Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương một số nước

Một phần của tài liệu 0829 nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33 - 39)

- Chức năng quản lý vĩ mơ về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân

1.3.1. Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương một số nước

1.3.1.1. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK):

Điều hành hoạt động của BOK là Hội đồng chính sách tiền tệ và Thống đốc. Hội đồng chính sách tiền tệ điều hành trực tiếp hoạt động của KTNB. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ trực tiếp gồm: Kiểm toán trưởng và Vụ KTNB.

Kiểm toán trưởng do Tổng thống bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính cho một nhiệm kỳ 03 năm, hoạt động độc lập với Ban lãnh đạo BOK, chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành trực tiếp Vụ KTNB.

Cơ cấu tổ chức của Vụ KTNB gồm: Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng và 6 nhóm nghiệp vụ (nhóm xây dựng kế hoạch kiểm tốn và 5 nhóm kiểm tốn chuyên đề). Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Thống đốc BOK bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Kiểm toán trưởng thực hiện kiểm tốn tổng thể chức năng và tồn bộ hoạt động của BOK; báo cáo kết quả kiểm tốn lên Hội đồng chính sách tiền tệ. Kiểm tốn trưởng trình bản báo cáo kiểm tốn thường niên cho Chính phủ và Hội đồng chính sách tiền tệ.

Vụ KTNB có nhiệm vụ:

- Xác nhận giá trị tài sản ngân hàng nắm giữ (VD: tiền mặt...) là đúng và nguyên vẹn;

- Đảm bảo tính chính xác của các báo cáo tài chính;

- Giám sát việc tuân thủ pháp luật, tuân thủ quy định, quy trình trong các hoạt động hàng ngày của ngân hàng;

- Đưa ra biện pháp tối ưu cho việc cải thiện hoạt động nghiệp vụ cần thiết;

- Khuyến khích áp dụng các biện pháp kiểm sốt nội bộ hiệu quả. Các loại hình kiểm tốn:

- Kiểm toán theo kế hoạch thường xuyên, gồm: kiểm toán hoạt động và kiểm tốn báo cáo tài chính (kiểm tốn tài sản).

- Kiểm toán đặc biệt: thực hiện theo yêu cầu của Thống đốc hoặc Kiểm toán trưởng.

- Kiểm toán hàng ngày: kiểm toán trước; kiểm toán trong; giám sát tại chỗ và theo dõi trực tiếp qua mạng máy tính.

Tại BOK đã xác định thí điểm những lĩnh vực rủi ro tổng thể gồm: tài chính/kế tốn; hồ sơ tài liệu/an ninh; hệ thống cơng nghệ thông tin; dự án/luật và quy chế; các lĩnh vực khác và rủi ro kiểm toán. Xác định các lĩnh vực rủi ro theo yếu tố thông thường trong hoạt động và đánh giá rủi ro cụ thể trong từng hoạt động có nguy cơ lớn. Lập kế hoạch kiểm toán hàng năm và phân bổ nguồn lực kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro.

Kiểm toán dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro mục đích nhằm phân bổ nguồn lực kiểm tốn có hiệu quả, thực hiện theo quy trình sau: xác định rủi ro chính; đánh giá kiểm sốt nội bộ để giảm thấp mức độ rủi ro; xây dựng dữ liệu kiểm soát rủi ro; ưu tiên kiểm toán dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro và lập kế hoạch kiểm toán.

Để nâng cao chất lượng kiểm toán, Vụ KTNB đã tập trung kiểm toán hoạt động để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả của các dự án hoặc thực hiện chức năng đặc biệt; cải thiện kiểm tốn cơng nghệ tin học để xử lý an toàn dữ liệu, hệ thống ổn định, an tồn thơng tin, giao dịch liên tục, tránh gián đoạn; cải thiện kiểm tốn tài chính để đáp ứng các thông lệ quốc tế; kết hợp kiểm tốn cùng với các chun gia bên ngồi (thuê chuyên gia kiểm toán).

1.3.1.2. Ngân hàng Trung ương Pháp:

Tổ chức của NHTW Pháp gồm các Hội đồng, Uỷ ban chuyên môn và các Vụ tham mưu cho Thống đốc về các lĩnh vực hoạt động cụ thể của NHTW; ngồi ra cịn các nhà máy, doanh nghiệp trực thuộc để sản xuất, in tiền giấy và tiền kim loại. NHTW Pháp có 211 Chi nhánh tại các tỉnh, khu vực của nước Pháp với tổng số cán bộ khoảng 15000 người và 2 Trung tâm điều hành và xử lý dữ liệu điện tử.

Tổng kiểm soát trưởng tham mưu giúp Thống đốc trong việc thực hiện KTNB các đơn vị của NHTW, đảm bảo cho hệ thống kiểm soát nội bộ thiết

lập đầy đủ và hoạt động hiệu quả tại các lĩnh vực hoạt động của NHTW. Tổng kiểm soát trưởng phụ trách Tổng kiểm soát và Vụ Quản lý rủi ro.

*Tổng kiểm soát:

Cơ cấu của Tổng kiểm soát gồm:

- Văn phịng (cơ cấu tổ chức khơng phải là cấp Vụ);

- Kiểm toán các đơn vị trung ương (cơ cấu tổ chức là Vụ, đứng đầu là 1 Vụ trưởng) gồm các phịng: kiểm tốn cơng nghệ thơng tin; kiểm toán tổng hợp; kiểm toán tài chính; an tồn tài sản;

- Kiểm tốn Chi nhánh;

- Thanh tra, giám sát các TCTD.

Vụ KTNB căn cứ vào những thông số rủi ro do Vụ Quản lý rủi ro báo cáo để xây dựng chương trình kiểm tốn hàng năm. Kế hoạch kiểm toán dựa trên yêu cầu của NHTW Pháp và yêu cầu của NHTW Châu Âu. Trong NHTW Châu Âu có Ủy ban KTNB có trách nhiệm xây dựng chương trình, nội dung kiểm tốn hàng năm và thơng báo đến từng NHTW thành viên. NHTW thành viên căn cứ vào kế hoạch thông báo của NHTW Châu Âu, dựa trên những yêu cầu cụ thể của ngân hàng mình để xây dựng kế hoạch kiểm tốn chi tiết, sau đó báo cáo lại NHTW Châu Âu. Mỗi NHTW trong hệ thống đều thực hiện việc báo cáo theo một mẫu chung để NHTW Châu Âu tổng hợp.

Kế hoạch kiểm toán hàng năm được Ủy ban Kiểm toán phê chuẩn, sau đó mới đến Thống đốc Ngân hàng. Trước khi thực hiện kiểm toán, NHTW Pháp xem xét tổng thể tất cả các hoạt động để đưa ra lĩnh vực cần tập trun g kiểm toán. Đặc biệt, NHTW Pháp quan tâm đến những lĩnh vực xảy ra sự cố, xem những lỗi đó xảy ra có được ghi nhận hay ghi chép trên giấy tờ nào khơng... Trên cơ sở đó mới tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo của kiểm toán.

* Vụ Quản lý rủi ro:

- Bảo mật thông tin: đưa ra những quy định, những chế tài về bảo mật thông tin cũng như những cơng cụ đảm bảo tính bảo mật, an tồn của tồn hệ thống.

- Phân tích, tổng hợp đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Hỗ trợ, phân tích rủi ro cho các đơn vị trong NHTW.

NHTW Pháp đã từng bước tiếp cận phương pháp kiểm soát rủi ro thay cho phương pháp truyền thống, đó là: phương pháp tiếp cận tồn diện, coi rủi ro tồn tại ở tất cả các hoạt động, các phòng, ban nghiệp vụ và cần phải được xem xét, đánh giá trên một cơ sở liên tục; mọi nhân viên đều cần xem quản lý rủi ro là một phần cơng việc của mình chứ khơng phải chỉ là việc của bộ phận kiểm soát chuyên trách.

Để nhận biết, đánh giá và lượng hoá các rủi ro hoạt động, KTNB sử dụng nhiều phương pháp toán học khác nhau như xây dựng ma trận rủi ro, sử dụng một phần mềm chuyên nghiệp (ORCAS) để đưa ra được các chỉ số nhận biết và lượng hố rủi ro . Các Phịng, Ban nghiệp vụ nhận dạng và phân tích những rủi ro trong hoạt động tại đơn vị mình, gửi báo cáo lên Vụ Quản lý rủi ro. Căn cứ vào báo cáo của các đơn vị, Vụ Quản lý rủi ro sẽ tổng hợp để trình lên Tổng kiểm sốt trưởng. Vụ Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm đưa ra phương pháp quản trị rủi ro; tập hợp những số liệu, dữ liệu rủi ro nghiệp vụ, quản lý hệ thống tin học kiểm tra rủi ro nghiệp vụ... và lập báo cáo tổng hợp trình Thống đốc. Việc phân tích rủi ro được thực hiện theo định kỳ thông thường là 3 tháng/lần.

1.3.1.3. Ngân hàng Trung ương Singapore:

NHTW Singapore (Monetary Authority of Singapore) là một cơ quan của Chính phủ. Theo đạo luật NHTW Singapore, Ban điều hành NHTW Singapore được chỉ định bởi Tổng thống. Chủ tịch Ban điều hành được chỉ định bởi Tổng thống theo đề nghị của Chính phủ, Thống đốc là 1 thành viên của Ban điều hành. Ban điều hành có trách nhiệm điều hành các chính sách và

quản trị chung đối với các hoạt động đối nội và đối ngoại của NHTW Singapore. Ban điều hành có trách nhiệm đến cùng đối với Quốc hội Singapore qua vai trò của Bộ trưởng phụ trách NHTW Singapore.

Tại NHTW Singapore có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Ban điều hành, độc lập với Thống đốc trong hoạt động tác nghiệp. Ủy ban kiểm tốn đề ra các quy định hướng dẫn cơng tác kiểm soát nội bộ và KTNB của các đơn vị trong NHTW Singapore. Ủy ban kiểm toán thường xuyên xem xét, sử dụng các kết quả kiểm toán của KTNB và kiểm toán độc lập để báo cáo Ban điều hành trong việc chỉ đạo hoạt động của NHTW Singapore.

Vụ KTNB trực thuộc Ủy ban kiểm tốn, có vị trí độc lập với các Vụ, Cục khác tại NHTW Singapore trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Vụ KTNB thực hiện báo cáo kết quả hoạt động kiểm toán cho Ủy ban kiểm toán và đồng gửi 01 bản cho Thống đốc để phối hợp.

Về phạm vi kiểm toán, Vụ KTNB thực hiện kiểm toán tất cả các hoạt động nghiệp vụ tại NHTW Singapore. Hàng năm, căn cứ tình hình mới, Vụ KTNB cập nhật các hoạt động nghiệp vụ mới của NHTW Singapore để phân tích, đánh giá rủi ro và quyết định tần suất kiểm tốn đối với nghiệp vụ đó. Hiện nay, Vụ KTNB không thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của NHTW Singapore mà chỉ kiểm tốn những lĩnh vực liên quan đến tài chính. Báo cáo tài chính hàng năm của NHTW Singapore do Kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán.

Về phương pháp kiểm toán, Vụ KTNB sử dụng phương pháp kiểm toán trên cở sở phân tích, đánh giá rủi ro. Căn cứ trên kết quả phân tích và đánh giá rủi ro, Vụ KTNB lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán đối với các hoạt động nghiệp vụ của NHTW Singapore. Hàng năm, Vụ sẽ cập nhật, tập hợp tất cả các hoạt động nghiệp vụ có thể tiến hành kiểm tốn được và tiến hành phân tích, đánh giá rủi ro đối với từng hoạt động nghiệp vụ để xác định

tần suất kiểm tốn. Từ đó, Vụ KTNB sẽ lập kế hoạch kiểm tốn hàng năm, 03 năm, 05 năm.

Trong q trình kiểm tốn, hầu hết cơng việc kiểm tốn đều được thực hiện trên máy tính. Hiện tại, Vụ KTNB sử dụng một số phần mềm hỗ trợ kiểm toán như: AUDIT TRAX, TEAMMATE, TIME TRAX.

Hàng năm, Vụ KTNB cũng thực hiện tự đánh giá chất lượng hoạt động. Việc đánh giá nhằm kiểm tra mức độ tuân thủ trong hoạt động của Vụ đối với các tiêu chuẩn KTNB quốc tế (IIAs), hệ thống chuẩn mực đạo đức, Hiến chương KTNB từ đó xác định những khu vực, lĩnh vực cần chỉnh sửa, hoàn thiện. Đồng thời việc đánh giá này định kỳ khoảng 03 - 05 năm sẽ được Kiểm toán độc lập thực hiện.

Một phần của tài liệu 0829 nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33 - 39)