như trái phiếu chính phủ Mỹ chỉ nên gia tăng với khối lượng hạn chế. Do vậy, phải tính đến các công

Năm HÌnh Thức ĐT 2006 2007 2008 2009 (7 tháng đầu năm) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) GTCG 202 84,5188 231,8 88,4058 180,3 89,612 3 208,6 87,8316 Tiền gửi 36,4 15,2301 30 0,0267 20,1 9,9901 27,9 11,7474 Vàng 0,07 0,0293 0,07 0,0267 0,07 0,0348 0,08 0,0337 Trạng thái tại IMF 0,44 0,1841 0,31 0,1182 0,58 0,2883 0,84 0,03537 SDR 0,05 0,0209 0,07 0,0267 0,09 0,0447 0,09 0,0379 Tổng DTNH 239 262.2 201.2 237.5

cụ đầu tư mới như trái phiếu công ty, chứng khoán của các nước phát triển, qũi bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán của thị trường mới nổi và phải tính đến việc sử dụng các quĩ quản lý của nước ngoài khi đầu tư vào các công cụ không phải là truyền thống này.

Để có thể đáp ứng với những thay đổi và thách thức trong quản lý DTNHNN. Hàn quốc cho rằng cần nâng cao chất lượng trong việc xây dựng chiến lược phân bổ cơ cấu dự trữ dựa trên mô hình kinh tế lượng để đảm bảo thu được lợi nhuận cao nhất trong phạm vi rủi ro cho phép.

Cần sử dụng các phần mềm chuyên nghiệp trong việc phân bổ cơ cấu dự trữ theo công cụ đầu tư mới và phải chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ chuyên sâu bằng nguồn kinh phí tự có hoặc tận dụng được các chương trình hỗ trợ từ các dự án.

BẢNG SỐ LIỆU CƠ CẤU Dự TRỮ NGOẠI HỐI CỦA NHTW HÀN QUỐC từ 2006 - 2009

Nguồn: Tài liệu khóa học quản lý DTNH cho NHNNVN năm 2009

Một phần của tài liệu 0792 nâng cao chất lượng công tác quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước tại NH nhà nước trung ương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w