- Tại NHTW và đơn vị sự nghiệp 11
3.3.3 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực
3.3.3.1. Tiếp tục hồn thiện Quy chế kiểm tốn viên
- Xây dựng Quy chế kiểm toán viên NHNN phù hợp với quy định của Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn các ngạch kiểm toán viên nội bộ; bổ sung thêm các quy định phù hợp với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp KTNB và khắc phục những bất cập về nhiệm vụ quyền hạn của các ngạch kiểm soát viên hiện nay.
- Xây dựng tiêu chuẩn kiểm toán viên nội bộ NHNN Việt Nam từng bước ngang tầm với tiêu chuẩn kiểm toán viên nội bộ NHTW các nước trên thế giới, cả tiêu chuẩn nghề nghiệp cũng như tiêu chuẩn về đạo đức. Nhân viên KTNB NHNN phải là những người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của
pháp luật và trình độ cập nhật theo mức trình độ chung. Tại thời điểm hiện tại, trình độ phải đạt tối thiểu là tốt nghiệp Đại học đúng chuyên ngành; am hiểu pháp luật và phải trải qua ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Ngân hàng; có phẩm chất đạo đức, phải là người liêm khiết, trung thực, khách quan, có ý thức tuân thủ Luật pháp. Riêng đối với Kiểm toán viên được giao trách nhiệm làm Trưởng đồn kiểm tốn, phải có mức yêu cầu cao hơn so với các kiểm toán viên là thành viên.
- Kiểm toán viên nội bộ phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán như sau:
Độc lập: Đây là nguyên tắc cơ bản của kiểm toán viên khi thực hiện
kiểm toán, kiểm tốn viên phải thực sự khơng bị chi phối hoặc bị những tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất, tinh thần nào ảnh hưởng đến kết luận trong báo cáo kiểm toán.
Trung thực. Kiểm tốn viên cần thực hiện cơng việc của mình một cách
trung thực, cẩn trọng, có trách nhiệm, tuân thủ luật pháp và thực hiện các nội dung cơng khai theo quy định của pháp luật. Kiểm tốn viên phải có chứng kiến, quan điểm rõ ràng trong báo cáo kiểm toán.
Bảo mật: Kiểm tốn viên phải bảo mật các thơng tin có được trong q
trình kiểm tốn, trừ khi có nghĩa vụ phải tiết lộ thơng tin theo quy định của pháp luật và quy định của nội bộ NHNN.
Khách quan: Kiểm toán viên phải làm việc công bằng, tôn trọng sự thật,
không thành kiến hoặc thiên vị.
Năng lực chuyên môn: Kiểm tốn viên phải có đủ năng lực chun mơn
cần thiết, có nhiệm vụ duy trì, phát triển để nâng cao kiến thức đáp ứng được những yêu cầu cơng việc kiểm tốn ngày càng cao.
3.3.3.2. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm cơng tác kiểm tốn nội bộ
- Trình độ các cán bộ làm cơng tác KTNB cịn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Do đó, cần tăng cường các chương trình đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu nhằm hình thành đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực KTNB. Đối với các chương trình đào tạo cơ bản có thể tiến hành tại chỗ th eo nhiều hình thức như mời các chuyên gia giỏi trong nước hoặc các chuyên gia nước ngồi giảng dạy. Đối với những kiến thức mang tính chuyên sâu, nhất là những kiến thức về quản lý hoạt động kiểm toán, phương pháp kiểm toán trên cơ sở rủi ro theo chuẩn mực KTNB quốc tế có thể tổ chức đào tạo ở nước ngồi để học tập kinh nghiệm.
- Phối hợp với các tổ chức quốc tế, các dự án tổ chức các buổi hội thảo về kiểm soát nội bộ, KTNB NHTW với sự tham gia của các Vụ, Cục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đơn vị, đặc biệt là trách nhiệm tự đánh giá rủi ro và thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro trong phạm vi hoạt động của đơn vị mình.
3.3.3.3. Chế độ đãi ngộ đối với kiểm toán viên
- Xét trên nhiều phương diện tính chất cơng việc KTNB tương tự như Thanh tra, KTNN. Vì vậy, để khuyến khích, động viên cán bộ làm cơng tác KTNB thì bên cạnh các quy định về chế độ trách nhiệm cũng cần có chính sách về quyền lợi phù hợp như được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng thêm mức phụ cấp trách nhiệm hàng tháng hiện nay, trang bị các phương tiện làm việc cần thiết phục vụ cho cơng việc,...
- Chính sách đãi ngộ: Do đặc thù của cơng tác KTNB, kiểm tốn viên thường xuyên phải đi công tác xa nhà dài ngày. Vì thế cần có chính sách đãi ngộ thích đáng đối với kiểm tốn viên để động viên họ trong cơng tác như:
chế độ nghỉ bù; chế độ phụ cấp xa nhà... để có thể động viên bản thân và gia đình họ n tâm cơng tác.
Bên cạnh đó, cần phải có chế tài thưởng phạt cơng bằng minh bạch nhằm khuyến khích cán bộ trong cơng tác nghiệp vụ. Chế tài thưởng phạt cũng có tác dụng trong việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận và sai sót (rủi ro nghiệp vụ) trong hoạt động ngân hàng, khuyến khích từng cán bộ tự hồn thiện việc thực hiện nhiệm vụ, có ý thức tuân thủ đúng các quy định, có ý thức nhắc nhở và tố giác những hành vi sai phạm trong ngân hàng. Do đó việc thiết lập được một chế tài: thưởng, phạt công bằng và minh bạch sẽ là động lực thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro.
- Chính sách tạo mơi trường làm việc: Phải xây dựng và tạo lập được môi trường làm việc tốt nhất: tâm lý ổn định, cống hiến, gắn bó đối với tồn thể cán bộ trong ngân hàng. Đặc biệt đối với cán bộ KTNB do đặc thù công việc thường phải công tác xa nhà, thường phải va chạm khi thực thi cơng việc, áp lực cơng việc lớn.. .do đó họ phải có tâm lý tốt, bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng.
3.4. Kiến nghị