Hiện nay công tác cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có của Ngân hàng thương mại. Vì vậy sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng phụ thuộc nhiều vào cho vay và chất lượng cho vay. Việc đánh giá hiệu quả công tác cho vay ở các ngân hàng hiện nay thông qua các tiêu chí cơ bản là chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng.
1.3.4.1 Nhóm chỉ tiêu định tính. a/ Đảm bảo nguyên tắc cho vay
Đây là một nguyên tắc rất quan trọng đối với ngân hàng. Để đánh giá chất lượng một khoản vay đầu tiên phải xem xét khoản vay đó có đảm bảo nguyên tắc cho vay không. Ba nguyên tắc cơ bản của cho vay là:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Hoàn trả nợ gốc và tiền lãi vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Vốn vay phải được đảm bảo bằng tài sản tương đương.
b/ Cho vay đảm bảo có điều kiện
Các điều kiện để một khách hàng được vay vốn tại Ngân hàng
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn hợp pháp.
- Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định cuả Chính phủ, của NHNN.
c/ Quy trình thẩm định
Quy trình thẩm định là chỉ tiêu định tính quan trọng nhất quyết định tới chất luợng khoản vay vì thông qua quá trình thẩm định Ngân hàng có thể nắm bắt đuợc thông tin về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng từ đó đua ra quyết định cho vay hay không. Vì thế một khoản vay có chất lượng là khoản vay đã được thẩm định theo đúng quy trình của ngân hàng.
d/ Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Chất lượng cho vay được đánh giá là tốt khi các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng được đáp ứng tốt nhu cầu của họ. Khách hàng nói luôn mong muốn một quy trình thủ tục tín dụng đơn giản, gọn nhẹ, khoa học, thuận tiện và thật sự khách quan trong thái độ làm việc của nhân viên Ngân hàng. Tất nhiên dù gọn nhẹ tới mấy vẫn phải tuân theo nguyên tắc tín dụng, các nguyên tắc đảm bảo an toàn khác. Doanh nghiệp được cung cấp vốn nhanh chóng, kịp thời sẽ giúp quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra ổn định, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh và giảm được một phần chi phí vốn vay.
Dựa trên các nội dung đánh giá về mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhóm chỉ tiêu đánh giá đối với khách hàng cụ thể như sau:
*Λ Chỉ tiêu về mức độ hài lòng:
+ Mức độ thuận lợi cho việc tiếp cận tín dụng.
+ Thái độ của nhân viên.
+ Thời gian hoàn thành thủ tục vay nhanh chóng.
+ Phương pháp cho vay phù hợp.
+ Thủ tục vay vốn được công khai.
*Λ Chỉ tiêu về quy trình, lãi suất cho vay:
+ Quy trình thủ tục liên quan đến việc vay vốn đơn giản, thuận tiện.
+ Việc đáp ứng nhu cầu rút vốn vay nhanh chóng, kịp thời.
+ Các hình thức cho vay đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
+ Thời gian giao dịch trong ngày thuận tiện.
*Λ Chỉ tiêu về năng lực phục vụ:
+ Lãi suất vay vốn đuợc thông báo rõ ràng.
+ Thời gian giao dịch cho một khoản vay hợp lý.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại.
+ Cán bộ tín dụng có kiến thức, kỹ năng và khả năng truyền đạt, giới thiệu sản phẩm dịch vụ tốt.
+ Cán bộ tín dụng có phong cách giao dịch văn minh, lịch sự đến khách hàng.
*Λ Chỉ tiêu về cơ sở vật chất, phương tiện hữu hình:
+ Ngân hàng có trang thiết bị, công nghệ hiện đại.
+ Cơ sở vật chất đầy đủ, bố trí chỗ ngồi tốt, đầy đủ cho khách hàng.
+ Tờ rơi, tài liệu, đầy đủ thông tin và sẵn có.
+ Trang phục của nhân viên đồng bộ, gọn gàng, lịch sự.
+ Mạng luới, địa điểm giao dịch rộng khắp và thuậntiện.
1.3.4.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng a/Nhóm chỉ tiêu dư nợ cho vay
Du nợ chính là số tiền mà khách hàng còn nợ ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Tốc độ tăng truởng du nợ phản ánh quy mô hoạt động cho vay của Ngân hàng đuợc mở rộng hay thu hẹp, có hiệu quả hay kém hiệu quả. Nhìn vào cơ cấu du nợ sẽ biết đuợc đối tuợng khách hàng tập trung, thế mạnh cho vay và những hạn chế cần khắc phục trong cho vay của Ngân hàng. Du nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp phản ánh quy mô hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với
doanh nghiệp, cần phải phân tích dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp về ngành nghề, đối tượng doanh nghiệp, kỳ hạn cho vay cũng như tỷ trọng dư nợ được đảm bảo bằng tài sản. Nếu dư nợ cho vay doanh nghiệp ở mức cao, có tốc độ tăng trưởng tốt, ổn định, tập trung vào các ngành nghề, đối tượng doanh nghiệp theo định hướng chung của ngân hàng cũng như tỷ trọng dư nợ được đảm bảo bằng tài sản càng lớn chứng tỏ ngân hàng ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, theo đó nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp nói riêng và hoạt động cho vay nói chung. Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tỷ trọng dư nợ cho vay Dư nợ tín dụng doanh nghiệp
doanh nghiệp Tông dư nợ tín dụng
b/Nhóm chỉ tiêu doanh số cho vay - thu nợ:
Doanh số cho vay phản ánh giá trị các khoản cho vay trong năm, thể hiện khả năng thu hút khách hàng và khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng. Nếu chất lượng cho vay được nhìn nhận trên 2 phương diện là khả năng cho vay và khả năng thu hồi vốn vay thì doanh số cho vay nhiều và có tốc độ tăng trưởng cao mới chỉ cho thấy ngân hàng có khả năng thu hút khách hàng, khả năng luân chuyển vốn tốt, nhưng chưa nói lên được khả năng thu hồi các khoản cho vay đó. Doanh số cho vay cao mới chỉ đảm bảo cho sự mở rộng về hoạt động cho vay của ngân hàng.
Doanh số thu nợ phản ánh lượng vốn mà ngân hàng đã thu hồi được trong một kỳ cho vay (theo tháng, quý hoặc năm). Chỉ tiêu này cũng phản ánh tình hình thu nợ trong kỳ của ngân hàng, thông qua đó đánh giá được công tác thu hồi nợ của ngân hàng có sát sao, hiệu quả hay không, có gặp những vướng mắc gì không. Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết ghi trong hợp đồng tín dụng. Doanh số thu nợ cao thể hiện khả năng thu hồi nợ từ các khoản vay là tốt, tăng thu nhập cho ngân hàng và đảm bảo mục
tiêu hoạt động an toàn của ngân hàng, đồng thời nâng cao chất lượng cho vay. Để đánh giá về doanh số cho vay, thu nợ, ngoài việc so sánh giá trị của từng doanh số thông qua từng năm thì cần phải đánh giá mối quan hệ giữa doanh số cho vay và thu nợ thông qua hệ số thu nợ. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng, qua đó phần nào đánh giá được chất lượng cho vay của ngân hàng đó. Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tỷ trọng dư nợ cho vay Doanh số thu nợ KHDN
doanh nghiệp Doanh số cho vay KHDN
c/ Nhóm chỉ tiêu độ an toàn trong hoạt động tín dụng
Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn.
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn. Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản nợ không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện gia hạn nợ. Các khoản nợ quá hạn bao gồm:
- Nợ cần chú ý
- Nợ dưới tiêu chuẩn
- Nợ nghi ngờ
- Nợ có khả năng mất vốn.
Chỉ tiêu này đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp được tính như sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn Dư nợ quá hạn KHDN
= ×100%
KHDN Tông dư nợ cho vay KHDN
Chỉ tiêu này cho biết việc khách hàng không thực hiện được việc trả nợ đúng hạn theo cam kết. Cũng như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn cao phản ánh tình hình cho vay của ngân hàng có chất lượng thấp.
Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu.
Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ khó đòi...) được định nghĩa là các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5.
Nợ xấu mang các đặc trưng như sau:
- Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn.
- Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả gốc và lãi.
Thông thường theo định nghĩa nợ xấu là các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 tức là nợ đã quá hạn ít nhất 90 ngày.
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại tại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ lệ nợ xấu Dư nợ xấu KHDN
= _____—___ _____.________×100%
KHDN Tông dư nợ cho vay KHDN
Chỉ tiêu tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro
Tỷ lệ này cho biết dự phòng rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp được trích so với dư nợ bình quân cho vay khách hàng doanh nghiệp. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro càng tăng sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng, thể hiện chất lượng cho vay chưa tốt. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ lệ trích lập Dự phòng rủi ro
" = _____-J__—-___-_____ ×100%
DPRR Tông dư nợ cho vay
d/Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh từ hoạt động cho vay
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận từ hoạt động cho vay
∖ " = __' ' _______________ ×100%
của HĐ cho vay Tông dư nợ tín dụng
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của các khoản cho vay, một khoản cho vay ngắn hạn hay dài hạn không thể xem là có chất lượng cao nếu nó không đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu này có giá trị lớn chứng tỏ các khoản vay của ngân hàng sinh lời và ngược lại. Đánh giá chất lượng
cho vay thông qua chỉ tiêu này cũng chỉ mang tính chất tuơng đối vì chỉ tiêu này cũng phụ thuộc khá nhiều vào chính sách lãi suất. Ngoài ra, khi so sánh chất luợng cho vay giữa các ngân hàng thuơng mại, không thể kết luận đuợc chất luợng cho vay của ngân hàng này cao hơn ngân hàng khác do tỷ suất lợi nhuận của hoạt động cho vay cao hơn, nguyên nhân cũng bởi do có sự khác nhau trong chính sách lãi suất của từng ngân hàng. Vì vậy, chỉ tiêu này cũng nên đuợc xem xét một cách tuơng đối trong mối quan hệ với các chỉ tiêu và yếu tố quan trọng khác có ảnh huởng tới chất luợng cho vay của ngân hàng.
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn.
Đây là chỉ tiêu dùng để so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với khả năng huy động vốn của ngân hàng đó tại một thời điểm, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động đuợc của ngân hàng. Chỉ tiêu này đuợc tính nhu sau:
Hiệu suất sử Tong dư nợ
. \ = 7. -— ×1O0%
dụng vốn Tong vốn huy động
Thông thuờng, dựa trên cách tính, ta sẽ thấy chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ ngân hàng sử dụng nhiều vốn huy động và hoạt động của ngân hàng sẽ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều này không hẳn đã đúng do chua thể khẳng định đuợc hiệu suất sử dụng vốn cao thì chất luợng cho vay của ngân hàng là tốt và nguợc lại, bởi tỷ lệ du nợ trên vốn huy động lớn song có thể tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn ở mức thấp, làm ảnh huởng trực tiếp tới chất luợng cho vay. Ngoài ra, ta có thể thấy rằng ngân hàng có hiệu suất sử dụng vốn cao chua hẳn đã tốt hoặc nguợc lại, do nếu chỉ tiêu này có giá trị lớn thì ngân hàng phải tìm kiếm nguồn vốn khác có chi phí cao hơn; đồng thời nếu hiệu suất sử dụng vốn thấp thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thừa vốn. Do đó, chỉ tiêu này chỉ mang tính tuơng đối giúp so sánh khả năng cho vay và huy động vốn của ngân hàng. Vì vậy, khi xem xét ảnh huởng của chỉ tiêu này tới chất luợng cho vay của ngân
hàng, cần phải xem xét một cách tổng hợp chỉ tiêu này trong mối quan hệ với chỉ tiêu khác.
Hệ số rủi ro tín dụng
Hiệu số rủi ro tín dụng = ---5--- ×100% Tong tài sản có
Hệ số này cho thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong hoạt động của ngân hàng. Khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhung đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao.
1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp
1.3.5.1 Từ phía ngân hàng
a/ Chính sách cho vay của Ngân hàng.
Đối với mỗi ngân hàng, hoạt động cho vay luôn là hoạt động chiếm tỷ trọng cao nhất nhung cũng đồng thời là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi vậy, để đảm bảo mục tiêu nâng cao chất luợng cho vay, kiểm soát rủi ro và tăng truởng nhất thiết phải xây dựng chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, phù hợp với đặc điểm của Ngân hàng, phát huy đuợc các thế mạnh cũng nhu khắc phục, hạn chế các điểm yếu trong hoạt động cho vay. Chính sách cho vay của Ngân hàng bao gồm hạn mức cho vay, lãi suất, kỳ hạn, hình thức cho vay, tỷ lệ cho vay dựa trên tài sản đảm bảo ... Ngân hàng có chính sách cho vay hợp lý, đúng đắn, chặt chẽ, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng có phuơng huớng triển khai hoạt động cho vay một cách thuận lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí, góp phần hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả tín dụng.
b/ Công tác thẩm định trong hoạt động cho vay.
Thẩm định cho vay là việc sử dụng các công cụ và phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của 1 phuơng án hoặc dự án của khách hàng xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định cho vay hay không cho
vay. Từ việc thẩm định cho vay, ngân hàng cũng có thể tham gia góp ý cho chủ đầu tư/ doanh nghiệp vay vốn xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất vay và mức thu nợ phù hợp với năng lực của doanh nghiệp và phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đảm bảo trả đủ nợ cho ngân hàng. Với những mục đích quan trọng như vậy nên thẩm định cho vay là khâu phức tạp và hay mắc sai sót nhất. Như vậy, nếu công tác thẩm định tốt thì ngân hàng sẽ giảm thiểu được rủi ro xảy ra sau khi quyết định cho vay, chất lượng cho vay cũng được đảm bảo.
c/ Công tác kiểm tra/kiểm soát sau vay.
Kiểm tra/kiểm soát sau vay giúp ban lãnh đạo Ngân hàng có được thông tin về tình hình hoạt động và kinh doanh của Khách hàng. Nếu ngân hàng thực hiện nghiêm ngặt công tác kiểm tra sau cho vay sẽ nhanh chóng phát hiện sai sót, yếu kém để sửa chữa kịp thời, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp.
d/ Chất lượng cán bộ
Nhân tố con người là nhân tố trọng tâm trong mọi hoạt động. Trong hoạt động tín dụng, cán bộ tín dụng là cầu nối giữa ngân hàng và Bên vay, là người trực tiếp tiến hành công tác khai thác khách hàng, hướng dẫn khách hàng, thẩm định khách hàng và phương án, dự án vay vốn, theo dõi kiểm soát sau khi cho vay. Nếu cán bộ tín dụng không đủ năng lực, phẩm chất và trình độ chuyên môn thì sẽ không đánh giá chính xác hoặc cố tình cho vay những khách hàng doanh nghiệp yếu kém dẫn đến nợ quá hạn, thậm chí mất vốn. Từ