Nền tảng của thanh toán TDCT là thương mại quốc tế, là hoạt động có liên quan trực tiếp đến quyền lợi, uy tín, trách nhiệm của nhiều bên tham gia ở các quốc gia khác nhau. Quan hệ thanh toán TDCT trong nền kinh tế cũng rất đa dạng, phức tap do khoảng cách địa lý, bất đồng ngôn ngữ, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hơn nữa, quan hệ này chịu sự điều chỉnh của luật quốc tế, luật quốc gia và tập quán thương mại nước xuất khẩu cũng như nước nhập khẩu. Vì vậy, việc hoàn thiện môi trường pháp lý’ cho hoạt động tài chính ngân hàng giúp cho hoạt động thanh toán TDCT của ngân hàng đạt hiệu quả cao.
- Chính phủ cần ổn định môi trường kinh tế và chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách hỗ trợ xuất khẩu. Mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa nhăm duy trì thị phần ở các thị trường truyền thống, tranh thủ xâm nhập vào các thị trường mới. Tạo điều kiện cho các NHTM trong nước củng cố và phát triển quan hệ đại lý với nhiều quốc gia. Như đã phân tích ở chương 2, mặc dù kinh tế vĩ mô ở Việt Nam đang dần được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều biến động. Đặc biệt là lãi suất và tỷ giá thường xuyên thay đổi đã có những tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp thanh toán TDCT nói riêng. Các thông tin định hướng chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ cần được công bố từ đầu năm để doanh nghiệp và ngân hàng có sự chuân bị, các thông tin kinh tế vĩ mô như “bội chi ngân sách, nhập siêu, dự trữ ngoại hối, nợ quốc gia, cán cân thanh toán,.. .cần được công khai minh bạch ở mức cần thiết để các doanh nghiệp không bị động trong sản xuất kinh doanh.
- Chính phủ cần ban hành văn bản điều chỉnh lĩnh vực TTQT theo phương thức TDCT để tao hành lang pháp lý cho hoạt động này phát triển thuận lợi. Hiện nay, như đã nói ở chương 2, hầu hết tất cả các NHTM trong nước đều áp dụng UCP600 vào giao
phương thức TDCT nhằm hòa nhập vào mạng lưới TTQT, tuy nhiên việc áp dụng như vậy lại không mang tính bắt buộc. Hiện nay các văn bản điều chỉnh hoạt động này có ít, và chung chung, mới chỉ dừng lại ở việc giải thích, đưa ra dịnh nghĩa mà chưa có điều chỉnh rõ ràng, chưa đồng đều nếu so với các hoạt động như tín dụng, huy động vốn.Việc có văn bản rõ ràng điều chỉnh phương thức TDCT sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng vận dụng và nắm bắt loại hình thanh toán này.
- Chính phủ cần phát huy tính tích cực, chủ động trong khâu định hướng, giám sát và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu. Tổ chức thường xuyên các hội thảo, những cuộc trao đổi trực tiếp giữa Chính phủ, các bộ với các doanh nghiệp nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu . Nhà nước cần thông tin kịp thời tới các doanh nghiệp về giá cả thị trường trên thế giới giúp các doanh nghiệp dự đoán chính xác xu thế thị trường, để đưa ra phương án kinh doanh hiệu quả.
- Các Bộ, Ban, Ngành cần thực hiện hiệu quả hơn những chính sách phát triển xuất khẩu của quốc gia, cải thiện -cán cân thanh toán quốc tế”, để có thể thúc đẩy xuất khẩu thì máy móc thiết bị nguyên nhiên vật liệu phải được coi trọng như: miễn thuế và chi phí đầu vào, trợ cấp trực tiếp, cước phí vận tải, bảo hiểm, giá cả dịch vụ công cộng, giá xăng dầu, điện nước,.. .Sản xuất của Việt Nam cơ bản còn lạc hậu, phân tánnên việc tổ chức lại để mở rộng quy mô sản xuất, chuyên môn hóa cao trên nền tảng công nghệ hiện đại hóa là cần thiết. Ngoài ra, nhà nước cần tạo điều kiện và môi trường thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký nhãn quyền trên thị trường quốc tê để xây dựng thương hiệu hàng hóa mạnh của quốc gia. Trong quá trình phân phối, có thể hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thị trường bán lẻ ở nước ngoài, tăng cường truyền thông và xúc tiến thương mại.
- Có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Khai thác một cách có hiệu quả những tiềm năng sẵn có về tài nguyên, sức lao động, giảm giá thành phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, tập trung phát triển mạnh những hàng hóa dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.