Việt Nam
Thứ nhất, đổi mới công nghệ ngân hàng
Công nghệ ngân hàng hiện đại đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Bởi công nghệ không chỉ khắc phục được
những khó khăn về mặt thời gian và không gian giao dịch giữa khách hàng và ngân hàng mà còn giúp ngân hàng tiết kiệm được chi phí và thời gian cho cả khách hàng và ngân hàng trong mỗi giao dịch và tăng thu nhập cho ngân hàng. Bên cạnh đó các kênh phân phối hiện đại ngày nay cũng tạo sự thuận tiện cho khách hàng mỗi khi có nhu cầu giao dịch mà không có điều kiện đến được ngân
hàng và từ đó rút bớt khoảng cách giữa ngân hàng và khách hàng.
Bởi vậy việc hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng là điều kiện cần thiết cho Ngân hàng có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Vấn đề đặt ra là Ngân hàng cần tập trung đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới tiên tiến trên thế giới vào hệ thộng thanh toán giao dịch của ngân hàng như hệ thống ngân hàng điện tử (E- Banking), ngân hàng phục vụ tại nhà (Home - Banking). Ngân hàng qua mạng (internet-banking), hệ thống chuyển tiền điện tử, máy rút tiền tự động....tất cả đều nhằm một mục đích duy nhất là tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp cận được với các dịch vụ của ngân hàng nhanh chóng tiện lợi nhất từ đó giúp công tác huy động vốn diễn ra hiệu quả.
Là một ngân hàng có tiềm lực mạnh về vốn BIDV cần tập trung đầu tư đổi mới hệ thống công nghệ nghiên cứu ra các ứng dụng nhằm tạo sự khác biệt với đối thủ nâng cao khả năng cạnh tranh đáp ứng nhu cầu giao dịch
thanh toán ngày càng tăng của xã hội từ đó tạo sự tin tưởng từ khách hàng - nhân tố quyết định trong mọi hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, xây dựng chính sách động lực tài chính hợp lý thông qua cơ chế điều chuyển vốn nội bộ FTP
Hiện tại, mô hình quản lý vốn tập trung của BIDV thì việc vận hành hệ thống điều chuyển vốn nội bộ FTP một cách hợp lý và hiệu quả là rất quan trọng nhằm phát huy tối đa mọi tiềm lực trong hệ thống. Tuy nhiên, việc tiến hành mô hình quản lý vốn tập trung gây ra nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, đó là khi các chi nhánh muốn huy động hay cho vay bằng hoặc cao hơn lãi suất FTP thì xem như chi nhánh đã thực hiện lỗ một giao dịch, vì lúc này thu nhập trừ chi phí sẽ là số âm. Vì vậy với những món như thế chi nhánh sẽ tiến hành đề nghị Trung ước cấp bù FTP. Việc cấp bù FTP hoàn toàn được thực hiện thủ công, gây khó khăn cho công tác theo dõi và đối chiếu. Đồng thời điều này cũng làm mất tính chủ động của các chi nhánh trong việc quyết định lãi suất với khách hàng, gia tăng nguồn vốn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, để tạo sự chủ động cho các chi nhánh trong quá trình hoạt động của BIDV cần nghiên cứu tiến hành cơ chế tự cân đối vốn nhằm:
- Phát huy tối đa tính chủ động của các chi nhánh trong các quyết định kinh doanh phù hợp với điều kiện thị trường, giảm thiểu khối lượng đề xuất, kiến nghị cấp bù lãi suất tại Hội sở
- Phát huy tối đa tính chủ động của các chi nhánh trong các quyết định kinh doanh phù hợp với điều kiện thị trương, giảm thiểu khối lượng đề xuất, kiến nghị cấp bù lãi suất tại Hội sở
- Tăng cường trách nhiệm của các chi nahnsh tỏng việc thực hiện kế hoạch kinh doanh và đảm bảo an toàn trong hoạt động
Việc thực hiện cơ chế tự cân đối vốn cần được tiến hành thí điểm triển khai tại các chi nhánh lớn, có khả năng tự cân đối nguồn vốn cao và từ từ áp
dụng trên toàn hệ thống theo lộ trình nhất định.
Thứ ba, phát triển các dịch vụ bán lẻ và đẩy mạnh phát triển sản phẩm bán chéo, bán kèm.
Phát triển sản phẩm bán lẻ và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm báo chéo,
bán kèm nhưng mục đích cung cấp đến khách hàng những sản phẩm dịch vụ ngân hàng kèm theo các sản phẩm huy động vốn nhằm tối đa lợi ích của khách hàng khi đến giao dịch tại BIDV, đảm bảo thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đáp ứng ngày càng nhiều hơn yêu cầu của khách hàng khi đến gửi tiền vào ngân hàng. Điều này cho ngân hàng thấy khi đến gửi tiền tại BIDV ngoài việc được đảm bảo khả năng sinh lợi thì các tiện
ích kèm theo sẽ giúp khách hàng tối đa hóa lợi ích của bản thân.
Với chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng bán lẻ, trong thời gian tới BIDV cần chú trọng hơn nữa việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân thay vì chú trọng đến khách hàng doanh nghiệp như trước đây. Tuy nhiên, do bán lẻ là một lĩnh vực rất rộng, vì vậy viếc xác định chiến lược
phát triển phải bám sát vào các thế mạnh của BIDV. Do đó, BIDV cần chú trọng
phát triển các sản phẩm chuyên biệt dành cho khách hàng cá nhân như sản phẩm
dịch vụ huy động vốn, dịch vụ thanh toán... trong đó tập trung các tiêu chí sau: - Xây dựng danh mục các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng chuẩn cho đối tượng khách hàng cá nhân tương ứng với các phân đoạn khách hàng và mức độ trang thiết bị, triển khai các kênh phân phối hiện đại của ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng cho khách hàng cá nhân tập trung đáp ứng các nhu cầu giao dịch tài chính cho khách hàng (vấn tin, gửi rút tiền.)
- Không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng cho
khách hàng cá nhân, cung cấp các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán hóa đơn chất
lượng cao và triển khai mạnh trên các kênh phân phối hiện đại của ngân hàng; - Mở rộng các đối tác để tăng cường triển khai các sản phẩm bán lẻ có
tính liên kết để bán chéo, bán kèm qua hệ thống kênh phân phối của ngân hàng, như các sản phẩm chuyển tiền, bảo hiểm, các sản phẩm tài chính khác.
Bốn là, BIDV cần có biện pháp phân định rõ rằng phạm vi hoạt động của từng chi nhánh cụ thể.
Việc phân định rõ ràng này giúp cho các chi nhánh tránh được tình trạng
mở phòng giao dịch chồng chéo lên địa bàn giao dịch của nhau. Điều này gây khó khăn cho các chi nhánh khi phải cạnh tranh với nhau bên cạnh áp lực cạnh tranh với các ngân hàng bên ngoài. Để thực hiện điều này, đề nghị Trung ước kiểm soát chặt chẽ vấn đề mở phòng giao dịch của các Chi nhánh, tiến hành khảo sát những địa bàn trọng điểm và có biện pháp xử lý khi vi phạm.