Đội ngũ cán bộ được coi là cốt lõi, là nhân tố quan trọng trong quá trình hoạt động của Ngân hàng. Việc đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ tại Chi nhánh là rất cần thiết trong bối cảnh đội ngũ cán bộ tín dụng ngày càng trẻ hóa, còn yếu về kinh nghiệm và chuyên môn. Để nâng cao chất lượng nhân sự, Chi nhánh cần:
Nâng cao năng lực và tiến hành chuyên môn hoá đội ngũ nhân viên tín dụng
Muốn nâng cao chất lượng hoạt động cho vay thì một yếu tố không thể thiếu thuộc về người cán bộ tín dụng với tư cách chủ thể cho vay trong quan hệ tín dụng. Người làm tín dụng phải là người am hiểu khách hàng, hiểu biết sâu sắc thực lực tài chính cũng như tiềm năng phát triển của khách hàng. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần phải có vốn hiểu biết nhất định về thị trường và lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng của mình đang tiến hành sản xuất kinh doanh vì nó liên quan trực tiếp đến chất lượng của từng món vay. Vì vậy, cần có sự chuyên môn hoá trong cán bộ tín dụng. Ngân hàng nên phân công mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một mảng cho vay nhất định được chia theo ngành. Việc chuyên môn hoá như vậy sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng dễ dàng giám sát, sát cánh cùng khách hàng trong vấn đề quản lý vốn.
Bên cạnh việc thực hiện chuyên môn hoá ngân hàng phải không ngừng nâng cao kiến thức cho cán bộ tín dụng bằng cách định kỳ mở các lớp huấn
luyện bồi dưỡng cán bộ về nghiệp vụ, thị trường, công nghệ. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung và của lĩnh vực ngân hàng nói riêng thì yêu cầu cần thiết đối với cán bộ tín dụng là kiến thức về tin học và ngoại ngữ. Đây là hai yếu tố giúp cán bộ tín dụng vững vàng, tự tin hơn trong công việc của mình. Vì vậy, Ngân hàng cần tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ tín dụng nâng cao trình độ, tạo cho họ điều kiện học tập, nghiên cứu.
Ngoài ra, để đánh giá cán bộ tín dụng, Theo tôi, Ngân hàng cần tổ chức các đợt kiểm tra về cán bộ tín dụng trên lĩnh vực sau: Nghiệp vụ; Pháp luật; Tâm lý; Tin học.
- Cần kết hợp các trường đại học tiến hành ra các câu hỏi trắc nghiệm và tình huống thực tế để phân ra các loại sau:
- Cánbộ tín dụng bậc I, chuyên xem xét thẩm định các món vay nhỏ.
- Cánbộ tín dụng bậc II, chuyên xem xét, thẩm định các món vay vừa.
- Cánbộ tín dụng bậc III, chuyên xem xét, thẩm định dự án lớn, tái thẩm định dự án vừa.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, cán bộ ngân hàng nghiên cứu lĩnh vực nào thì trong công việc nên giao cho họ đúng lĩnh vực đó.
Ngân hàng cần nâng cao trách nhiệm cá nhân. Đối với các khoản vay nhỏ, cán bộ tín dụng có thể tự quyết định sau khi xem xét.
Cuối cùng, ngân hàng nên dùng lợi ích cá nhân để nâng cao trách nhiệm cán bộ tín dụng, gắn lợi ích của họ với công việc. Nếu làm tốt được thưởng, nếu cố ý làm sai, tuỳ theo mức độ xử phạt bằng kinh tế hay có mức độ cao hơn.
Để đáp ứng được các yêu cầu đó, LienVietPostBank Hà Nội cần tập trung vào những công việc sau:
Về tuyển dụng cán bộ: Đặc điểm của công tác phân tích là yêu cầu người thực hiện phải có kiến thức tổng hợp về kế toán,tài chính và các kiến
thức xã hội khác. Do vậy, chi nhánh cần có những chính sách hợp lý để ưu tiên thu hút những sinh viên giỏi của các trường thuộc các chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, thương mại, pháp lý cũng như những người có trình độ, năng lực, kinh nghiệm về tín dụng và phân tích tài chính để làm việc. Ngoài ra có thể lựa chọn những cán bộ đã có kinh nghiệm, năng lực ở các bộ phận khác như giao dịch viên, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán ... để đào tạo bổ sung lực lượng cho đội ngũ cán bộ tín dụng.
Về sử dụng cán bộ: Chi nhánh cần căn cứ vào tính chất phức tạp của từng đối tượng khách hàng và năng lực, đạo đức của từng cán bộ để phân công công việc cho phù hợp; đặt kế hoạch bồi dưỡng hay chuyển sang làm công việc khác đối với những cán bộ không đáp ứng các yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần nghiên cứu ban hành những quy định, chế tài xử lý nghiêm khắc những cán bộ vì lợi ích cá nhân, vì thiếu tinh thần trách nhiệm gây thất thoát vốn ngân hàng.
Về cơ chế đãi ngộ: Chi nhánh cần nghiên cứu và triển khai cơ chế động lực một cách hợp lý để thực sự có tác dụng tích cực kích thích cán bộ tín dụng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Về bồi dưỡng, đào tạo cán bộ: Hoạt động tín dụng nói chung và công tác phân tích tài chính trong hoạt động cho vay nói riêng đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải cập nhật các kiến thức mới cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kiến thức tổng hợp khác về pháp lý, kinh tế -xã hội khác. Cán bộ giảng dạy có thể là chính các cán bộ tín dụng, thẩm định có trình độ, kinh nghiệm của ngân hàng hoặc thuê các chuyên gia từ Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước, giảng viên các trường đại học có uy tín như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Học viện tài chính,v.v...
Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho cán bộ tín dụng
Như đã nói ở phần trên, công việc thẩm định tín dụng rất phức tạp, đặc biệt là đối với các dự án lớn. Người thẩm định ngoài yêu cầu phải có kiến thức sâu rộng còn phải có thu thập được những thông tin cần thiết liên quan đến dự án. Vì vậy, Ngân hàng cần quan tâm cung cấp đầy đủ những trang thiết bị, điều kiện làm việc cho bộ phận thẩm định này như: mạng internet, các tạp chí, bao chí, quyền khai thác thông tin trong mạng CIC, ...đồng thời có chế độ đãi ngộ về lương, thưởng xứng đáng để khuyến khích lòng nhiệt tình, sự tận tâm và trung thực của nhân viên trong công việc.
Với chế độ lương, thưởng, thiết nghĩ Ngân hàng nên xây dựng chế độ lương, thưởng một cách linh hoạt. Cụ thể là Ngân hàng có thể để mức lương cơ bản (mức lương cố định) hàng tháng thấp nhưng mức lương kinh doanh nên có biên độ giao động lớn và tỷ lệ thuận với kết quả kinh doanh. Vào thời điểm cuối quý và cuối năm, Ngân hàng đã tiến hành đánh giá kết quả kinh doanh và chia lương kinh doanh cho nhân viên, tuy nhiên thực tế cho thấy khâu đánh giá và chia lương, thưởng còn mang nặng tính định tính, bình quân chủ nghĩa. Để khắc phục tình trạng này, Ngân hàng cần tập trung xây dựng bảng kế hoạch công việc một cách khoa học, phù hợp với công việc của từng bộ phận khác nhau sau đó tính toán và giao chỉ tiêu chi tiết đối với từng chi nhánh, bộ phận, cá nhân trong từng thời kỳ cụ thể (tháng, quý, năm), đồng thời Ngân hàng cũng cần đưa ra các mức lương, thưởng tăng luỹ tiến đối với các mức kết quả đạt được tương ứng. Song song với chế độ khen thưởng, Ngân hàng cũng cần quy định chi tiết các hình thức kỷ luật đối với đội ngũ nhân viên có liên quan trong khâu thẩm định và xét duyệt khoản vay. Làm được điều đó chắc chắn Ngân hàng sẽ khai thác được tối đa năng lực của đội ngũ nhân viên, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.