KẾT QUẢ KINH DOANH

Một phần của tài liệu 0758 mở rộng huy động vốn dân cư tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 60 - 82)

Trong những năm qua, BIDV Chi nhánh SGD 1 đã thực hiện tốt và bám sát những chỉ đạo từ NHNN và BIDV. Với những nỗ lực cố gắng trong việc mở rộng nguồn vốn huy động từ các đối tượng cùng với sự kiểm soát

49

chặt chẽ chất lượng tín dụng đã giúp cho Chi nhánh có được kết quả kinh doanh khả thi qua các năm. Số liệu cụ thể được thể hiện qua biểu đồ 2.4.

Qua các năm, kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh SGD 1 ngày càng gia tăng. Năm 2011, lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh chỉ đạt được 659 tỷ đồng, đến năm 2015, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh tăng lên 850 tỷ đồng (tăng 191 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 29%).

2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1 GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

2.2.1. Thực trạng tổ chức, quản lý huy động vốn từ dân cư

2.2.1.1. Các sản phẩm huy động vốn từ dân cư

BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1 có trụ sở chính đặt tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và 5 phòng giao dịch đặt tại các quận nội thành (Đống Đa,

Hai Bà Trưng). Đây đều là những khu vực trung tâm của thủ đô Hà Nội, là nơi đặt trụ sở của nhiều doanh nghiệp, khối văn phòng lớn, bệnh viện, nhà máy, trường học... và có thu nhập bình quân của người dân tương đối cao. Vì vậy, tiềm năng huy động vốn từ dân cư trên địa bàn này rất lớn. Tuy nhiên, đây cũng là địa bàn tập trung nhiều chi nhánh của các NHTM và ngân hàng nước ngoài với mức độ cạnh tranh rất gay gắt. Tính đến thời điểm cuối năm 2015, chỉ tính riêng khối ngân hàng cổ phần có vốn nhà nước (bao gồm BIDV, Vietinbank, Vietcombank) đã có tới hơn 90 chi nhánh và gần 500 phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trên địa bàn Hà Nội. Đây là thách thức rất lớn trong việc thu hút khách hàng gửi tiền tại Chi nhánh Sở giao dịch 1, đặc biệt là trong bối cảnh lãi suất của BIDV trong nhiều giai đoạn chưa thực sự cạnh tranh so với các ngân hàng trong khối ngoài quốc doanh. Nhận thức được điều này, BIDV Chi nhánh SGD 1 đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời tích cực triển khai các sản phẩm, chương trình huy động vốn theo hướng dẫn của Hội sở chính. Tính đến thời điểm hiện tại, BIDV đã phát triển được một hệ thống các sản phẩm huy động vốn dân cư tương đối đầy đủ các sản phẩm tiền gửi như các NHTM khác, đảm bảo tính đa dạng, linh hoạt, phù hợp với nhiều nhóm khách hàng, cụ thể như sau:

- Tiền gửi không kỳ hạn (bao gồm cả tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm): Tiền gửi thanh toán thông thường, tiền gửi kinh doanh chứng khoán, tiền gửi ký quỹ, tiền gửi tích lũy kiều hối, tiền gửi dành cho hộ kinh doanh, tiền

gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thường, tiền gửi dành cho khách hàng Đại lý vé số, tiền gửi Chứng minh tài chính, tiền gửi Online cá nhân.

tư gián tiếp vào Việt Nam, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

- Tiền gửi tích lũy. Tiền gửi tích lũy bảo an, tiền gửi Lớn lên cùng yêu thương, tiền gửi Tích lũy hưu trí, tiền gửi rút dần.

- Tiền gửi đặc thù: Tiền gửi tiết kiệm dành cho nhóm khách hàng quan trọng, các chương trình khuyến mại tiền gửi bốc thăm may mắn, tiền gửi tiết kiệm Song Hành...

Như vậy, ngoài các sản phẩm cơ bản (bao gồm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thường, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn thông thường, tiền gửi thanh toán thông thường), BIDV Chi nhánh SGD 1 đã triển khai thêm một loạt các sản phẩm nhằm hướng đến đối tượng khách hàng đa dạng và nhiều tiềm năng như các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân (tiền gửi kinh doanh chứng khoán), các hộ kinh doanh cá nhân, đại lý vé số, thân nhân của người đi xuất khẩu lao động, khách hàng chứng minh tài chính, khách hàng ưa thích sử dụng công nghệ, khách hàng có thói quen tích lũy....

2.2.1.2. Bộ máy nhân sự và kênh huy động vốn từ dân cư

Thực hiện huy động vốn từ dân cư được thực hiện bởi rất nhiều bộ phận trong BIDV chi nhánh SGD 1. Trong đó, các bộ phận tham gia huy động vốn từ dân cư bao gồm: Phòng khách hàng cá nhân (KHCN), Phòng Giao dịch khách hàng cá nhân, các Phòng giao dịch và các bộ phận khác trong ngân hàng. Trong đó, bộ phận quản lý khách hàng cá nhân (tại Phòng KHCN và các Phòng giao dịch) là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc tiếp thị các sản phẩm tiền gửi cho khách hàng là dân cư, đồng thời thu hút và mở rộng số lượng khách hàng, số lượng tài khoản từ dân cư. Các cán bộ thuộc bộ phận quản lý khách hàng cá nhân đều được gắn quyền lợi và trách nhiệm trong kết quả thu hút nguồn vốn huy động. Trong khi đó, bộ phận giao dịch viên có trách nhiệm hỗ trợ bộ phận quản lý khách hàng cá nhân trong việc cung cấp dịch vụ tiền gửi, tiếp xúc với

khách hàng và giới thiệu sản phẩm cho khách hàng. Bộ máy nhân sự của BIDV Chi nhánh SGD 1 được sắp xếp khoa học, gắn liền quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ ngân hàng với kết quả của công việc. Đồng thời, chi nhánh xác định nhiệm vụ huy động vốn là nhiệm vụ của toàn bộ cán bộ ngân hàng, điều này đã giúp toàn thể cán bộ ngân hàng gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động huy động vốn cùng thực hiện mục tiêu vì sự phát triển của ngân hàng. Do đó, kết quả huy động vốn từ dân cư nói riêng và huy động vốn nói chung của BIDV chi nhánh SGDl đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

Các kênh huy động vốn của BIDV chi nhánh SGDl được thực hiện qua 2 kênh, kênh huy động vốn truyền thống và kênh huy động vốn hiện đại.

Các kênh huy động vốn truyền thống được BIDV chi nhánh SGDl thực hiện thông qua mạng lưới các phòng giao dịch. Tính đến ngày 31/12/2015, số phòng giao dịch của BIDV chi nhánh SGD1 bao gồm 5 phòng giao dịch được đặt tại những địa điểm dân cư đông đúc và có nhiều cơ quan, doanh nghiệp đặt làm trụ sở. Các phòng giao dịch bao gồm:

- PGD Tôn Đức Thắng: địa chỉ số 210 Tôn Đức Thắng thuộc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

- PGD Quốc Tử Giám: địa chỉ 47 Quốc Tử Giám quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

- PGD Ngô Thì Nhậm: địa chỉ 58A Ngô Thì Nhậm, P. Ô Chợ Dừa quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

- PGD Khâm Thiên: địa chỉ 23 Khâm Thiên, P. Khâm Thiên quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

- PGD Hòa Bình: địa chỉ Tòa nhà Hòa Bình Green City, 505 Minh Khai, P. Vĩnh Tuy, Q. Hai Bà Trưng.

trưởng tốt về nguồn vốn huy động, trong đó có 3 PGD xếp hạng 1 (PGD Tôn Đức Thắng, PGD Ngô Thì Nhậm và PGD Quốc Tử Giám); 01 phòng giao dịch xếp hạng 2 (PGD Khâm Thiên) và PGD Hòa Bình (mới thành lập từ tháng 02/2015) xếp hạng 3.

Ngoài các kênh huy động truyền thống (kênh huy động tại quầy), BIDV chi nhánh SGDl còn thực hiện các kênh huy động vốn hiện đại thông qua mạng internet và tại các cây giao dịch ATM. Cụ thể, qua mạng internet, người dân không cần đến ngân hàng thực hiện giao dịch mà chỉ cần thực hiện lên mạng, tiến hành mở tài khoản tiền gửi online, việc gửi tiền hay rút tiền ra khỏi tài khoản chỉ cần thực hiện thao tác trên mạng bằng cách chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang tài khoản tiết kiệm hoặc ngược lại. Ngoài ra, người dân còn có thể mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm tại các cây giao dịch ATM của BIDV trên toàn quốc. Bằng kênh huy động vốn hiện đại giúp cho người dân tiết kiệm được thời gian giao dịch, không mất thời gian đi lại. Ngoài ra, giúp cho ngân hàng có thể mở rộng được mạng lưới huy động vốn tư dân cư cho ngân hàng của mình.

2.2.2. Thực trạng mở rộng huy động vốn từ dân cư

2.2.2.1. Thực trạng quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn dân cư

a. Số dư và tốc độ tăng trưởng số dư huy động vốn dân cư cuối kỳ

Số dư huy động vốn dân cư cuối kỳ của Chi nhánh Sở giao dịch 1 từ năm 2011 - 2015 liên tục có sự tăng trưởng qua các năm với giá trị tăng tuyệt đối trong các năm 2012, 2013, 2014, 2015 lần lượt là 994, 32, 482, 2468 tỷ đồng (tương đương tốc độ tăng trưởng là 60%; 1,2%; 18%; 78%). Chi tiết tại Biểu đồ 2.5.

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.5 Số dư và tốc độ tăng trưởng huy động vốn dân cư cuối kỳ giai đoạn 2011 - 2015

Năm 2011, số dư huy động vốn dân cư cuối kỳ chỉ đạt 1656 tỷ đồng. Nhưng đến năm năm 2012, trên cơ sở định hướng của BIDV phấn đấu trở thành một NHTM bán lẻ có ảnh hưởng lớn tại khu vực Đông Nam Á, Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã tiên phong thực hiện chuyển đổi mô hình phòng giao dịch bán lẻ chuẩn, định hướng lại hoạt động của phòng nghiệp vụ đầu mối hoạt động bán lẻ tại chi nhánh, tích cực triển khai nhiều chương trình, sản phẩm khuyến mại có lãi suất hấp dẫn như tiền gửi tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm dự thưởng Lộc xuân may mắn... Vì vậy, hoạt động bán lẻ nói chung và hoạt động huy động vốn dân cư trong năm 2012 nói riêng đã có sự tăng trưởng vượt bậc so với năm 2011 (thể hiện ở tốc độ tăng trưởng 60%). Tiếp nối đà tăng trưởng của năm 2012, sang năm 2013, hoạt động bán lẻ của Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng tốc độ tăng trưởng quy mô huy động vốn dân cư cuối kỳ chỉ đạt 1,2%. Nguyên nhân của tốc độ tăng trưởng thấp này là do Chi nhánh đã hỗ trợ Hội sở chính thành lập 01 chi nhánh bán lẻ (Chi nhánh Hồng Hà), đồng thời bàn giao toàn bộ số dư huy động vốn tại 02 phòng giao dịch bán lẻ nòng cốt của chi nhánh (Phòng

giao dịch Phố Huế, Phòng giao dịch Tam Trinh) và một phần số dư huy động vốn tại Hội sở chi nhánh cho Chi nhánh Hồng Hà. Sang đến năm 2014, 2015, trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều chuyển biến tích cực, người dân đã có nhiều lựa chọn từ các kênh đầu tư khác (bất động sản, chứng khoán, vàng, ngoại tệ), Chi nhánh Sở giao dịch 1 vẫn liên tục giữ vững nền khách hàng cũ và tập trung phát triển nguồn khách hàng mới để giữ tốc độ tăng trưởng quy mô huy động vốn cuối kỳ luôn đạt mức cao (18% năm 2014 và 78% năm 2015). Như vậy, có thể thấy rằng, giai đoạn 2011 - 2015 thực sự là giai đoạn mở rộng của Chi nhánh Sở giao dịch 1 trong hoạt động huy động vốn dân cư.

b. Quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn dân cư bình quân

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.6 Quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn dân cư bình quân giai đoạn 2011 - 2015

Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDVchi nhánh SGD1, 2011 - 2015

Trong giai đoạn từ 2011-2015, song song với tốc độ gia tăng quy mô huy động vốn dân cư cuối kỳ, quy mô huy động vốn dân cư bình quân của chi nhánh cũng liên tục tăng qua các năm. Năm 2011, quy mô huy động vốn dân

cư bình quân đạt 2,153 tỷ đồng. Đến năm 2012, quy mô huy động vốn dân cư bình quân đã tăng lên 2,369 tỷ đồng. Năm 2013, con số này là 3,002 tỷ đồng (tăng 633 tỷ đồng, tương đương 26,7% so với năm 2012). Năm 2014, Chi nhánh tiếp tục tăng trưởng với mức tăng 432 tỷ đồng (tương đương tăng 14.4% so với năm 2013). Năm 2015, quy mô huy động vốn dân cư bình quân của Chi nhánh đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2015 với số tuyệt đối là 5,096 tỷ đồng (tương đương tăng 48.4% so với năm 2014.

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.7 So sánh số dư huy động vốn dân cư cuối kỳ và quy mô HĐV bình quân giai đoạn 2011 - 2015

Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDVchi nhánh SGD1, 2011 - 2015

Bên cạnh việc tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định qua các năm, có thể dễ dàng nhận thấy rằng quy mô huy động vốn dân cư bình quân trong giai đoạn 2011 - 2015 luôn cao hơn số dư huy động vốn dân cư cuối kỳ (ngoại trừ năm 2012, 2015). Điều này cho thấy, việc mở rộng quy mô huy động của Chi nhánh trong giai đoạn này là tương đối ổn định, bền vững.

2.2.2.2. Thực trạng tỷ trọng huy động vốn dân cư

a. Tỷ trọng số dư huy động vốn dân cư cuối kỳ/ số dư nguồn vốn huy động cuối kỳ của Chi nhánh Sở giao dịch 1.

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.8 Tỷ trọng vốn huy động dân cư cuối kỳ giai đoạn 2011 - 2015

Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDVchi nhánh SGD1, 2011 - 2015

Qua biểu đồ 2.8. cho thấy, tổng số dư huy động vốn của Chi nhánh Sở giao dịch 1 có sự thay đổi liên tục qua các năm. về cơ bản, giai đoạn 2011 đến 2015 đã chứng kiến sự tăng trưởng của quy mô huy động vốn từ 16.781 tỷ đồng (năm 2011) lên 30.969 tỷ đồng (năm 2015), tương đương tăng 14.241 tỷ đồng (mức tăng 84,59%). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có sự thay đổi qua từng năm, lần lượt qua các năm 2012, 2013, 2014, 2015 là 68,6%; -8,9%; 36,8%; -11,9%. Như vậy, có thể nhận thấy rằng tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động dân cư không đồng đều qua các năm (nguồn vốn huy động dân cư có xu hướng tăng đều qua các năm trong khi nguồn huy động chung lại tăng hoặc giảm tùy từng năm), điều này được thể hiện qua biểu đồ 2.9 như sau:

Biểu đồ 2.9 Tốc độ tăng trưởng quy mô huy động vốn của BIDV chi nhánh SGD 1

Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDVchi nhánh SGD1, 2011 - 2015

Biểu đồ 2.9 cho thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của dân cư

thấp hơn so tổng nguồn vốn huy động trong các năm 2012 và 2014. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động từ dân cư lại cao hơn trong các năm

2011, 2013, 2015. Đặc biệt năm 2013, trong khi tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh giảm 8,9% thì nguồn vốn huy động từ dân cư tăng lên 1,2%. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh giảm 11,9% nhưng tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động từ dân cư không những không giảm đi mà còn gia tăng rất mạnh mẽ lên 78%. Điều này đã giúp cho tỷ trọng của nguồn huy động từ dân cư trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh ngày càng gia tăng. Năm 2011, tỷ trọng huy động vốn từ dân cư của Chi nhánh Sở giao dịch 1 chỉ chiếm 9,9%. Năm 2012, mặc dù quy mô vốn huy động từ dân

cư gia tăng rất cao nhưng tốc độ quy mô vốn huy động từ dân cư vẫn thấp hơn tốc độ tăng tổng nguồn vốn huy động dẫn đến tỷ trọng huy động vốn từ dân cư giảm xuống còn 9,4%. Năm 2013, quy mô vốn huy động từ dân cư tiếp tục tăng

tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cu tăng lên 1% từ 9,4% lên 10,4%. Đến năm 2015, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cu gia tăng đột biến từ 9% lên 18,2%, một mặt do quy mô của nguồn vốn huy động của dân cu tăng nhanh chóng, một mặt do sự sụt giảm của tổng nguồn vốn huy động BIDV Chi nhánh Sở giao dịch do một số khách hàng lớn rút vốn từ ngân hàng.

Tuy vậy, khi so sánh tỷ trọng huy động vốn dân cu cuối kỳ/tổng nguồn huy động cuối kỳ của Chi nhánh với tỷ trọng này của hệ thống BIDV trong giai đoạn 2011 - 2015, vẫn có thể dễ dàng nhận thấy tỷ trọng đóng góp của

Một phần của tài liệu 0758 mở rộng huy động vốn dân cư tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 60 - 82)