- Bổ sung vào sản phẩm ban đầu
94hiện tượng khách quan.
hiện tượng khách quan.
- Giai đoạn diễn đạt bằng ngôn ngữ kết quả tư duy có được ở giai đoạn 1. Kết quả tư duy gồm hai lĩnh vực, tức là tri thức thu được gồm hai lĩnh vực: cách tư duy và kết quả tư duy (cách học và kết quả học – như chủ thể tư duy là sinh viên, sinh viên). Để biểu thị được đầy đủ, tường minh kết quả tư duy và mối quan hệ giữa quá trình và hiểu biết, nhiều nghiên cứu tâm lý nhận thức, logic học, đặc biệt nghiên cứu của Tony Buzan đã đề xuất dùng ngôn ngữ sơ đồ/bản đồ. Ngôn ngữ đó được gọi là “BẢN ĐỒ TƯ DUY”.
Như vậy, chức năng Bản đồ tư duy là tường minh hóa, trực quan hóa quá trình tư duy của bộ não con người.
Với lập luận ngắn gọn trên về bản chất bản đồ tư duy, có thể định nghĩa “Phương pháp học bằng lập bản đồ tư duy”như sau: Đó là phương pháp kết hợp quá trình xử lý thông tin bằng các thao tác trí tuệ trong não bộ để giải quyết vấn đề nhận thức với quá trình mã hóa ngôn ngữ dạng sơ đồ kết quả giải quyết vấn đề đó.
Như vậy phương pháp học này có những lợi thế sau đây:
- Có thể lập trình được logic con đường phát triển tư duy làm giàu tri thức, nghĩa là tạo được tọa độ tư duy. Dựa vào lập trình đó con người dễ có phản ứng linh hoạt trước các tình huống nhận thức.
- Trong não bộ cùng một lúc xuất hiện nhiều hướng xử lý thông tin từ cùng một nguồn do môi trường cung cấp. Đọc một cuốn sách mỗi người có thể có một cách xử lý thông tin, nhưng ngay một người cũng gia công thông tin theo các logic khác nhau. Mỗi logic cho chúng ta một hiểu biết đối tượng theo chiều cạnh nhất định.
- Khi thực hiện mã hóa tri thức bằng ngôn ngữ khác nhau là lúc rèn luyện lối tư duy mạch lạc, súc tích. Lựa chọn kí tự đa dạng để đưa vào bản đồ tư duy là cách “nén thông tin” sao cho mỗi kí hiệu đem lại nhiều tri thức nhất. Khi lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt cũng là lúc củng cố, chính xác tri thức đã lĩnh hội. Thực vậy, khi hiểu mà chưa diễn đạt được điều mình hiểu thì đó là hiểu lơ mơ, chưa thành tri thức sở hữu nên không bền vững. Học thuộc, ghi nhớ thông tin mà chưa diễn đạt thông tin đó trong cấu trúc ngôn ngữ mới của người học thì chưa phải là học tri thức. Lập bản đồ tư duy là mô hình cấu trúc ngôn ngữ có
95
hiệu quả: biết – hiểu – ghi nhớ - giải quyết vấn đề.
- Khi đã lập trình logic tư duy bằng sơ đồ thì trong mạng sơ đồ đó mỗi kí hiệu chứa đựng kiến thức có thể là điểm xuất phát cho một vấn đề mới được nảy sinh kích thích chủ thể suy nghĩ, khám phá, cứ thế tạo ra dây chuyền phản ứng dạng đôminô. Khi xuất hiện hiệu ứng đôminô thì người học vừa huy động vốn tri thức đã có, vừa đưa tri thức đó vào mối quan hệ mới. Học bằng lập bản đồ tư duy là quá trình xuất hiện nhu cầu tự thân của người học để họ học tiếp, bổ sung, hoàn thiện, mở rộng tầm hiểu biết.
- Học bằng lập bản đồ tư duy là cách giúp người học liên tưởng, tích hợp, kết nối kiến thức khi giải quyết vấn đề. Khi vẽ bản đồ tư duy giúp người học suy nghĩ về những gì đã biết và những gì chưa biết.
- Lập bản đồ tư duy là cách để người học lưu lại ký ức dưới dạng một mô hình toàn cảnh điều đó không chỉ thuận lợi cho việc huy động kiến thức đã có, mà còn thuận lợi cho việc đặt thông tin, kiến thức mới vào logic của hệ tọa độ đã có.
- Sơ đồ tư duy hướng dẫn cho người học biết mình đang ở đâu và đang muốn đến đâu. Nó giúp cho chúng ta tìm được đường đi lối lại ở nơi chúng ta đã biết và cả những nơi chưa từng đặt chân tới.
- Học bằng lập bản đồ tư duy giúp hoạt động ghi nhớ hiệu quả và trí nhớ là một quá trình lập các mối quan hệ, móc xích và sự kết hợp giữa các thông tin mới với các thông tin đã có sẵn. Trí nhớ phụ thuộc vào các từ khóa và những khái niệm chốt để khi được hồi tưởng lại đúng đắn thì sẽ chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang dài hạn.
d) Cách học so sánh
Trong nghiên cứu, học tập nhiều trường hợp cần nhận ra sự giống nhau và sự khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng. Chỉ khi nhận ra sự giống nhau và sự khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng chủ thể nhận thức mới nhận biết, hiểu, ghi nhớ, tổng hợp, khái quát được các dấu hiệu bản chất của các đối tượng một cách sâu sắc. Học bằng cách này được gọi là học bằng so sánh, đối chiếu. Nhận thức đối tượng khách quan bằng việc đặt nó vào một bối cảnh, một tọa độ nhất định trong mối quan hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Biết sự vật A này bằng việc đối chiếu sự vật A với sự vật B và nếu với nhiều sự vật khác nữa thì sẽ vừa
96
biết A càng sâu lại có điều kiện từ A suy ra B, C, … và khi đã nhận ra một sự vật trong nhóm các sự vật đó thì sẽ ghi nhớ bền vững, sẽ tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa sâu sắc thông tin thu được.
Học bằng cách so sánh được diễn ra theo các bước chính sau: * Bước 1. So sánh
So sánh là quá trình tìm và nhận ra đặc điểm giống nhau, khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng nghiên cứu. Trong so sánh có khi cần tìm dấu hiệu giống và khác nhau, có khi chỉ cần nhận ra dấu hiệu giống nhau hoặc ngược lại. Để so sánh cần thực hiện quy trình sau:
- Xác định nhóm đối tượng có thể đem ra so sánh. So sánh chỉ diễn ra khi tối thiểu có hai đối tượng và giữa các đối tượng đó phải có dấu hiệu qua đó xếp chúng vào cùng một lớp (loại). Nếu so sánh các đối tượng mà không được định hướng bởi dấu hiệu lớp thì không so sánh được, hay nếu vẫn so sánh thì đó là so sánh “kệch cỡm”, vô nghĩa.
Ví dụ, so sánh con cá voi với con cá ngừ đại dương thì sẽ kệch cỡm nếu lấy dấu hiệu lớp cá “động vật”, nhưng sẽ có ý nghĩa nếu so sánh dựa vào dấu hiệu lớp là “Động vật sống ở biển”.
Tóm lại, xác định các đối tượng cùng một lớp theo một dấu hiệu nào đó tương tự như đặt chúng vào một hệ tọa độ. Tùy theo dấu hiệu lớp (hay tính chất hệ tọa độ) mà việc so sánh quan tâm đến cả giống và khác nhau, hay chỉ quan tâm đến một trong hai loại đặc điểm đó.
- Phân tích các tiêu chí, hay các dấu hiệu để đối chiếu, so sánh. Đây là bước quan trọng, mô tả càng đầy đủ, càng chính xác các dấu hiệu càng thuận lợi cho việc so sánh, nghĩa là càng thu được nhiều thông tin có giá trị để nhận thức đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, cần lưu ý việc phân tích các dấu hiệu phải được định hướng bởi dấu hiệu lớp đã xác định ở bước 1.1.
- Đối chiếu các dấu hiệu đã phân tích được với các dấu hiệu khi đã được mô tả, phân tích chính xác, đầy đủ sẽ là các tiêu chí cho so sánh. Trước khi so sánh, cần đối chiếu các đối tượng so sánh. Đối chiếu thực chất là sắp xếp các tiêu chí theo một logic nhất định thuận lợi cho việc nhận ra các quan hệ giữa các tiêu chí, giúp nhận ra một cách trực quan toàn cảnh tọa độ so sánh. Ví dụ, nếu để dễ nhận ra sự khác nhau về kích thước thì có thể đặt các đối tượng vào một
97
phạm vi có giới hạn kích thước nào đó, còn nếu để dễ nhận ra tương quan trọng lượng, thì người ta để lên bàn cân, hoặc dùng tay nhấc từng vật. Trong dạy học, nghiên cứu thường đối chiếu bằng cách lập bảng so sánh – hệ thống, bằng hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ, bằng ngôn ngữ mô tả có hình ảnh,… Trong đó sắp xếp các tiêu chí so sánh dưới dạng bảng là phổ biến và thuận lợi nhất. Bảng cho phép sắp xếp các đối tượng so sánh với các tiêu chí tương ứng bộc lộ một cách trực quan các quan hệ theo các chiều khác nhau (ví dụ một mẫu bảng dưới dây).
- Nhận ra dấu hiệu giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng so sánh. Sau khi đối chiếu các tiêu chí, người so sánh cần thiết lập quan hệ từng tiêu chí với các đối tượng đem ra so sánh trên nền dấu hiệu lớp đã xác định ở bước 1.1. (có thể theo bảng so sánh dưới mẫu dưới đây).
Tiêu chí so sánh Các sự vật đem ra so sánh Nhận xét A B C D 1 Giống nhau Khác nhau 2 Giống nhau Khác nhau 3 Giống nhau Khác nhau
Trên cơ sở quan hệ được thiết lập giữa từng tiêu chí với dấu hiệu bản chất của lớp đối tượng đưa ra nhận xét giống nhau hay khác nhau giữa các đối tượng trong lớp.
- Nêu nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau
Bước này không phải phép so sánh nào cũng cần, nhưng trong nhiều trường hợp việc rút ra nguyên nhân lại có giá trị nhận thức quan trọng.
- Kết luận từ so sánh
Kết luận thực chất là tri thức đạt được ở chủ thể qua nghiên cứu bằng so sánh các đối tượng. Tri thức từ so sánh thường là những khái quát về quy luật, về các dấu hiệu bản chất hình thành khái niệm khoa học.
98
nhận ra mối quan hệ của các cặp khái niệm, tức là nhận ra mối quan hệ giữa các quan hệ cũng ở bước này, kết quả so sánh thường cho phép tập hợp, phân loại các sự vật, hiện tượng.
e) Cách dùng ẩn dụ
Từ logic so sánh cho phép chúng ta nhận thức sự vật, hiện tượng bằng logic tạo ẩn dụ. Tạo ẩn dụ là nhận ra giữa các sự vật mối quan hệ có tính trừu tượng. Dùng cái cụ thể để giải thích một cái trừu tượng. Tức là tạo mối quan hệ nghĩa đen và nghĩa bóng của đối tượng kia để hiểu sâu một khái niệm trừu tượng, hoặc khó diễn tả tường minh. Sau đây là một ví dụ để minh họa ẩn dụ. Một sinh viên khi đọc tài liệu giáo dục học về chủ đề vai trò của gia đình trong sự phát triển xã hội. Sau khi nghiên cứu tài liệu về chủ đề đó, sinh viên phải trình bày thu hoạch nhận thức chủ đề đó. Để thuyết phục sinh viên đã ví gia đình có vai trò như một tế bào của cơ thể người. Ở đây tế bào là một khái niệm đã quen biết, còn gia đình là một tế bào của xã hội thì còn trừu tượng. Như vậy dùng khái niệm “tế bào” để ẩn dụ. Ở đây gia đình là tế bào xã hội là một ẩn dụ. Khi đó quá trình giải thích sự vật bằng phép ẩn dụ diễn ra như sau:
Dấu hiệu cơ thể người T bào t bào xã hội Gia đ nh
1. Chức năng cấu trúc
2. Chức năng đơn vị hoạt động 3. Chức năng kế tục thế hệ
4. Các nhân tố ảnh hưởng (chi phối)
f) Cách sử dụng phương pháp tương đồng
Tương đồng cũng là một phương pháp nhận thức có được từ phương pháp ẩn dụ.
So sánh → Ẩn dụ → Tương đồng
Cũng như ẩn dụ, tương đồng cho ta phép suy diễn theo logic dùng một dấu hiệu chung nào đó giữa các sự vật, hiện tượng để hiểu sâu các sự vật, hiện tượng đó.
Ví dụ:
- Người nông dân – Cái cày Sinh viên – Sách giáo khoa - Câu hỏi – Sinh viên Xăng – Xe máy
99
- Bảng hỏi điều tra thực trạng năng lực nghề nghiệp giảng viên – Cán bộ nghiên cứu Các phiếu xét nghiệm sinh hóa – Bác sỹ
g) Cách tự định nghĩa khái niệm
Trong quá trình học người học tiếp xúc với nhiều khái niệm. Học là lĩnh hội khái niệm. Các khái niệm nhiều khi chưa được định nghĩa. Khái niệm chưa được định nghĩa thì khó khăn ghi nhớ, khó dùng nó để làm công cụ nhận thức sự vật, hiện tượng. Nếu người học tự định nghĩa được thì đó là mức độ cao của nhận thức và khi đó mới nói được rằng thông tin thu thập được từ môi trường đã được gia công trí tuệ thành tri thức sở hữu của chủ thể. Khi nêu định nghĩa một khái niệm cần lựa chọn dấu hiệu khái quát và trừu tượng, nghĩa là dấu hiệu phản ánh bản chất của một nhóm sự vật, hiện tượng, để qua đó phân biệt với các sự vật, hiện tượng khác. Muốn vậy sinh viên phải biết đặt câu hỏi sau đây khi bắt dầu công việc tìm kiếm thông tin từ nguồn khác nhau:
- Đối tượng được định nghĩa là gì (Cái gì được đưa ra định nghĩa) - Đối tượng được định nghĩa thuộc phạm trù nào?
- Những đặc tính có ở đối tượng đó Trong những đặc tính đó tập hợp đặc tính nào có thể đưa vào đó phân biệt đối tượng đó với các đối tượng khác
- Kiểm tra tính chính xác của câu định nghĩa bằng cách nào
Để trả lời các câu hỏi đó, người định nghĩa phải xác định bối cảnh mà sự vật, hiện tượng đó đang tồn tại, có như vậy mới xác định phạm vi khảo sát đối tượng đem ra định nghĩa. Điều này là cần thiết vì cùng một sự vật, hiện tượng người ta có thể có các định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào tính chất mà người nghiên cứu quan tâm về sự vật đó. Nghiên cứu và học tập đều phải biết cách xem xét bản chất sự vật, hiện tượng theo nhiều phương diện khác nhau, khi đó ta nhớ, hiểu sâu sắc về chúng. Có thể minh họa ý tưởng trên bằng ví dụ sau:
+ Khi đặt con cá voi vào bối cảnh tổng hợp các động vật, con voi, con bò, con trâu thì người ta đối chiếu cá voi với các con vật khác, từ đó có thể đặt câu hỏi: giữa chúng có đặc điểm chung và bản chất nào không Với câu hỏi đó người ta có thể rút ra một hiểu biết bằng cách tự nêu một định nghĩa: tất cả các động vật đó đều đẻ con, nuôi con bằng sữa. Vậy đó là những động vật có vú. Cá voi là động vật có vú.
100
đại dương, cá thu, người ta có thể hỏi: giữa chúng có đặc điểm gì giống nhau bản chất không Câu trả lời có thể thêm hiểu biết cho người hỏi là: Các động vật đó đều có đặc điểm thích nghi với đời sống đại dương, nhưng về phân loại thì không cùng một lớp động vật. Cá voi thuộc động vật có vú, còn những đại diện còn lại trong tập hợp đó thuộc lớp cá. Tìm hiểu thêm có thể hỏi: Vì sao giữa các động vật đó có nhiều đặc điểm cấu tạo hình thái giống nhau Câu trả lời sẽ là: Đó là các động vật có quá trình đồng quy tính trạng thích nghi đời sống bơi lội.
g) Cách nghiên cứu khoa học
Cách đây hơn 20 năm, GS. Hồ Đắc Di đã nói: “Dạy đại học không chỉ cung cấp thông tin khoa học mà dạy cho sinh viên làm khoa học”. Vậy làm thế nào để có phương pháp nghiên cứu khoa học
Về bản chất, nghiên cứu là hoạt động nhận thức các quy luật vận động của thế giới khách quan. Kết quả là tìm ra cách cải tiến, hoàn thiện, hoặc phát minh sáng chế ra các tri thức khoa học mới. Vì vậy phương pháp học với phương pháp nghiên cứu có quan hệ mật thiết với nhau và có sự chuyển hoá cho nhau. Trong khi học cần có nghiên cứu và trong nghiên cứu cần phải học.