Nguyên nhân dẫn đến các tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu 0829 nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 70 - 72)

- Tại NHTW và đơn vị sự nghiệp 11

2.3.2Nguyên nhân dẫn đến các tồn tại, hạn chế

Qua phân tích, đánh giá các hạn chế, tồn tại trong cơng tác KTNB nêu trên của NHNN Việt Nam có thể nhận thấy một số nguyên nhân sau cũng cần được nghiên cứu để đưa ra các giải pháp phù hợp:

- Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của NHNN theo mơ hình NHTW hiện đại cịn hạn chế. Hiện nay, NHNN đang áp dụng chế độ kế tốn phân tán nên có những khó khăn nhất định trong việc theo dõi, quản lý tập trung vốn, tài sản của tồn hệ thống NHNN và khơng phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Cơ sở để tiến hành kiểm toán là các văn bản pháp quy của Nhà nước, của NHNN và các Bộ, Ngành có liên quan. Vì vậy, cơng tác kiểm tốn gặp khó khăn, vướng mắc nhất định khi hệ thống các văn bản pháp luật thiếu đồng bộ, bất cập với thực tiễn, chậm được ban hành, sửa đổi, bổ sung. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng của hoạt động KTNB NHNN chưa cao.

- Hệ thống thông tin, thống kê, dự báo cũng như mối quan hệ phối hợp công tác và chia xẻ thông tin giữa các đơn vị NHNN chưa hiệu quả. Sự phối hợp giữa các đơn vị thuộc NHNN trong việc thực hiện những kiến nghị của

KTNB chưa chặt chẽ, thường xuyên. Một số đề xuất, kiến nghị qua kiểm toán chưa được các đơn vị thực hiện nghiêm túc, triệt để hoặc thời gian thực hiện kéo dài; công tác đôn đốc, theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị chưa thường xuyên, sát sao và thiếu tính hệ thống làm giảm vai trị, hiệu lực của KTNB.

- Chất lượng đội ngũ kiểm tốn viên cịn có mặt bất cập, kỹ năng, kinh nghiệm kiểm toán theo các phương pháp KTNB hiện đại còn yếu, nhất là trong kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động và kiểm tốn một số lĩnh vực có rủi ro cao như kinh doanh ngoại hối, tin học. Kiểm tốn viên khơng được thường xuyên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, hội thảo liên quan đến các nghiệp vụ của NHTW (như quản lý ngoại hối, tin học, thị trường mở, chính sách vĩ mơ...). Do vậy, khả năng kiểm tốn đối với các nghiệp vụ này cịn hạn chế.

- Vụ KTNB chưa thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, đánh giá cơng tác kiểm sốt nội bộ để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kiểm toán.

Kết luận Chương 2

KTNB NHNN Việt Nam trong những năm qua được KTNN đánh giá cao, là một hệ thống hoạt động có hiệu quả. Chất lượng KTNB ngày càng được nâng lên, góp phần đảm bảo cho các đơn vị trong hệ thống NHNN hoạt động đúng hành lang pháp luật - an toàn - hiệu quả.

Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng của hoạt động KTNB tại NHNN Việt Nam; đối chiếu với nguyên lý, cơ chế, chính sách, và tham khảo thơng lệ trên thế giới, từ đó phân tích những tồn tại, hạn chế của hệ thống này và tìm ra các ngun nhân dẫn đến những hạn chế. Đó chính là vấn đề luận văn quan tâm nghiên cứu và đề xuất những giải pháp khắc phục, hoàn thiện trong chương 3 nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống KTNB tại NHNN Việt Nam.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu 0829 nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 70 - 72)