Với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu 0792 nâng cao chất lượng công tác quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước tại NH nhà nước trung ương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 122 - 124)

3.3.2.1- Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác quản lý DTNH, Bộ Tài chính cho phép NHNN được trích tỷ lệ phần trăm trong tổng số lãi thu được từ đầu tư DTNH để lập quỹ đào tạo. Hàng năm, NHNN chủ động mời các chuyên gia nước ngoài giảng dạy các lớp đào tạo trong nước hay cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo hoặc khảo sát ở nước ngoài đối với các nội dung liên quan đến quản lý DTNHNN.

3.3.2.2- Quan tâm hơn công tác phối hợp với NHNN để hình thành cơ chế mua bán ngoại tệ với NHNN một cách phù hợp, đảm bảo cơ chế quản lý ngoại tệ tập trung tại NHNN, đồng thời đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của Chính phủ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển, DTNHNN có một vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời, với tư cách là tổng hợp các tài sản tài chính, DTNHNN cần được quản lý thông qua danh mục đầu tư, đảm bảo cac tiêu chí theo thông lệ quốc tế.

Việt Nam, sau khi thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế có những bước phát triển mạnh mẽ, hoạt động xuất khẩu tăng nhanh. Đặc biệt, mấy năm gần đây, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp chảy vào nhiều đã hình thành nên một lượng DTNHNN đủ mạnh để có thể đủ sức can thiệp thị trường ngoại hối khi cần thiết. DTNHNN tăng cho thấy nền kinh tế Việt Nam rất khả quan. Môi trường đầu tư được cải thiện rõ rệt, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh, thương mại quốc tế được mở rộng , hợp tác kinh tế song phương và đa phương ngày càng phát triển. Trong khi khối lượng DTNHNN tăng nhanh, cơ chế quản lý còn chậm đổi mới sẽ dẫn đến những bất cập như: Hình thức đầu tư còn đơn điệu, cơ chế phòng ngừa rủi ro còn chưa rõ ràng, cơ cấu thời hạn đầu tư còn chưa phù hợp, hành lang pháp lý chưa đầy đủ, đồng bộ... điều đó cho thấy cần phải có những biện pháp đồng bộ nâng cao hiệu quả quản lý DTNHNN, để đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả cho quốc gia và đóng vai trò là lực lượng can thiệp thị trường ngoại hối trong nước để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

KẾT LUẬN

Dự trữ ngoại hối nhà nước có vai trò quan trọng trong việc can thiệp thị trường ngoại hối nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá. Việc duy trì một mưc dự trữ ngoại hối vừa đủ là cần thiết, nhằm bảo vệ giá trị đồng nội tệ, hạn chế sự biến động quá mức của tỷ giá hối đoái, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, chống đỡ khủng hoảng kinh tế và tài chính. Điều này là phù hợp với mọi nền kinh tế, nhưng sẽ là đặc biệt quan trọng hơn đối với các nền kinh tế đang phát triển bắt đầu thực hiện mở cửa, tự do hóa các giao dịch vốn quốc tế. Tuy nhiên, nếu dự trữ quá lớn sẽ làm phát sinh chi phí cho việc nắm giữ DTNHNN do lợi nhuận thu được từ đầu tư DTNHNN thường thấp hơn chi phí đi vay vốn nước ngoài. Do vậy các quốc gia hiện nay đều quan tâm đến việc xác định mức DTNHNN vừa đủ, phù hợp với qui mô của nền kinh tế, tình hình tự do hóa cán cân vãng lai và cán cân vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, bảo vệ giá trị đồng nội tệ, cân bằng giữa lợi ích điều hành chính sách tiền tệ và chi phí của việc nắm giữ DTNHNN. Thông thường, mức DTNHNN vừa đủ là mức dự trữ tương đương từ 3 đến 6 tháng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước đó.

Với các nước tự do hóa tài khoản vốn hay áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt có sự kiểm soát của Nhà nước như Việt Nam, nếu chỉ sử dụng nguyên tắc so sánh mức dự trữ ngoại hối với 3 đến 6 tháng nhập khẩu hàng hóa dịch vụ sẽ không thích hợp vì các nước này phải đối mặt với rủi ro đảo chiều một cách đột ngột của các luông vốn ngắn hạn như luồng vốn đầu tư gián tiếp. Thông thường, các nước này cần có một lượng DTNHNN lớn hớn mức bình thường để sẵn sàng can thiệp khi xảy ra hiện tượng rút vốn và chuyển tiền ồ ạt ra nước ngoài.

Với các nước có mức độ đô la hóa cao, chỉ số lượng tiền cung ứng và số ngoại tệ gửi tại hệ thống ngân hàng so với DTNHNN cũng được xem xét đến, nhằm đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu ngoại hối của Ngân hàng trung ương khi có hiện tượng rút ngoại tệ ồ ạt của người cư trú và khả năng can thiệp ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để bình ổn tỷ giá.

Với các nước có mức DTNHNN vượt mức dự trữ ngoại hối vừa đủ và đã tương đối tự do hóa tỷ giá, để nâng cao hiệu quả quản lý DTNHNN theo hướng đa dạng hóa loại hình đầu tư và ưu tiên mục tiêu sinh lời, có thể trích một phần DTNHNN giao cho công ty hoặc qũy đầu tư để thực hiện đầu tư sinh lợi một cách thuần túy như Hàn quốc, Trung quốc. Tuy nhiên, với các nước này, phần lớn DTNHNN vẫn do ngân hàng trung ương trực tiếp đầu tư, quản lý để đảm bảo khả năng can thiệp khi cần thiết.

Vì vậy, việc xác định được mức DTNH hợp lý và đưa ra cơ cấu DTNH phù hợp với tình hình thực tế để đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đặt ra là việc làm không đơn giản. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý DTNHNN tại NHNNVN trong thời gian tới. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực phức tạp và mới, luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả luận văn rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và bạn đọc.

Một phần của tài liệu 0792 nâng cao chất lượng công tác quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước tại NH nhà nước trung ương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w