105Nội dung trong một đề tài gồm:

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề 7 PHƯƠNG PHÁP dạy học đại học THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 105 - 110)

- Bổ sung vào sản phẩm ban đầu

105Nội dung trong một đề tài gồm:

Nội dung trong một đề tài gồm:

- Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu; - Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; - Biện pháp (hay giải pháp) giải quyết vấn đề.

Như vậy nội dung nghiên cứu là những kết quả nghiên cứu được sắp xếp theo một lôgic hợp lý về mặt nội dung, tạo ra mối quan hệ thống nhất, một tư tưởng khoa học xuyên suốt từ cách đặt vấn đề đến cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và cách thức giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn đã đặt ra. Vì vậy nghiên cứu lý luận là làm xuất hiện các vấn đề hay định hướng giải quyết vấn đề. Dựa vào những vấn đề lý luận đặt ra để thiết kế hệ thống câu hỏi, phiếu khảo sát thực trạng về vấn đề đó; phân tích nguyên nhân của các vấn đề tồn tại trong thực tiễn; đề xuất các biện pháp giải quyết các tồn tại đó. Đây là lôgic nội dung mà một đề tài nghiên cứu phải đạt được.

Trong nhiều đề tài, người nghiên cứu trình bày nhiệm vụ nghiên cứu thay phần nội dung nghiên cứu.Về thực chất nội dung nghiên cứu khác với nhiệm vụ nghiên cứu. Điều cần lưu ý là nhiệm vụ nghiên cứu là những công việc chính cần làm để đạt được các nội dung nghiên cứu. Vì vậy cách diễn đạt khác với cách diễn đạt nội dung nghiên cứu.

Ví dụ: Để có được nội dung "cơ sở lý luận của vấn đề…” người nghiên cứu có nhiệm vụ: sưu tầm, đọc tài liệu; thu thập thông tin; xử lý thông tin để rút ra các nhận xét đánh giá hoặc định hướng về mặt lý luận.

Để có nội dung "cơ sở thực tiễn…” người nghiên cứu có nhiệm vụ xây dựng phiếu điều tra; tổ chức điều tra; xử lý phiếu; phân tích thực trạng để rút ra các vấn đề tồn tại, nguyên nhân của các vấn đề tồn tại đó.

* Cách trình bày phương pháp nghiên cứu:

Tu theo tính chất của đề tài mà người nghiên cứu có thể sử dụng phối hợp các phương pháp như: nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn (quan sát, phiếu điều tra, tham gia trực tiếp, phỏng vấn sâu, nghiên cứu thực nghiệm) phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thống kê…

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp nghiên cứu lý luận là cách đọc hiểu, suy ngẫm lập luận thể hiện sự đồng tình hoặc phản đối các quan

106

điểm để đưa ra lập luận, lý giải của mình về định hướng, cách thức giải quyết vấn đề về mặt lý luận.

+ Cách tìm tài liệu nghiên cứu lý luận: Tìm trên danh mục tài liệu tham khảo của các sách chuyên ngành, các đề tài nghiên cứu, các tạp chí, trên mạng Internet. Từ các tài liệu mới tìm được, tiếp tục xem tài liệu tham khảo để tìm ra các tài liệu mới liên quan đến đề tài nghiên cứu.

+ Đọc tài liệu: Trong số những tài liệu tham khảo tìm được, người nghiên cứu cần có giai đoạn đọc khai phá (đọc lướt các mục lục của các tài liệu, phát hiện, đánh dấu các đề mục có liên quan trực tiếp đến nội dung từng phần của đề tài.

+ Đọc hiểu và thu thập thông tin là giai đoạn đọc để tìm câu trả lời cho các vấn đề nội dung mà đề tài đặt ra.

Trong khoa học, một vấn đề có thể có nhiều tác giả nhận xét đánh giá, bình luận hoặc có các cách giải quyết khác nhau. Nhờ đó mà người nghiên cứu hiểu vấn đề sâu hơn, rộng hơn về các khía cạnh từ các quan điểm khác nhau của vấn đề nghiên cứu.

+ Xử lý thông tin là giai đoạn người nghiên cứu suy ngẫm về các tài liệu đã thu được, chọn lọc các quan điểm lý thuyết, các cách thức giải quyết vấn đề, đề xuất những quan điểm, biện pháp giải quyết mới mà mình cho là phù hợp nhất để làm cơ sở lý luận cho việc đề xuất các biện pháp của đề tài.

Ví dụ: Khi nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài một về "mục tiêu tác nghiệp, tư tưởng cốt lõi của lý thuyết này là thiết kế hành động cho sinh viên thực hiện. Vậy các biện pháp sẽ hướng vào thiết kế hành động học, trang bị các quy trình hành động cho sinh viên.

Tóm lại nghiên cứu lý luận bao gồm các bước tổ chức hoạt động, thu thập thông tin, xử lý thông tin, vận dụng vào giải quyết vấn đề nghiên cứu về mặt lý thuyết.

* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Nghiên cứu thực tiễn là phương pháp sử dụng các công cụ tác động, các giác quan để thu thập thông tin trong thực tiễn, xử lý thông tin, vận dụng thông tin trong quá trình nghiên cứu đề tài.

107

tập trắc nghiệm để khảo sát, tiến hành quan sát các hiện tượng tự nhiên, xã hội, cơ sở sản xuất hoặc người nghiên cứu phải tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu, các thực nghiệm, trực tiếp tham gia làm việc để thu thập được những thông tin cần thiết theo yêu cầu của đề tài.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn cho phép tìm hiểu nhu cầu thực tiễn, phát hiện những mặt tốt, những yếu kém về vấn đề nghiên cứu, phát hiện nguyên nhân của chúng. Kết quả nghiên cứu về lý luận và nghiên cứu thực trạng là cơ sở khoa học để đề xuất các định hướng, các biện pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu.

- Xây dựng công cụ khảo sát phải phù hợp với định hướng lý luận. Các tiêu chí, chỉ số đánh giá phải hướng vào mục đích phát hiện của vấn đề mà đề tài đang cần tìm hiểu. Ví dụ: đề tài nâng cao chất lượng dạy chương chất lỏng... Khảo sát thực trạng về sự cần thiết, và thực trạng việc thiết kế hành động học, tổ chức hành động học trong quá trình dạy học trên lớp, nguyên nhân các khó khăn…

Mục đích cuối cùng của khảo sát thực trạng là tìm ra của những thành công và những yếu kém và nguyên nhân của chương. Đó là những vấn đề cần đề xuất các biện pháp giải quyết của đề tài.

* Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:

Trong nghiên cứu, tu theo tính chất từng đề tài mà người ta đặt ra các nhiệm vụ làm thí nghiệm nghiên cứu, hoặc nghiên cứu thực nghiệm các phương pháp, biện pháp, quy trình triển khai mà tác giả đã lựa chọn.

Thực nghiệm nhằm kiểm định lại tính đúng đắn của giả thuyết khoa học. Nói cách khác là để đánh giá tính phù hợp, tính khả thi của các phương pháp hay biện pháp đã lựa chọn. Ở các mức độ khác nhau người nghiên cứu có thể đặt ra yêu cầu khảo nghiệm các biện pháp (hỏi ý kiến các chuyên gia, giảng viên, sinh viên về sự cần thiết về khả năng thực hiện các biện pháp đó). Gọi là thử nghiệm các biện pháp nếu trong số các biện pháp đã lựa chọn, người nghiên cứu thử triển khai một vài biện pháp ở phạm vi hẹp để kiểm tra tính đúng đắn của biện pháp. Thực nghiệm là quá trình triển khai các biện pháp đã lựa chọn trong phạm vi cho phép. Người nghiên cứu có thể tiến hành thực nghiệm vòng một, sau đó tổ chức rút kinh nghiệm, điều chỉnh biện pháp trước khi thực nghiệm vòng 2.

108

Xử lý kết quả thực nghiệm cho phép người nghiên cứu rút ra các kết luận về sự phù hợp, hiệu quả của các biện pháp, khả năng vận dụng của các biện pháp trong thực tế.

- Tổ chức thực nghiệm: nghiên cứu thực nghiệm có thể chia thành các mức độ:

+ Nghiên cứu thực nghiệm để tìm ra các phát hiện mới trong khoa học. + Nghiên cứu thực nghiệm để vận dụng các phát minh sáng chế, phương pháp, quy trình kỹ thuật mới vào thực tiễn.

+ Nghiên cứu thực nghiệm để kiểm định tính hiệu quả, tính khả thi của những phương pháp, biện pháp, quy trình cải tiến hoạt động thực tiễn. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm phụ thuộc vào phương pháp nghiên cứu đặc trưng của từng chuyên ngành khoa học.

- Xử lý kết quả thực nghiệm: Căn cứ vào kết quả giải bài tập của sinh viên để phân tích kết quả. Ví dụ thực nghiệm ba loại bài tập. Cần phân tích loại bài tập thứ nhất: có bao nhiêu sinh viên nắm được các bước của quy trình và thực hiện đúng các thao tác hành động trong các bước đó:

* Phương pháp chuyên gia:

Trong mỗi lĩnh vực khoa học đều có những chuyên gia nghiên cứu, có hiểu biết sâu, rộng về chuyên ngành.

Sử dụng phương pháp chuyên gia là nghe báo cáo, trao đổi học hỏi trực tiếp chuyên gia; mời tư vấn góp ý kiến về phương pháp, nội dung nghiên cứu; mời chuyên gia đọc bản dự thảo kết quả nghiên cứu của đề tài, xin ý kiến để sửa chữa, điều chỉnh kết quả nghiên cứu đề tài. Các chuyên gia công tác ở các trường, các cơ sở thực tiễn, ở các vùng, miền khác nhau sẽ cho những tài liệu, những lời khuyên, những tư vấn phong phú, bổ ích cho đề tài.

* Phương pháp thống kê

Trong quá trình xử lý số liệu, người nghiên cứu phải sử dụng phương pháp thống kê để xây dựng các bảng, biểu, đồ thị, tìm tương quan, thứ bậc để rút ra các kết luận khoa học.

* Trình bày các đề mục trong nội dung:

Trong đề cương nghiên cứu, trình bày cấu trúc nội dung thực chất là trình bày dàn ý chính toàn bộ nội dung bản báo cáo kết quả nghiên cứu.

109

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài nghiên cứu có thể chia thành các phần. Trong mỗi phần lại có các đề mục (đối với luận văn, luận án, người ta thường chia thành các chương 1, 2, 3…)

Điều cầu lưu ý: Khi trình bày dàn ý về nội dung, các đề mục cần theo

một quy định thống nhất từ đầu đến cuối của văn bản. Ví dụ cấu trúc nội dung đề tài chia làm 3 chương, cách trình bày theo quy định sau:

Chương 1 (tên chương)

Mục 1.1 (tên mục) trong đó có các đề mục nhỏ 1.1.1; 1.1.2; 1.1.3… Mục 1.2 (tên mục) trong đó có 1.2.1; 1.2.2; trong 1.2.2 có 1.2.2.1; 1.2.2.2…

Tương tự chương 2 sẽ có các đề mục: 2.1; 2.2… Chương 3 sẽ có các đề mục 3.1; 3.2; 3.3… - Đánh số thứ tự các bảng, sơ đồ theo chương

Ví dụ chương 1 có ba bảng, ta ký hiệu: bảng 1.1; bảng 1.2; bảng 1.3; có hai đồ thị, ký hiệu: Đồ thị 1.1; đồ thị 1.2…

Tương tự chương 3, ký hiệu bảng 3.1; bảng 3.2; bảng 3.3… Đồ thị 3.1; đồ thị 3.2; đồ thị 3.3…

Nội dung đề tài phải được trình bày theo cỡ chữ, cách dòng, lề trái, phải, trên, dưới theo quy định (trong giấy khổ A4).

Có các trang mục lục, trang quy định viết tắt, danh mục các bảng, sơ đồ, tài liệu tham khảo.

* Đánh giá kết quả nghiên cứu:

- Đánh giá với bài tập lớn: Xác định rõ mục đích nghiên cứu vấn đề: + Khai thác được các tài liệu đọc theo yêu cầu bắt buộc;

+ Khai thác đọc thêm các tài liệu theo gợi ý; + Hiểu lý luận và vận dụng tốt trong tiểu luận; + Biết liên hệ với thực tiễn (nếu có);

+ Có lôgic chặt chẽ giữa mục đích, nhiệm vụ đặt ra với nội dung và với kết luận;

+ Hình thức trình bày rõ ràng khoa học.

- Đánh giá với tiểu luận, luận văn tốt nghiệp: Yêu cầu đối với một đề tài nghiên cứu ở các cấp khoa, cấp trường, cấp Bộ, cấp Nhà nước hay yêu cầu với

110

tiểu luận tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp, luận án là rất khác nhau. Ví dụ tiêu chí đánh giá đối với một luận văn gồm:

+ Tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa về mặt lý luận, thực tiễn.

+ Cái mới của đề tài: các số liệu, các nội dung, các kết luận không trùng lặp với các công trình đã công bố.

+ Sử dụng hợp lý các phương pháp nghiên cứu; nội dung nghiên cứu phù hợp với các nhiệm vụ đặt ra, và phù hợp với tên đề tài, với mã số chuyên ngành; mức độ tin cậy của các nguồn tài liệu sử dụng.

+ Những kết quả mới đạt được về lý luận về thực tiễn, về biện pháp của đề tài.

+ Tính lôgic giữa lý luận với thực tiễn và giải pháp; giữa cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và các kết luận.

+ Hình thức trình bày luận văn (văn phong, trích dẫn, bảng biểu, đồ thị) + Trình bày tài liệu tham khảo.

Như vậy, trong quá trình học tập và nghiên cứu sinh viên cần biết rèn luyện kỹ năng nghiên cứu theo yêu cầu từ thấp đến cao, từ làm các bài tập lớn đến nghiên cứu các đề tài, luận văn…

* Trình bày tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo là các sách, báo, đề tài, luận văn, luận án, báo cáo khoa học, thông tin trên mạng mà người nghiên cứu đã đọc, sử dụng trong đề tài nghiên cứu của mình.

Danh mục tài liệu tham khảo cần sắp xếp tên tác giả theo vần A, B, C. Với các tài liệu không có tên tác giả thì xếp tên tài liệu theo A, B, C. Trình tự viết: Họ và tên, năm xuất bản tài liệu, tên tài liệu, tên nhà xuất bản hoặc mã số đề tài nghiên cứu. Ví dụ trong đề tài có tham khảo 35 tài liệu, sẽ xếp tên tác giả theo thứ tự từ 1 đến 35. Trong đó tài liệu số 12 của H.Gardner xuất bản năm 1998, tên tài liệu là "Lý thuyết về nhiều dạng trí khôn", nhà xuất bản Giáo dục. Trong danh mục tài liệu tham khảo sẽ ghi: "12. H.Gardner (1998), Lý thuyết về nhiều dạng trí khôn, NXBGD". Khi trích dẫn một câu, một đoạn, ví dụ trong trang 19 sách Lý thuyết về nhiều dạng trí khôn, người ta quy ước ghi như sau: "Câu trích dẫn…”[12, 19]. Nghĩa là đã trích sách của H.Gardner Lý thuyết về nhiều dạng trí khôn, câu đó ở trang 19.

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề 7 PHƯƠNG PHÁP dạy học đại học THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)