Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng phương thức thanh toán tín dụng chứng

Một phần của tài liệu 0763 mở rộng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 35)

chứng từ tại Ngân hàng thương mại

1.3.3.1. Nhân tố khách quan

a. Chính sách vĩ mô của Nhà nước và chính sách kinh tế đối ngoại của Quốc gia

Thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; hoạt động kinh doanh của ngân hàng đều chịu sự quản lý của Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách của mình. Đặc biệt, đó là chính sách thuế đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, điều chỉnh lương cung cầu ngoại tệ trên thị trường, hay việc sử dụng các biện pháp kết hối.. .sẽ tác động mạnh mẽ hơn tới hoạt động thanh toán.

Quan tâm đến kinh tế đối ngoại là thiết yếu đối với TTQT, điều chỉnh nó như thế nào cho phù hợp phụ thuộc vào chính sách của từng thời kỳ. Một chính sách kinh tế đối ngoại khép kín, với các hàng rào bảo hộ mậu dịch sẽ kìm hãm sự phát

triển của TTQT. Ngược lại, một chính sách kinh tế mở sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngoại thương phát triển, cùng với đó đa dạng hóa nghiệp vụ ngân hàng, tăng nguồn thu từ TTQT.

+Chính sách quản lý ngoại hối

Chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước được thực hiện thông qua việc kiểm soát trạng thái ngoại hối và “luồng vận động” của ngoại hối của các tổ chức tín dụng. Một chính sách tốt sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu, đồng thời giúp các ngân hàng tránh bị tình trạng căng thẳng về ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng tốt hơn.

b. Tỷ giá ngoại hối

Một biến số kinh tế vĩ mô nhạy cảm được nhắc đến đó là tỷ giá ngoại hối. Tỷ giá là yếu tố biến động từng ngày, từng giờ, có tác động đến nền kinh tế, đặc biệt là khả năng thanh toán, khả năng cạnh tranh của xuất khẩu và cán cân thương mại. Khi đồng tiền trong nước mất giá so với ngoại tệ, giá cả trong nước sẽ rẻ hơn so với hàng hóa nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu tăng đắt lên, hạn chế nhập khẩu kích thích xuất khẩu. Ngược lại, khi đồng tiền trong nước đắt lên so với ngoại tệ, khiến giá cả hàng hóa trong nước đắt lên, hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn, kích thích doanh số nhập khẩu tăng mạnh”. Hoạt động TTQT được mở rộng hơn. Như vậy, tỷ giá ngoại hối có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến việc mở rộng TTQT.

c. Yếu tố khách hàng + Nhu cầu của khách hàng

Nhu cầu của khách hàng là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng phương thức TDCT của NHTM. Khach hàng có nhu cầu sử dụng phương thức TDCT trong TTQT hàng nhiều thì việc mở rộng hoạt động này của ngân hàng càng thuận lợi. Tuy nhiên, nếu khách hàng có thiên hướng sử dụng các phương thức khác thay thế thì sẽ là trở ngại trong việc mở rộng TDCT của Ngân hàng.

+ Trình độ nghiệp vụ ngoại thương của khách hàng

TTQT, cụ thể là phương thức TDCT là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi sự linh hoạt và tương tác ở cả phía ngân hàng lẫn khách hàng. Khách hàng cần phải

hiểu và có một trình độ nhất định về các thông lệ quốc tế cũng nhu các thị truờng trên thế giới. Nhu vậy mới đáp ứng đuợc những yêu cầu của ngân hàng trong thanh toán TDCT. Điển hình nhu khi ngân hàng bắt lỗi sai sót bộ chứng từ, nhung bản thân khách hàng không hiểu về các lỗi đó để chấp nhận hay không chấp nhận lỗi sai sót. Hay khách hàng cố tình không chịu thông báo cho ngân hàng về việc chấp nhận lỗi hay không trong vòng 5 ngày làm việc, nhu vậy khách hàng sẽ mất quyền lợi của mình. Việc khách hàng hiểu về thanh toán TDCT cũng sẽ giúp ngân hàng làm việc hiệu quả và năng suất hơn. Ngoài ra, đạo đức kinh doanh, khả năng tài chính cũng nhu tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng có tác động không nhỏ tới việc mở rộng phuơng thức TDCT của ngân hàng.

d. Môi trường chính trị

TTQT có liên quan đến hai hay nhiều quốc gia, có thể là nguời thụ huởng, nguồn gốc hàng hóa, nơi giao hàng,... tất cả đều phụ thuộc vào thể chế chính chị, kinh tế của các quốc gia đó. Mỗi sự thay đổi đều tác động tới hoạt động ngân hàng nói chung và TTQT nói riêng. Đặc biệt đối với phuơng thức TDCT, sự bất ổn về chính trị, kinh tế của một bên sẽ gây nhiều trở ngại không chỉ ở việc chậm giao hàng, thậm chí có thể bị cấm vận, không thể tiến hành thanh toán.

e. Hoạt động xuất nhập khẩu quốc gia

Tùy thuộc vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nuớc liên quan đến thuế, hỗ trợ lãi suất, định huớng phát triển đối với một số mặt hàng của quốc gia, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu một mặt thực hiện và tuân theo ở hiện tại; mặt khách cần vạch ra cho mình những định huớng phù hợp trong tuơng lai. Khi xuất nhập khẩu phát triển, kéo theo ngành vận tải ngoại thuơng phát triển, đồng nghĩa với đó, phuơng thức TDCT là phuơng thức thanh toán chủ yếu trong ngoại thuơng cũng sẽ có nền tảng để đuợc mở rộng và tăng truởng.

1.3.3.2. Nhân tố chủ quan

a. Quy mô hoạt động của ngân hàng

Đối với phuơng thức TDCT, quy mô của ngân hàng, uy tín cũng nhu năng lực tài chính là điều mà không chỉ khách hàng quan tâm mà còn đuợc đối tác tin tuởng.

Một ngân hàng được đánh giá, xếp hạng cao sẽ tạo được niềm tin với đối tác, do việc thanh toán là dựa trên ngân hàng.

Hơn nữa, một ngân hàng hiện đại, có tiềm lực kinh tế để đầu tư trang thiết bị hiện đại, các chuyên gia tư vấn, đào tạo nhân lực hay trả lương nhân viên xứng đáng để chiêu mộ nhân tài, có hạn mức để các doanh nghiệp mở L/C, vững khả năng thanh toán trên thị trường quốc tế để được xếp hạng cao, được các giải thưởng lớn, từ đó thiết lập quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng hơn; tất cả đều là căn cứ để phục vụ cho hoạt động TTQT.

b. Nền tảng công nghệ thông tin

Để có thể mở rộng TDCT một cách suôn sẻ thì công nghệ của ngân hàng cũng cần bắt nhịp được với sự hiện đại của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ngày nay, để có thể thực hiện chức năng TTQT liên ngân hàng, NHTM phải tham gia ít nhất vào hệ thống SWIFT- “mạng truyền tin có tính bảo mật cao”. Các ngân hàng trở thành thành viên của SWIFT để có thể chuyển tiền và trao đổi thông tin một cách an toàn, nhanh chóng và thuận tiện. Hiện tại, nền kinh tế thế giới đang dần chuyển từ mô hình truyền thống của các tổ chức tập trung sang một mô hình mới ngày càng phân quyền và tự chủ hơn. Sự thay đổi này đánh dấu sự ra đời của một thế hệ mới các tổ chức, doanh nghiệp "phi vật chất hóa", các tổ chức không yêu cầu các tài sản vật lý như văn phòng hay tài sản vật lý khác, thậm chí ngay cả nhân viên. Với tiến trình đó, công nghệ blockchain ra đời

đang là cơn sốt thu hút nhiều tập đoàn lớn nghiên cứu, ứng dụng. Blockchain đang tạo ra cơn sốt ở Việt Nam. Vậy nếu không theo kịp, chúng ta sẽ “lạc hậu” đến thế nào, và làm sao có thể vươn ra phục vụ các ông lớn?

c. Trình độ cán bộ

Đào tạo cán bộ chuyên trách về TTQT, đặc biệt là phương thức TDCT là điều cần

thiết và bắt buộc đối với NHTM. Để đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp, ngân hàng

phải có một đội ngũ thanh toán viên giỏi về cả chuyên môn, ngoại ngữ, am hiểu các thông lệ quốc tế, có kinh nghiệm TTQT. Bởi ngân hàng không chỉ cung cấp các SPDV

cho doanh nghiệp, mà ngân hàng còn chịu trách nghiệm trong việc kiểm tra Bộ chứng từ

hợp đồng, tư vấn khách hàng về lựa chọn các điều kiện giao hàng, thanh toán, ký kết hợp

đồng ngoại thương, hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp và chính bản thân ngân hàng. Hơn

thế, hiện nay đối với các doanh nghiệp quy mô lớn, thường có một đội ngũ TTQT chuyên trách, họ có thể kiểm tra và „ ’kiện” nếu phát hiện ra những lỗi sai sót trong

xử lý

của ngân hàng, gây mất uy tín của ngân hàng và điều quan trọng hơn, có thể khách hàng

sẽ không muốn làm việc với ngân hàng nữa.

d. Quy mô và chất lượng hoạt động của mạng lưới các ngân hàng đại lý

Phương thức TDCT đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngân hàng với những vai trò khác nhau. Nếu giữa các ngân hàng có sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau, sẽ thuận lợi hơn nhiều trong tác nghiệp; điển hình như giảm chi phí giao dịch nếu hai bên ký kết được những mức phí ưu đãi cho nhau hay tránh được những rủi ro, đảm bảo chất lượng hoạt động thanh toán của Ngân hàng.

e. Chiến lược Marketing

Khi nhắc đến “Ngân hàng nông nghiệp”, các khách hàng thường mặc định đây là một ngân hàng không mạnh về TTQT. Thậm chí có nhiều khách hàng còn nhầm tưởng Agribank không thực hiện TTQT. Do đó, ở lĩnh vực nào, sản phẩm nào, thì Marketing cũng chính là chiếc cầu nối giữa ngân hàng với khách hàng. Khi ngân hàng áp dụng một chiến lược Marketing phù hợp, sẽ hỗ trợ đưa các sản phẩm của mình đến với khách hàng, nhờ đó duy trì khách hàng truyền thống cũng như mở rộng mạng lưới khách hàng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0763 mở rộng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w