85 Cách lập kế hoạch học tập

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề 7 PHƯƠNG PHÁP dạy học đại học THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 85 - 87)

- Bổ sung vào sản phẩm ban đầu

85 Cách lập kế hoạch học tập

- Cách lập kế hoạch học tập - Cách phân tích – tổng hợp - Cách hệ thống hóa

- Cách diễn đạt phi ngôn ngữ - Cách tự đặt câu hỏi, tự trả lời - Cách đặt câu hỏi cho người khác - Cách tìm ví dụ minh họa

3.7.7. Giới thiệu một số cách học cơ bản

a) Cách đọc sách

Đọc sách là một trong những hoạt động nhận thức cơ bản của con người, một loại hình tự học quan trọng và phổ biến.

Sách là công cụ để chứa đựng hệ thống tri thức. Sách là hình thức vật chất, còn nội dung của nó là tri thức, mà cốt lõi của hệ thống tri thức là hệ thống khái niệm. Do đó, khi đọc sách, con người dùng năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ và toàn bộ kinh nghiệm xã hội vốn có của mình để tách khái niệm ra khỏi hệ thống từ ngữ mà lĩnh hội chúng, đó là một con đường nhận thức, con đường tái tạo lại tri thức, một phương tức lĩnh hội khái niệm.

Khả năng lĩnh hội khái niệm qua con đường đọc sách phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Trước hết, trình độ năng lực ngôn ngữ là yếu tố quan trọng hàng đầu. Năng lực ngôn ngữ thể hiện ở khả năng nắm bắt được nghĩa của từ, tách được nghĩa ra khỏi từ, liên kết được nghĩa của chúng để hiểu toàn bộ thông tin toát ra từ văn bản.

Thứ hai, năng lực tư duy có ý nghia quyết định đối với việc lĩnh hội khái niệm, thể hiện ở khả năng xử lí thông tin cảm tính thu được từ sự tri giác bằng “mắt”và ở các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh,khái quát, trừu tượng hóa, hệ thống hóa...một cách nhanh, nhạy, chính xác và linh hoạt.

* Những ưu điểm của đọc sách:

So với các hình thức học tập khác, học tập bằng con đường đọc sách có nhiều ưu thế

- Trước hết, nguồn thông tin chứa đựng trong sách là ổn định đã được lựa chọn, kiểm nghiệm nên có độ chính xác, độ tin cậy và giá trị khoa học cao.

86

Hơn nữa, thông tin đã được sắp xếp có hệ thống, trình bày ngắn gọn, ngôn ngữ được trau chuốt, văn phong, cú pháp với logic nhận thức và logic khoa học, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi sinh viên làm cho quá trình lĩnh hội chúng trở nên dễ dàng.

- Thứ hai, sách là nguồn thông tin phong phú, đa dạng. Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ thông tin và sự phát triển của công nghệ thông tin như ngày nay thì sách báo rất nhiều về số lượng và chủng loại, có khả năng đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu về thông tin của người học. Họ có nhiều thuận lợi trong việc lựa chọn sách bào...không bị gò ép vào khuôn khổ của tài liệu học tập hay giáo trình cơ bản.

- Thứ ba, sinh viên lúc đọc sách là chủ thể thực sự của hoạt động học tập. Lúc này, họ không chịu sự kiểm soát và tác dụng trực tiếp của người thầy, mà có thể đọc lập tổ chức quá trình làm việc của mình theo điều kiện, khả năng và nhịp độ riêng. Tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo... Của cá nhân được phát huy ở mức độ cao.

- Thứ tư, nguồn thông tin mà các em thu được qua con đường đọc sách với sự nỗ lực trí tuệ và ý chí ở mức độ cao, sẽ làm cho việc thu nhận trở nên sâu sắc và vững chắc. Đó là những ưu điểm nổi trội của đọc sách so với các hình thức học tập khác.

- Thứ năm, nguồn thông tin mà các em thu được qua con đường đọc sách với sự nỗ lực trí tuệ và ý chí ở mức độ cao, sẽ làm cho việc thu nhận trở nên sâu sắc và vững chắc. Đó là những ưu điểm nổi trội của đọc sách so với các hình thức học tập khác.

* Chức năng của đọc sách:

- Chức năng nhận thức: Đọc sách là con đường thu lượm tri thức nhanh và có hiệu quả.

Tri thức mà các em thu được thông qua bài giảng trở nên quá ít ỏi và "ấp đặt”một chiều. Các em phải đọc sách để mở rộng, đào sâu, bổ sung những tri thức đã có.

Tìm kiếm những tri thức mới, tiếp cận những lí thuyết mới, những quan điểm mới mà khuôn khổ bài giảng không cung cấp được.

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề 7 PHƯƠNG PHÁP dạy học đại học THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)