dụng chứng từ tại Agribank
Ngoài việc chịu sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc thừa nhận và quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền ban hành thì Agribank còn ban hành một số quy định riêng dựa trên cơ sở các nguồn luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh và đảm bảo hiệu quả hoạt động thanh toán bằng thu tín dụng.
2.2.1.1. Các tập quán quốc tế liên quan tới TTQT
a. Các văn bản có tính chất pháp lý tùy ý do Phòng thuơng mại quốc tế (ICC) ban hành
- Tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (The Uniform customs
and practice for documentary credits - UCP). Mặc dù UCP chỉ là những quy định đuợc
Phòng Thuơng mại quốc tế (Paris) soạn thảo và ban hành nhung đuợc coi là Luật quốc tế
về ngân hàng trong giao dịch tín dụng chứng từ và được áp dụng rộng rãi trên toàn thế
giới. Khi các bên thỏa thuận áp dụng, UCP sẽ được dẫn chiếu vào thư tín dụng và ràng
buộc trách nhiệm các bên liên quan. Từ khi được ban hành năm 1993 đến nay, UCP đã
qua 6 lần sửa đổi, bản sửa đổi mới nhất năm 2007 là UCP 600.
- Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo tín dụng chứng từ (The International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under Documentary Credits - ISBP). ISBP là tài liệu bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP 600 do Phòng thương mại quốc tế ban hành. Hiện nay, ấn bản mới nhất là số xuất bản 745 năm 2013. ISBP không sửa đổi UCP mà nó giải thích chi tiết rõ ràng những quy tắc này được áp dụng trong giao dịch hàng ngày như thế nào. Thông qua việc sử dụng ISBP những người làm việc kiểm tra chứng từ có thể thực hành kiểm tra chứng từ phù hợp với các tập quán quốc tế mà các đồng nghiệp của họ đang sử dụng trên thế giới. Vì vậy, ISBP ra đời góp phần làm giảm đáng kể số lượng chứng từ bị từ chối thanh toán do các bất hợp lệ khi xuất trình lần đầu tiên.
- Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng theo tín dụng chứng từ (The Uniform
Rules for bank-to-Bank Reimbursements Under Documentary Credits-URR). Văn bản
mới nhất từ Phòng thương mại quốc tế là số xuất bản 725 năm 2008 (URR 725) - Điều kiện thương mại quốc tế (The International Commercial Terms- INCOTERMS)
Các văn bản ICC ban hành có tính chất pháp lý tùy ý nhưng được luật pháp các quốc gia trên thế giới thừa nhận, cho phép áp dụng.
b. Các văn bản pháp luật trong nước
- QĐ số 71/201/QĐ-NHNN ngày 25/05/2001 ban hành quy chế mở thư tín dụng hàng nhập trả chậm (Điều 15 của quy chế được sửa đổi bổ sung bởi QĐ số 1233/2001/QĐ-NHNN)
- Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền; Thông tư số 31/2014/TT- NHNN ngày 18/11/2014 của NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 35/2013/TT-NHNN...
- Công văn số 405/HNN-QLNH ngày 23/01/2006 của Vụ quản lý ngoại hối - NHNN quy định một số yêu cầu khi mở L/C trả ngay.
- Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11, Nghị định số 70/2014/NĐ- CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối, Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18/03/2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối.
- Nghị định số 160/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối.
- Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam ngày 29/11/2005.
- Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010
- Quy định số 1699/QĐ-NHNo-ĐCTC của Ban định chế tài chính - Agribank ban hành ngày 7 tháng 8 năm 2018 về “Quy trình Nghiệp vụ thanh toán quốc tế đối với pháp nhân trong hệ thống Agribank ”.