Quá trình phát triển hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 0829 nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 46 - 50)

- Chức năng quản lý vĩ mơ về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân

Kết luận Chương

2.2.1. Quá trình phát triển hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2.2.1. Quá trình phát triển hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam Việt Nam

- Thực hiện điều 16 Pháp lệnh NHNN Việt Nam năm 1990, Vụ Tổng kiểm soát (nay là Vụ KTNB) được thành lập trên cơ sở tách bộ phận Tổng kiểm soát từ Vụ Kế toán và Tổng kiểm soát theo Quyết định 115/NH-QĐ ngày 27/12/1990 của Thống đốc. Vụ Tổng kiểm soát tại NHTW thực hiện nhiệm vụ kiểm soát các đơn vị thuộc NHNN và hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát tại các đơn vị.

- Thực hiện Luật NHNN năm 1997, mơ hình tổ chức bộ máy kiểm sốt, KTNB đã có sự thay đổi cơ bản so với giai đoạn thực hiện theo Pháp lệnh NHNN. Bộ máy kiểm sốt nội bộ khơng tổ chức theo hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Theo đó, Vụ KTNB là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của NHTW, thực hiện chức năng KTNB và hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát nội bộ NHNN; phịng/bộ phận kiểm sốt nội bộ thuộc cơ cấu, tổ chức của Vụ, Cục, Chi nhánh thực hiện nhiệm vụ kiểm soát theo chỉ đạo của Thủ trưởng đơn vị và hướng dẫn nghiệp vụ của Vụ KTNB. Cụ thể như sau:

Quá trình triển khai thực hiện cơng tác kiểm sốt, KTNB theo quy định của Luật NHNN năm 1997 đã từng bước làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ kiểm toán của Vụ KTNB và nhiệm vụ kiểm soát nội bộ tại mỗi đơn vị.

Quyết định 2210/QĐ-NHNN ngày 06/10/2008 của Thống đốc về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ KTNB quy định Vụ KTNB là một đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện KTNB hoạt động của các đơn vị thuộc NHNN. Nhiệm vụ cụ thể của Vụ KTNB là:

+ Tham mưu, giúp Thống đốc trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, quy định và quy trình về KTNB.

+ Xây dựng trình Thống đốc phê duyệt kế hoạch kiểm toán hàng năm và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán theo kế hoạch đã được Thống đốc phê duyệt.

+ Thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm tốn tn thủ, kiểm tốn hoạt động đối với các đơn vị thuộc NHNN.

+ Tham gia Hội đồng kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá định kỳ tại Kho tiền Trung ương.

+ Tham gia Hội đồng liên bộ giám sát công tác tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền in, đúc hỏng, giấy in tiền, kim loại đúc tiền hỏng.

+ Tổng hợp báo cáo Thống đốc về hoạt động kiểm soát nội bộ của các đơn vị thuộc NHNN, KTNB của NHNN theo quy định. Kiến nghị Thống đốc sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát, KTNB của NHNN.

+ Làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc NHNN giúp Thống đốc xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động KTNN tại NHNN.

+ Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trong việc xem xét, trình Thống đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thi nâng ngạch kiểm soát viên, kiểm toán viên NHNN.

+ Được quyền yêu cầu các đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thơng tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán và báo cáo kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của Vụ KTNB. Kiến nghị với Thống đốc xử lý theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở đơn vị kiểm tốn hoặc cung cấp thơng tin, tài liệu sai sự thật cho đơn vị kiểm toán.

- Cơ cấu tổ chức của Vụ KTNB tiếp tục hoàn thiện theo hướng tổ chức các phịng kiểm tốn theo các nội dung kiểm tốn. Trong đó, một số lĩnh vực nghiệp vụ có mức độ rủi ro cao như quản lý, kinh doanh ngoại hối, hoạt động công nghệ thông tin đã được thành lập phịng kiểm tốn riêng.

Hiện tại, tổng số cán bộ của Vụ KTNB là 48 người, cơ cấu tổ chức của Vụ KTNB gồm Ban lãnh đạo Vụ (Vụ trưởng và 03 Phó Vụ trưởng) và 04 Phịng nghiệp vụ, với chức năng, nhiệm vụ chính của các Phịng thuộc Vụ như sau:

- Phịng Xây dựng chương trình và thẩm định báo cáo tài chính (gọi tắt là Phịng Kiểm tốn I): 8 người; nhiệm vụ chính của Phịng: Nghiên cứu soạn thảo để lãnh đạo Vụ trình Thống đốc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chung về kiểm soát nội bộ, KTNB NHNN; thẩm định các báo cáo KTNB; thực hiện cơng tác quản trị hành chính, cơng tác tổ chức, cán bộ, thơng tin báo cáo định kỳ của Vụ, tổng hợp kết quả thực hiện những kiến nghị sau kiểm tra, KTNB tại các đơn vị thuộc NHNN.

- Phịng Kiểm tốn báo cáo tài chính và các dự án đầu tư (gọi tắt là Phịng Kiểm tốn II): 12 người; nhiệm vụ chính: Nghiên cứu, soạn thảo để lãnh đạo Vụ ban hành hoặc trình Thống đốc ban hành các quy định, quy trình kiểm sốt nội bộ, KTNB báo cáo tài chính, dự án đầu tư xây dựng cơ bản, dự án cải tạo, nâng cấp tài sản của các đơn vị thuộc NHNN; thực hiện kiểm tốn báo cáo tài chính, dự án mua sắm tài sản.

- Phịng Kiểm tốn tn thủ và hoạt động (gọi tắt là Phịng Kiểm tốn III): 13 người; nhiệm vụ chính: Nghiên cứu, soạn thảo để lãnh đạo Vụ ban hành hoặc trình Thống đốc ký ban hành các quy định, quy trình kiểm sốt nội bộ, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với các đơn vị thuộc NHNN; thực hiện kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động các đơn vị thuộc NHNN.

- Phịng Kiểm tốn tin học và ngoại hối (gọi tắt là Phịng Kiểm tốn IV): 11 người; nhiệm vụ chính: Nghiên cứu, soạn thảo để lãnh đạo Vụ ban hành hoặc trình Thống đốc ban hành các quy định, quy trình nghiệp vụ kiểm sốt nội bộ, kiểm tốn lĩnh vực quản lý, kinh doanh ngoại hối và kiểm toán tin học đối với các đơn vị thuộc NHNN; thực hiện kiểm toán tin học, kiểm toán các dự án đầu tư, mua sắm máy tính, thiết bị tin học (kể cả các dự án mua sắm phần mềm ứng dụng) đối với các đơn vị thuộc NHNN.

Về trình độ: 100% cán bộ của Vụ có trình độ đại học trở lên, trong đó có 9 Thạc sỹ.

Về độ tuổi của cán bộ:

+ Số cán bộ có độ tuổi 35 trở lên: 30 người; + Số cán bộ có độ tuổi từ 25 - 35 tuổi: 16 người; + Số cán bộ có độ tuổi dưới 25 tuổi: 02 người.

Cán bộ của Vụ có độ tuổi từ 35 trở lên chiếm tỷ trọng 62,5%, số cán bộ này có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác kiểm tốn, đặc biệt là kiểm tốn báo cáo tài chính, xây dựng cơ bản, kho quỹ. Tuy nhiên, những cán bộ này có những hạn chế kiến thức về tin học, ngoại ngữ và những nghiệp vụ mới của NHTW nên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai kiểm tốn các nghiệp vụ như: kiểm toán tuân thủ, hoạt động các Vụ, Cục; kiểm toán tin học; kiểm toán quản lý, kinh doanh ngoại hối.

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Vụ Kiểm toán nội bộ NHNN

Một phần của tài liệu 0829 nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 46 - 50)