55giới hạn cách nhìn của mỗi thành viên.

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề 7 PHƯƠNG PHÁP dạy học đại học THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 55 - 58)

B ng 1 Đặc điểm chương tr nh t ip cận nội dung và chương tr nh ti p cận năng lực

55giới hạn cách nhìn của mỗi thành viên.

giới hạn cách nhìn của mỗi thành viên.

- Đưa ra càng nhiều ý càng tốt về mọi mặt của vấn đề kể cả những ý kiến không thực tiễn, ý kiến hoàn toàn lạ lẫm hay sáng tạo.

c) Các bước tiến hành

Liệt kê tất cả các ý kiến thư nhận về từ các thành viên tham gia động não - Trong nhóm lựa ra 1 người đầu nhóm (để điều khiển) và 1 người thư ký để ghi lại tất cả ý kiến (cả hai công việc có thể do cùng một người thực hiện nếu tiện).

- Xác định vấn đề hay ý kiến sẽ được động. Phải làm cho mọi thành viên hiểu thấu đáo về đề tài sẽ được tìm hiểu.

- Thiết lập các "luật chơi”cho buổi động não. Chúng nên bao gồm + Người đầu nhóm có nhiệm vụ điều khiển buổi làm việc.

+ Không một thành viên nào có quyền đòi hỏi hay cản trở, đánh giá, phê bình hay thêm bớt vào ý kiến, từ vựng nêu ra, hay giải đáp của thành viên khác.

+ Cần xác định rằng không có câu trả lời nào là sai!

+ Tất cả câu trả lời, các ý, các cụm từ, ngoại trừ nó đã được lập lại đều sẽ được thu thập ghi lại (cách ghi có thể tóm gọn trong một chữ hay một câu cho mỗi ý riêng rẽ).

+ Vạch định thời gian cho buổi làm việc và ngưng khi hết giờ.

- Bắt đầu động não: Người lãnh đạo chỉ định hay lựa chọn thành viện chia sẻ ý kiến trả lời (hay những ý niệm rời rạc). Người thư ký phải viết xuống tất cả các câu trả lời, nếu có thể công khai hóa cho mọi người thấy (viết lên bảng chẳng hạn). Không cho phép bất k một ý kiến đánh giá hay bình luận nào về bất k câu trả lời nào cho đến khi chấm dứt buổi hoạt động.

- Sau khi kết thúc hoạt động, hãy lượt lại tất cả và bắt đầu đánh giá các câu trả lời. Một số lưu ý về chất lượng câu trả lời bao gồm:

+ Tìm những câu ý trùng lặp hay tương tự để thu gọn lại.

+ Góp các câu trả lời có sư tương tự hay tương đồng về nguyên tắc hay nguyên lí.

+ Xóa bỏ những ý kiến hoàn toàn không thích hợp.

+ Sau khi đã cô lập được danh sách các ý kiến, hãy bàn cãi thêm về câu trả lời chung.

56

3.6.7. Dạy học hiệu quả trong lớp học đông người

Chúng ta thường cho rằng việc học tập của sinh viên tỷ lệ nghịch với số người học: lớp học càng ít người sinh viên học được càng nhiều. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu cho thấy rằng các lớp học ít người mang đến những cơ hội phản hồi và thảo luận nhiều hơn và người học được thoả mãn nhiều hơn so với các lớp học đông người, nhưng nó không khẳng định số lượng người trong lớp học là mối tương quan tất yếu cho việc học tập của sinh viên. Điều gì không phải là số người ở trong lớp học, nhưng lại là chất lượng của việc giảng dạy. Nghiên cứu chỉ ra rằng vấn đề cốt lõi dẫn đến việc dạy và học có hiệu quả, bất kể số người của lớp học, là việc thu hút sinh viên vào việc học tập tích cực.

a) Khái niệm

- Lớp học đông người là một lớp học có số sinh viên nhiều hơn cơ sở vật chất sẵn có mà nó có thể cung cấp.

- Các lớp học đông người có hơn 100 sinh viên vào học.

- Không có một con số cố định. Lớp học đông người phụ thuộc vào môn học- các môn học về công nghệ, khoa học và y học có số người học ít hơn các môn học về nghệ thuật, nhân văn, và khoa học xã hội.

Các quan điểm khác về lớp học đông người là gì Không có định nghĩa thống nhất về lớp học đông người ở trong các tài liệu chính thức, và cũng không cần thiết phải có định nghĩa về lớp học đông người.

Với mục đích đó, chúng ta cho rằng lớp học đông người là một lớp học mà ta cảm thấy đông. Những dấu hiệu của lớp học ‘đông người’ có thể là:

- Lớp học đông người hơn một cách đáng kể so với các lớp học bình thường

- Những nguồn lực không còn thích ứng được với số lượng sinh viên nếu ta muốn quan tâm riêng rẽ cho từng sinh viên.

Một điều chắc chắn dù cho chúng ta có định nghĩa hay không thì hiện tượng lớp học đông người vẫn đang tồn tại. Vì chúng ta đã nhận ra một số đặc điểm của lớp học đông người, và giờ đây chúng ta phải làm thế nào để thích ứng với nó.

b) Số người của lớp học gây ra sự khác nhau như thế nào?

57

tiến hành từ những năm 1920. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, một số phương pháp giảng dạy thích hợp cho các lớp học ít người và một số phương pháp khác lại có hiệu quả hơn trong các lớp học đông người. Lớp học đông người có hiệu quả như lớp học ít người khi những mục đích đòi hỏi việc nhận biết thông tin thực sự và hiểu được các thông tin đó. Khi sử dụng các trắc nghiệm truyền thống để đo lường đánh giá kiến thức đã học cho thấy các lớp học đông người có thể so sánh được với các lớp học ít người.

Các lớp học ít người cho thấy có hiệu quả hơn khi mục đích giảng dạy đòi hỏi mức độ cao hơn về các kỹ năng nhận thức bao gồm các kỹ năng ứng dụng, phân tích và tổng hợp. Các lớp học ít người có sự tiếp xúc nhiều hơn giữa sinh viên và giảng viên , nó có vẻ như là cần thiết nhất cho những sinh viên ít năng động, những sinh viên có ít kiến thức về các môn học cơ bản, hoặc những sinh viên có khó khăn trong việc nắm bắt vấn đề. Nói tóm lại, số người học tối ưu của một lớp học tu thuộc vào mục đích giảng dạy đang được theo đuổi. Ưu điểm chính của các lớp học ít người so với các lớp học đông người là chúng mang đến cho sinh viên cơ hội lớn hơn trong việc trao đổi các vấn đề cơ bản, cơ hội trao đổi với giáo sư và trao đổi giữa các sinh viên với nhau.

Bây giờ chúng ta nói đến các lớp học đông người. Dạy học các lớp học đông người cho thấy có tác động bất lợi về tinh thần, sự năng động và tự tin của giảng viên. Mặc dù rất nhiều giảng viên có thể quản lý một cách thành công lớp học với số người bất k , nhưng điều này thường tiêu phí nhiều sức lực của giảng viên và hạn chế sự tiếp nhận kiến thức của sinh viên. Nhiều giảng viên của các lớp học đông người cảm thấy họ tiêu phí nhiều thời gian vào việc tổ chức và quản lý các hoạt động của lớp học và họ không có đủ thời gian đáp ứng các nhu cầu của mỗi một em riêng biệt. Các lớp học đông người và các phòng học chật chội có ảnh hưởng bất lợi đến hành vi và việc học tập của sinh viên.

- Khó gần gũi được sinh viên để hiểu biết họ;

- Khó đưa ra lời khuyên hay hướng dẫn riêng cho sinh viên;

- Vấn đề tổ chức trở nên phức tạp, gây khó khăn trong việc lập kế hoạch giảng dạy, thí nghiệm và thực hành;

- Có thể có các vấn đề kỹ thuật trong khi làm việc với lớp học đông người như những khó khăn trong việc chiếu hình để tất cả sinh viên nhìn thấy

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề 7 PHƯƠNG PHÁP dạy học đại học THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)