Hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý DTNHNN

Một phần của tài liệu 0792 nâng cao chất lượng công tác quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước tại NH nhà nước trung ương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 95 - 101)

3.2.1.1- Sửa đổi, bổ sung Nghị định 86/1999/NĐ-CP ngày 30/8/1999 của Chính phủ về Quản lý Dự trữ Ngoại hối Nhà nước.

* Theo Nghị định 86/1999/NĐ-CP, DTNHNN là toàn bộ các tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước được thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của NHNN và được chia thành hai quỹ (quỹ DTNH và quỹ BOTY & GV). Vì vậy, điều 1 của Nghị định nên tách khái niệm DTNHNN nói chung thành:

- Tổng DTNHNN: Là toàn bộ tài sản bằng ngoại hối thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của NHNN.

- DTNHNN ròng: Là tổng số ngoại hối mà NHNN trực tiếp quản lý và sử dụng (bao gồm Quỹ DTNH và Quỹ BOTY & GV).

* Pháp lệnh ngoại hối ra đời năm 2005 và có hiệu lực từ 1/6/2006 đã tính đến nguồn tiền gửi của Kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng vào nguồn hình thành DTNHNN. Mặt khác, trên thực tế từ trước đến nay, NHNN thực hiện quản lý và đầu tư toàn bộ nguồn ngoại tệ tạii nước ngoài cũng bao gồm phần ngoại tệ của Kho bạch nhà nước và các tổ chức tín dụng gửi tại NHNN. Vì vậy, để phù hợp với thực tiễn và văn bản pháp lý cao hơn, tại điều 3 Nghị định 86/1999/NĐ-CP, bổ sung nguồn ngoại hối từ tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng vào nguồn hình

thành Dự trữ Ngoại hối Nhà nước.

* Chất lượng công tác quản lý DTNHNN thường được đánh giá thông qua mức độ tuân thủ các nguyên tắc quản lý DTNHNN. Để có căn cứ cho bộ phận đánh giá hiệu quả công tác quản lý DTNHNN cũng như làm cơ sở pháp lý cho các đoàn thanh tra, kiểm toán đánh giá chất lượng công tác quản lý DTNHNN hàng năm. Điều 4, Nghị định 86/1999/NĐ-CP, qui định về nguyên tắc quản lý DTNHNN, cần đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ bảo toàn dự trữ bao gồm: đơn vị tiền tệ sử dụng để đánh giá; phương pháp đánh giá theo giá thị trường tại thời điểm đánh giá hay áp dụng tỷ giá liên ngân hàng hay tỷ giá hạch toán nội bộ hoặc tỷ giá mua bán ngoại tệ do Sở Giao dịch áp dụng hàng ngày.

* Toàn bộ nguồn DTNHNN được đầu tư tại các NHTW các nước có đồng tiền trong cơ cấu ngoại tệ của DTNHNN và các NHTM có mức xếp hạng cao, lãi suất cạnh tranh và dịch vụ tốt. Với mục đích thu hút khách hành nên các ngân hàng thường xuyên thay đổi các loại hình dịch vụ với mục đích

phục vụ khách hàng tốt nhất và phù hợp với những thay đổi liên tục của thị trường tài chính quốc tế. Nghị định 86/1999/NĐ-CP ra đời từ năm 1999, qui định cụ thể loại hình đầu tư DTNHNN (hình thức gửi, mua bán ngoại tệ và vàng ở nước ngoài; mua bán các giấy nhận nợ, chứng khoán nợ bằng ngoại tệ). Các hình thức đầu tư này là các nghiệp vụ truyền thống của các ngân hàng, trong đó nghiệp vụ tiền gửi có kỳ hạn hiện nay một số ngân hàng không thực hiện nữa. Mặt khác, theo Nghị định 86/1999/NĐ-CP, NHNN chỉ được thực hiện hình thức giao dịch ngoại hối khác khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Vì vậy, để đa dạng hóa các hình thức đầu tư và chủ động trong việc áp dụng hình thức mới. Điều 7, Nghị định 86/1999/NĐ- CP cần qui định thêm một số hình thức đầu tư phổ biến khác như Ủy thác đầu tư, cho vay giấy tờ có giá, nghiệp vụ phái sinh... và Thống đốc NHNN quyết định hình thức đầu tư mới trên cơ sở đề xuất của Sở Giao dịch.

* Chính sách tiền tệ, một trong những chính sách kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế, do NHNN điều hành. NHNN quản lý DTNHNN nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Qui mô của DTNHNN ảnh hưởng đến khả năng can thiệp thị trường ngoại hối và sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Bất kỳ NHTW nào cũng muốn quản lý một quỹ DTNH với qui mô lớn để có thể chủ động thực hiện được mục tiêu của mình. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính là cơ quan quản lý ngân sách nhà nước. Như vậy, NHNN và Bộ Tài chính được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý hai nguồn tiền khác nhau để thực hiện vai trò của mình. Việc Bộ Tài chính có quyền trình Thủ tướng Chính phủ tạm ứng nguồn ngoại tệ từ quỹ DTNH để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước là không phù hợp với thông lệ quôc tế và chưa thể hiện được mức độ độc lập của NHTW trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Vì vậy, nên bỏ điểm 3, điều 6 của Nghị định 86/1999/NĐ-CP.

3.2.1.2- Xây dựng chỉ số tham chiếu đầu tư DTNHNN

Chỉ số tham chiếu đầu tư là căn cứ để đánh giá hiệu quả đầu tư của từng cấp tham gia vào quản lý DTNHNN. Từ thực trạng hiện nay của công tác quản lý DTNHNN và theo kinh nghiệm quản lý của các NHTW, NHNN

cần đổi mới cơ chế quản lý đầu tư theo các chỉ số tham chiếu, với mục đích nâng cao tính minh bạch, phân định trách nhiệm của các cấp tham gia quản lý DTNHNN. Trong phạm vi, quyền hạn của mình, từng cấp có mức chủ động nhất định trong việc ra các quyết định đầu tư, thay vì phải qua nhiều khâu phê duyệt như hiện nay.

Theo cơ chế mới này, chỉ số tham chiếu đầu tư DTNHNN được xây dựng cho từng cấp quản lý như sau:

Cấp 1: Thống đốc NHNN hoặc người được ủy quyền.

Quyết định chiến lược đầu tư trung, dài hạn; ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý DTNHNN. Vì vậy, chỉ số tham chiếu của cấp này liên quan đến cách thức phân bổ tài sản mang tính chiến lược trung và dài hạn. Đồng thời, còn qui định mức độ rủi ro hay giới hạn đầu tư lệch so với chỉ số tham chiếu chiến lược cho cấp 2 và cấp 3.

Việc xác định thành phần và tỷ trọng các thành phần của danh mục tham chiếu có thể được thực hiện dựa trên cơ sở các qui định hiện hành về tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư. Về cơ bản, các công cụ đầu tư và ràng buộc qui định trong các quyết định này đáp ứng tốt mục tiêu quản lý DTNH. Tuy nhiên, để xác định được cụ thể từng công cụ đầu tư, từng loại ngoại tệ và tỷ trọng của chúng trong danh mục tham chiếu, đòi hỏi phải lượng hóa được các điều kiện ràng buộc để có thể áp dụng được các phương pháp tối ưu xác định tỷ trọng đầu tư theo từng loại ngoại tệ hay theo từng hình thức đầu tư.

Ngoài thẩm quyền quyết định danh mục tham chiếu chiến lược, cấp 1 còn qui định hạn mức rủi ro cho phép so với danh mục tham chiếu chiến lược dưới dạng tỷ lệ biên độ phần trăm (%) hoặc độ lệch chuẩn hoặc hạn mức đầu tư lệch để tạo điều kiện cho các cấp quản lý cấp dưới có cơ hội quản lý linh hoạt hơn, từ đó có thể đem lại hiệu quả tốt hơn.

Cấp 2: Ủy Ban đầu tư

Trên cơ sở danh mục tham chiếu chiến lược đã được quyết định và mức độ rủi ro do cấp 1 qui định, Ủy ban đầu tư sẽ xây dựng phương án phân bổ tài sản chiến thuật có tính ngắn hạn hơn (thường là dưới 01 năm)

phù hợp với diễn biến thị trường tài chính quốc tế và dự đoán về xu hướng biến động tỷ giá các đồng tiền và biến động giá các công cụ đầu tư.

Ủy ban đầu tư chịu trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện và giám sát quá trình thực hiện danh mục tham chiếu chiến lược, xây dựng tham chiếu chiến thuật và hạn mức rủi ro phân bổ cho cấp quản lý danh mục đầu tư trực tiếp. Dựa trên danh mục tham chiếu chiến lược và các hạn mức rủi ro được phân bổ và các nhận định thị trường trong ngắn hạn, Ủy ban đầu tư tiến hành xác định các thông số của chỉ số tham chiếu chiến thuật.

Việc quyết định phân bổ đồng tiền trong chỉ số tham chiếu chiến thuật sẽ là việc xác định tỷ lệ nhất định của các đồng tiền trong phạm vi biên độ các loại ngoại tệ mà Thống đốc đã qui định. Một phương pháp phổ biến được sử dụng là phương pháp chạy mô hình “tối ưu hóa” để xác định tỷ trọng các loại ngoại tệ tối ưu trong điều kiện một số ràng buộc về biên độ tỷ lệ của Thống đốc và nghiên cứu phân tích thị trường.

Ví dụ: Căn cứ vào kết quả phân tích thông tin trên thị trường và kết quả chạy mô hình tối ưu hóa, dự đoán trong tương lai ngắn hạn, đồng EUR sẽ lên giá và Ngân hàng trung ương Châu Âu tăng lãi suất cơ bản. Để tăng tỷ lệ lợi nhuận, Ủy Ban đầu tư có thể quyết định tăng tỷ trọng đồng EUR trong cơ cấu DTNHNN lên 25% thay vì 20% trước đây, với biên độ dao động ±5%. Điều đó có nghĩa là, tùy vào tình hình thị trường và nhu cầu sử dụng để đáp ứng khả năng thanh khoản, Ủy ban đầu tư có thể quyết định giữ tỷ lệ đồng EUR trong khoảng từ 20% đến 30%.

Cấp 3: Bộ phận quản lý đầu tư trực tiếp

Là bộ phận trực tiếp thực hiện đầu tư DTNHNN thông qua các hình thức đầu tư đã được phê duyệt. Căn cứ vào phương án phân bổ tài sản chiến thuật đã được cấp trên phê duyệt, Bộ phận quản lý đầu tư trực tiếp dựa vào nhận định diến biến thị trường để xây dựng phương án kinh doanh từng quý và thực hiện đầu tư, kinh doanh trong hạn mức được phép nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra và thu lợi nhuận.

Ví dụ: chỉ số tham chiếu chiến lược cho phép đầu tư vào các tài sản đồng USD với hạn mức về kỳ hạn bình quân là 1 năm, biên độ dao động ±

30%. Với dự đoán trong năm tới, Cục Dự trữ liên bang Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản, Ủy Ban đầu tư quyết định giữ kỳ hạn bình quân của danh mục đầu tư đồng USD tại mức 1,3 năm, cao hơn mức kỳ hạn trung bình 1 năm. Bộ phận quản lý đầu tư trực tiếp chủ động danh mục đầu tư bằng cách, trong phạm vi kỳ hạn bình quân và các ràng buộc khác cho phép, xác định thời điểm mua/bán có lợi nhất trên thị trường, áp dụng các chiến lược đầu tư như: đầu tư vào trái phiếu rất ngắn hạn, mua trái phiếu khi giá thấp và bán khi giá cao ...

Việc đánh giá kết quả đầu tư đối với bộ phận đầu tư trực tiếp sẽ được thực hiện theo cả hai phương pháp: xác định số tuyệt đối và tương đối theo danh mục tham chiếu. Danh mục tham chiếu ngoài vai trò đánh giá mức độ lợi nhuận thu được còn đóng vai trò xác định rõ hạn mức rủi ro cho phép đối với các cấp quản lý đầu tư DTNHNN.

3.2.1.3- Ban hành Qui chế thanh toán quốc tế của NHNN

Thanh toán quốc tế là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản lý DTNHNN. Hiện nay, toàn bộ việc thanh toán các giao dịch ngoại hối trên thị trường quốc tế và thị trường ngoại hối trong nước, được Sở Giao dịch thực hiện theo qui trình số 999/QT-SGD do Giám đốc Sở Giao dịch ban hành ngày 21/5/2004. Theo đánh giá của các đoàn kiểm toán, qui trình thanh toán quốc tế tại NHNN do Sở Giao dịch ban hành chưa đủ điều kiện pháp lý để thực hiện một số nghiệp vụ và đặc biệt là xử lý các vấn đề có liên quan đến tư cách pháp lý của chủ thể thực hiện, bởi vì, chủ thể thực hiện thanh toán quốc tế là NHNN nên NHNN phải có qui chế qui định các điều kiện khung về thanh toán quốc tế, Sở Giao dịch chỉ ban hành qui trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế cụ thể để áp dụng trong nội bộ. Nội dung Quy chế thanh toán quốc tế cần đề cập đến các vấn đề: Khái niệm và phạm vi thanh toán quốc tế; Nguyên tắc thanh toán quốc tế; Thẩm quyền xử lý các vấn đề; Trách nhiệm của các cá nhân tham gia vào quá trình thanh toán quốc tế; Phương tiện sử dụng trong thanh toán quốc tế; Chứng từ sử dụng trong thanh toán quốc tế; Thời hạn thanh toán; Nguyên tắc xử lý các sai sót trong thanh toán quốc tế (chuyển chậm, chuyển sai tên/tài khoản/địa chỉ

người hưởng, sai tên ngân hàng nhận điện; Trách nhiệm của các Ngân hàng Thương mại đối với các lệnh chuyển tiền qua NHNN; Trách nhiệm của các Vụ, Cục thuộc NHNN liên quan đến các lệnh chi trả ngoại tệ cho các đối tác nước ngoài. Trong các vấn đề trên, vấn đề liên quan đến trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong việc chuyển tiền ra nước ngoài nên lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức tín dụng. Đây là vấn đề quan trọng liên quan đến chính sách quản lý ngoại hối của NHNN.

3.2.1.4- Ban hành Quy chế QLRR trong công tác quản lý DTNHNN

Để các cấp quản lý và các cá nhân tham gia vào công tác quản lý DTNHNN hiểu được các loại rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện, xác định rõ cho các cấp quản lý mức độ rủi ro có thể chấp nhận, các công cụ được phép sử dụng trong công tác phòng ngừa rủi ro, các tiêu chí đáng giá hiệu quả quản lý rủi ro, đồng thời phân công trách nhiệm cụ thể cho các cấp tham gia quản lý rủi ro phù hợp với vai trò của từng cấp, trong thời gian tới NHNN cần thiết phải ban hành Quy chế quản lý rủi ro trong công tác quản lý Dự trữ Ngoại hối Nhà nước.

Qui chế quản lý rủi ro được coi là có hiệu quả cần gồm các nội dung: đánh giá các loại rủi ro về tín dụng, thanh khoản, thị trường và hoạt động; đo lường mức độ rủi ro trong quá trình thực hiện đầu tư; xác định mức độ rủi ro cho phép; xây dựng các chiến lược, công cụ phòng ngừa rủi ro. Sau khi quy chế quản lý rủi ro ban hành, công tác phòng ngừa rủi ro hiện nay của Sở giao dịch sẽ thay đổi theo hướng: không tập trung vào kiểm soát các chi tiết trên từng phiếu giao dịch như hiện tại, bộ phận lập phiếu có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác và hợp lệ của chứng từ. Bộ phận quản lý rủi ro sẽ tập trung vào việc đánh giá hiệu quả của các hình thức đầu tư và kiểm tra tính tuân thủ của các giao dịch viên trong việc chấp hành hạn mức giao dịch và đối tác giao dịch. Đồng thời, nghiên cứu các hình thức phòng ngừa rủi ro mới để tăng tính hiệu qủa trong công tác quản lý DTNHNN.

Một phần của tài liệu 0792 nâng cao chất lượng công tác quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước tại NH nhà nước trung ương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w