Định hướng quản lý ngoại hối trong thời gian tới

Một phần của tài liệu 0792 nâng cao chất lượng công tác quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước tại NH nhà nước trung ương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 95)

Chính sách tỷ giá là hạt nhân trung tâm trong công tác quản lý ngoại hối. Việc kiên định với cơ chế tỷ giá linh hoạt có sự can thiệp của Nhà nước trong thời gian qua thông qua việc nới rộng biên độ tỷ giá và một số biện pháp hành chính đã giúp NHNN điều hành chính sách tỷ giá thành công. Tình trạng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ đã giảm, tỷ giá không chính thức trên thị trường tự do đã xích lại gần với tỷ giá chính thức của NHNN. Hoạt động xuất khẩu tăng dần qua các năm nhưng tình trạng nhập siêu vẫn tồn tại, hiện tượng đô la hóa trong nền kinh tế vẫn còn. Vì vậy, trong thời gian tới công tác quản lý ngoại hối mà tỏng đó có quản lý DTNHNN cần thực hiện theo hướng sau:

- Tăng cường hiệu lực của NHNN về quản lý, giám sát các giao dịch ngoại hối, tự do hóa giao dịch vãng lai và từng bước nới lỏng kiểm soát các giao dịch vốn một cách thận trọng, phù hợp với lộ trình mở cửa thị trường tài chính và mở cửa nền kinh tế.

- Nâng cao chất lượng công tác phân tích, dự báo tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước làm cơ sở hình thành qui mô, cơ cấu DTNH hợp lý. Bổ sung thêm loại ngoại tệ trong cơ cấu ngoại tệ DTNHNN.

- Hoàn chỉnh thị trường ngoại tệ liên ngân hàng theo hướng NHNN tham gia thị trường với vai trò là người mua, người bán cuối cùng. Giảm dần và tiến tới xóa bỏ hình thức can thiệp thị trường bằng các biện pháp hành chính của NHNN.

- Đẩy mạnh quá trình thực hiện các cam kết của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm nâng cao vị thế của đồng Việt Nam trên thị trường quốc tế.

- Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền để các thành phần kinh tế hiểu rõ và vận dụng đúng các chính sách liên quan đến quản lý ngoại hối nhằm giảm tình trạng đô la hóa trong nên kinh tế, tiến tới thực hiện được mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam.

- Xóa bỏ tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế phải được thực hiện từng bước, tưng khâu thích ứng với từng giai đoạn đổi mới, phát triển của

đất nước, phải bằng nhiều giải pháp vừa kinh tế, vừa hành chính kết hợp với giáo dục pháp luật, điều chỉnh tâm lý xã hội trong lộ trình thực thi nhiều cơ chế kinh tế nghiệp vụ ngân hàng cụ thể nối tiếp nhau, để nâng vị thế của đông Việt Nam trong các chức năng thuộc tính của tiền tệ.

- Tiếp tục thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt được xác định trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của nhà nước nhằm ổn định thị trường ngoại hối, giảm bớt khoảng cách tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường "chợ đen" và thúc đẩy xuất khẩu.

- Kiểm soát chặt chẽ việc niêm yết quảng cáo bằng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam đối với các tổ chức không được phép, dần dần tiến tới cấm việc bán hàng và dịch vụ trong nước niêm yết giá và thu bằng ngoại tệ đối với tất cả mọi đối tượng trong nền kinh tế.

- Thu hẹp dần các đối tượng được phép vay bằng ngoại tệ, khuyến khích các cá nhân tại Việt Nam nhận kiều hối bằng đồng Việt Nam thay vì nhận bằng ngoại tệ như hiện nay.

- Hoàn thiện hành lang pháp lý trong hoạt động quản lý ngoại hối nhằm thu hút đầu tư bằng ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư trong nước có khả năng hấp thụ được số vốn đầu tư từ nước ngoài vào và từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.

- Tăng cường thu hút nguồn ngoại tệ trong dân cư thông qua hình thức phát hành trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ để giảm gánh nặng vay nợ nước ngoài cho nền kinh tế. Đồng thời, phát triển các công cụ tài chính phái sinh tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường ngoại tệ một cách công khai, dễ dàng, nhằm dịch vụ hóa cao độ các nghiệp vụ hối đoái, bình thường hóa vai trò ảnh hưởng của ngoaị tệ.

Một phần của tài liệu 0792 nâng cao chất lượng công tác quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước tại NH nhà nước trung ương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w