Ngân hàng thương mại
1.3.2.1. Chỉ tiêu định tính
Mở rộng phương thức TDCT có thể được đánh giá qua một số chỉ tiêu định tính sau:
a. Mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ tín dụng chứng từ
Hiện nay, các NHTM ở Việt Nam đều cung cấp đầy đủ các sản phẩm về dịch vụ TTQT. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại không chỉ cung cấp đơn thuần mà có xu hướng mở rộng cả về số lượng và chất lượng. Hơn 40 ngân hàng ở Việt Nam đều không ngừng cải thiện cả về số lượng và chất lượng SPDV của mình. Đây là cũng là nhân tố quan trọng định đoạt sự tổn tại, phát triển của một ngân hàng. Khả năng mở rộng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tỷ lệ thuận với mức độ hài lòng của khách hàng.
b. Hỗ trợ các nghiệp vụ khác phát triển
Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ của nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đi kèm với sự an toàn, hiệu quả và thuận tiện, do vậy hầu hết các hoạt động TTQT đều diển ra qua hệ thống ngân hàng, đặc biệt phương thức TDCT là một trong những sản phẩm cạnh tranh và chủ lực trong hoạt động TTQT ngày nay. Thông qua phương
thức TDCT, ngân hàng tạo ra một khoản phí lớn và tạo ra lợi nhuận kinh doanh cần thiết. Đó còn là mắt xích không thể thiếu trong việc chắp nối cũng như thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như KDNT, bảo lãnh ngân hàng, tài trợ xuất nhập khẩu trong ngoại thương,...Khi hoạt thanh toán TDCT được mở rộng sẽ tạo điều kiện cho hoạt động KDNT khi thanh toán L/C.
c. Phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý với các ngân hàng quốc tế
Một ngân hàng mạnh về TDCT cũng được đánh giá dựa trên việc thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới. Việc mở rộng quan hệ đại lý thực tế dựa trên rất nhiều yếu đố đánh giá và quy trình phức tạp, ngân hàng có uy tín, có thứ bậc xếp hạng cao, có những giải thưởng được các tổ chức uy tín trao tặng và có quan hệ thường xuyên sẽ duy trì được mạng lưới hiện tại và có cơ sở để kết nối với các ngân hàng khác trên thế giới. Hoạt động ngân hàng đại lý đảm bảo sự lưu thông thông suốt trong hoạt động kinh doanh, mang lại dịch vụ nhanh chóng và tiện ích đối với khách hàng nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Một ngân hàng có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng ở nhiều quốc gia trên thế giới sẽ tiện lợi trong việc tra soát, liên lạc trong các giao dịch, giúp giảm thiểu chi phí cho bên trung gian, giảm thời gian thanh toán, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của khách hàng cũng như ngân hàng.
1.3.2.2. Chỉ tiêu định lượng
a. Doanh số thanh toán tín dụng chứng từ theo xuất khẩu, nhập khẩu
Doanh số thanh toán TDCT xuất khẩu thể hiện quy mô về giá trị của các khoản thanh toán hàng xuất khẩu được thực hiện qua ngân hàng. Khách hàng của ngân hàng lúc này là nhà xuất khẩu, còn ngân hàng là đơn vị giữ tài khoản thanh toán, thu tiền hộ nhà xuất khẩu. Doanh số thanh toán TDCT xuất khẩu càng cao đồng nghĩa với việc ngân hàng được khách hàng và đối tác tin tưởng trong việc sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó, quy mô thanh toán của ngân hàng cũng ngày càng lớn. Ngân hàng có thể tận dụng việc các khoản thanh toán của khách hàng đi qua tài khoản của ngân hàng mình để mua bán ngoại tệ, tận dụng nguồn ngoại tệ sẵn có giá rẻ hỗ trợ cho việc chuyển tiền hay thanh toán L/C nhập khẩu.
Tuy nhiên, khi xem xét đến chỉ tiêu này cần quan tâm đến số luợng L/C xuất khẩu, số luợng L/C mà ngân hàng thông báo và số luợng khách hàng có liên quan để đi đến những kết luận chính xác.
Doanh số thanh toán TDCT nhâp khẩu phản ánh quy mô về mặt giá trị các khoản thanh toán hàng nhập theo phuơng thức TDCT đuợc thực hiện qua ngân hàng. Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu cao góp phần mở rộng quy mô thanh toán của ngân hàng. Tuy nhiên, cũng giống nhu chỉ tiêu doanh số thanh toán TDCT xuất khẩu, chỉ tiêu này cũng cần đặt vào xem xét cùng với số luợng L/C phát hành. Ví dụ, nếu số luợng L/C phát hành là ít nhung doanh số thanh toán TDCT lớn,
chứng tỏ giá trị các khoản thanh toán là cao và nguợc lại.
Đây cũng là chỉ tiêu thể hiện quy mô và tốc độ mở rộng phuơng thức TDCT của ngân hàng.
• Tăng truởng doanh số thanh toán TDCT
= Doanh số thanh toán TDCT (n) - Doanh số thanh toán TDCT (n-1)
• Tốc độ tăng truởng doanh số thanh toán TDCT
Doanh sồ thanh toản TDCT (n)-DOanh sồ thanh toản TDCT (n—1 )
DOanh s ồ thanht oả n TDCT(n—1 ) x100%
Với n: năm (2014 - 2018)
b. Số món thanh toán L/C xuất khẩu, nhập khẩu và số lượng khách hàng sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
• Chênh lệch số món thanh toán L/C xuất khẩu (nhập khẩu) = số món
Thanh toán TDCT xuất khẩu (nhập khẩu) (n) - số món thanh toán xuất khẩu (nhập khẩu) (n-1)
n: năm (2014-2018)
Số món thanh toán L/C xuất khẩu, nhập khẩu là căn cứ quan trọng cùng với doanh số thanh toán để đua ra đuợc kết luận về thực trạng mở rộng phuơng thức TDCT của ngân hàng. Một trong những mục tiêu mà ngân hàng huớng đến đó là có đuợc sự tăng truởng trong doanh số thanh toán theo phuơng thức TDCT. Mục tiêu này có hai chỉ số đó là số món thanh toán và giá trị thanh toán, hai biến số cao thì mới đảm bảo chỉ tiêu này đạt yêu cầu. Giá trị thanh toán phụ thuộc vào hợp đồng
mua bán. Do vậy, ngân hàng cần tăng được số món thanh toán theo phương thức này qua ngân hàng. Số món thanh toán TDCT càng lớn chứng tỏ được mức độ mở rộng dịch vụ thanh toán TDCT càng cao, ngân hàng được khách hàng tin tưởng và tìm đến nhiều hơn.
• Chênh lệch số lượng khách hàng = Số lượng khách hàng (n) - số lượng khách hàng (n-1)
n: năm (2014-2018)
Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán TDCT từ càng lớn thể hiện nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng càng phát triển. Số lượng khách hàng tăng góp phần làm tăng quy mô thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng. Hơn nữa, một khách hàng không chỉ sử dụng một sản phẩm của ngân hàng, việc số lượng khách hàng tăng cũng thể hiện các hoạt động khác của ngân hàng phát triển một cách tích cực như: trình độ cán bộ, thái độ đối với khách hàng, tư vấn khách hang...
c. Phí thu từ TTQT và tỷ trọng phí thu từ phương thức tín dụng chứng từ
Phí thu từ phương thức TDCT của ngân hàng là tổng số tiền thực tế mà ngân hàng nhận được từ hoạt động thanh toán này bao gồm: phí mở L/C, phí thông báo L/C, phí tu chỉnh L/C, phí kiểm tra bộ chứng từ, phí thanh toán L/C,.. .Căn cứ vào số phí thu được từ hoạt động TDCT, Chi nhánh sẽ căn cứ để có các chính sách phát triển phù hợp, điều chỉnh định hướng hoạt động của Chi nhánh. Phí thu được càng nhiều cho thấy ngân hàng đang cung cấp được nhiều dịch vụ, hoạt động hiệu quả.
Tỷ trọng phí thu được từ hoạt động tín dụng chứng từ
_Phỉ thu được từ hoạt ãộng tín dụng chứng từ
Tồng sồ phí thu được từ hoạt động TTQT x 100%
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số phí thu được từ hoạt động TTQT thì thu từ thanh toán TDCT chiếm bao nhiêu phần trăm. Chỉ tiêu này phản ánh việc chi nhánh đã khai thác triệt để tiềm năng phát triển các sản phẩm đến với khách hàng hay chưa. Thu từ thanh toán TDCT là khoản thu chủ lực về mảng phí dịch vụ của chi nhánh, tỷ lệ này cao cho thấy chi nhánh đang định hướng đúng đắn và cần tiếp tục quan tâm đến mở rộng phương thức TDCT.
d. Tỷ trọng doanh số TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ/ Tổng doanh số thanh toán quốc tế
Tỷ trọng doanh số TTQT theo phương thức TDCT
_Doanh số TTQT theo phương thức TDCT
Tổng doanh số thanh toán quốc tế x 100%
Tỷ suất này là chỉ tiêu tương đối cho biết trong tổng doanh số TTQT tại chi nhánh thì thanh toán TDCT chiếm bao nhiêu phần trăm.
Tỷ lệ này càng cao càng chứng tỏ phương thức TDCT đang được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến. Tận dụng điều này là căn cứ để ngân hàng có cơ sở mở rộng phương thức này.
e. Thị phần thanh toán tín dụng chứng từ
Để đánh giá quy mô hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của một ngân hàng, người ta có thể dựa vào thị phần thanh toán TDCT của ngân hàng. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào hai biến số là doanh thu từ thanh toán TDCT của Chi nhánh Đông Anh và doanh thu thanh toán TDCT của tất cả các NHTM trên địa bàn hoặc trên cả nước. Tỷ lệ này cao đồng nghĩa với việc thị phần khách hàng sử dụng sản phẩm TDCT càng lớn. Đây chính là yếu tố để đánh giá mức độ mở rộng phương
thức TDCT của chi nhánh.