3.2.2.1. Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
CIC đang phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của mình bao gồm kho dữ liệu và các công cụ xử lý. Để thực hiện nâng cao chất lượng của kho dữ liệu và phát triển sản phẩm mới, cơ sở hạ tầng của CIC cần phải được nâng cấp từ các thiết bị, công nghệ và nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng thông tin cũng như nhu cầu phát triển sản phẩm và dịch vụ trong tương lai sắp tới. Hệ thống thông tin CIC cần cung cấp một loạt các phần mềm ứng dụng có thể sử dụng cho việc phân tích của các TCTD, do đó nâng cao chất lượng và tính linh hoạt của dịch vụ được cung cấp bởi CIC.
CIC cần xem xét việc thiết lập các liên kết dữ liệu hiệu quả hơn giữa CIC và các tổ chức chính phủ khác để nâng cao độ tin cậy dữ liệu. Thiết lập một hệ thống liên kết hiệu quả sẽ đóng góp nhiều trong việc giảm nhẹ gánh
nặng cho các TCTD và CIC và để giảm bớt sự chồng chéo trong báo cáo giữa các bên. Thông tư số 21 của Ngân hàng Nhà nước có tiêu đề "Quy định về Báo cáo thống kê áp dụng cho các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, Tổ chức tín dụng và Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài" có hiệu lực từ tháng 7 năm 2011 sẽ đem lại những chế độ báo cáo/mẫu báo cáo thông tin tín dụng hợp lý. Mạng lưới công nghệ thông tin sẽ không chỉ cho phép tất cả các TCTD gửi báo cáo tới Ngân hàng Nhà nước và tới CIC qua mạng, mà còn cho phép các TCTD sử dụng thông tin được lưu trữ trong các kho dữ liệu của CIC để điều tra và phân tích.
Theo đó, để bảo đảm độ tin cậy của mạng lưới thông tin này, CIC cần thiết lập các quy tắc rõ ràng theo nguyên tắc trao đổi lẫn nhau trong việc sử dụng dữ liệu và cơ chế bảo mật sử dụng hệ thống bảo mật tiên tiến. Cùng với NHNN và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, CIC có một cơ sở dữ liệu lớn nhất về dữ liệu khách vay tại Việt Nam với các công cụ phân tích hiệu quả, có thể góp phần chuẩn bị kế hoạch tái cơ cấu của các doanh nghiệp một khi một cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra.
Sáu vấn đề sau được xem là những vấn đề cốt lõi trong việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin của CIC:
(i) Tăng cường mức độ bảo mật và sẵn sàng của hệ thống công nghệ thông
tin để đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu và hoạt động hàng ngày của CIC
(ii) Tăng cường khả năng lưu trữ và xử lý dữ liệu, thích ứng với khối lượng ngày càng tăng về dữ liệu trong dài hạn (khoảng 5-7 năm)
(iii) Ứng dụng công nghệ tiên tiến phù hợp với xu hướng phát triển của hệ thống công nghệ thông tin
(iv) Phát triển một hệ thống để trao đổi thông tin với các tổ chức khác để thực hiện trao đổi thông tin hiệu quả trên cơ sở trao đổi lẫn nhau
(v) Phát triển nhân sự công nghệ thông tin để có thể giám sát và vận hành hệ thống công nghệ thông tin đã được nâng cấp
(vi) Phân bổ ngân sách cần thiết liên tục để duy trì hệ thống công nghệ thông tin luôn cập nhật
Liên quan tới độ bảo mật hệ thống công nghệ thông tin đã đề cập ở trên, việc CIC thiết lập kế hoạch dự phòng để đối phó với việc hệ thống xuống cấp và giả mạo dữ liệu/truy cập từ bên ngoài tổ chức cũng rất quan trọng cần được thực hiện.
3.2.2.2. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực
Ngoài việc hỗ trợ hệ thống công nghệ thông tin, việc thực hiện thành công kế hoạch hành động phụ thuộc vào khả năng của các nhân viên CIC. Việc phát triển nguồn nhân lực với các chương trình đào tạo có hệ thống nên là một trong những ưu tiên hàng đầu cần được giải quyết. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực gồm ba thành phần: Đào tạo nhân viên CIC về các vấn đề chuyên môn; Phát triển năng lực liên quan tới công nghệ thông tin, và Đào tạo nhân viên của TCTD báo cáo.
Thực hiện luân chuyển cán bộ trong trung hạn, cũng như trao đổi nhân viên tạm thời, ngay cả trên cơ sở ngắn hạn. Trong tương lai, CIC cần tăng cường hơn nữa khâu trả lời thông tin tự động. Để làm tốt việc này, kho dữ liệu của CIC phải đảm bảo các chuẩn về tính đúng đắn của thông tin, thời gian cập nhật thông tin tốt,... Do đó, có thể luân chuyển cán bộ trả lời tin sang bộ phận xử lý thông tin đầu vào. Việc luân chuyển cán bộ có hệ thống có thể giúp cho CIC lấp đầy các bộ phận đang thiếu nhân sự (Phòng nghiên cứu và phát triển, Phòng cấp tin ngoài nước), đồng thời cung cấp cơ hội tốt cho các nhân viên CIC để tích lũy kiến thức và hiểu sâu hơn về tình hình thực tế của các bên liên quan của CIC.
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bí mật thông tin được coi là một
trong những yêu cầu cốt lõi đối với các nhân viên của CIC, nhận biết được tầm quan trọng của uy tín trong trả nợ và rủi ro danh tiếng có thể xảy ra. Có chế tài xử
Giới thiệu yêu cầu công việc rõ ràng hơn với một cơ chế tiền lương minh bạch cho các nhân viên CIC nhằm nâng cao hơn nữa động lực của các nhân viên và tăng cường năng lực của CIC trong tương lai sắp tới. Xây dựng mức khoán năng suất công việc cho phù hợp giữa các phòng, tránh sự chênh lệch tiền lương quá lớn giữa các bộ phận, gây tinh thần mất đoàn kết, không hăng say phấn đấu cống hiến cho sự phát triển chung của CIC.
3.2.2.3. Tăng cường hợp tác, hội nhập thông tin quốc tế
Tiếp tục duy trì tốt các mối quan hệ sẵn có với các tổ chức tài chính quốc tế và NHNN các nước để thông qua đó thường xuyên trao đổi thông tin, tri thức, kinh nghiệm về TTTD; tham gia các hội nghị, hội thảo hàng năm về TTTD do WB và các tổ chức tài chính quốc tế tổ chức; tham gia vào các diễn đàn, hiệp hội TTTD trong khu vực và quốc tế; tham gia vào các cổng liên kết thông tin khu vực, toàn cầu (như cổng Asean); tổ chức các đoàn khảo sát, tham quan học tập kinh nghiệm cho các cán bộ làm TTTD, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của các tổ chức tài chính quốc tế trong việc đầu tư nâng cấp hệ thống TTTD ngân hàng Việt Nam.
Duy trì quan hệ với các Trung tâm TTTD quốc tế và các cơ quan giám sát quốc tế, mở rộng quan hệ đa phương với các công ty TTTD có uy tín như D&B, Moody, Transunion,v.v...để học tập kinh nghiệm và mua thông tin về DN nước ngoài, trao đổi thông tin phục vụ cho nhu cầu thông tin trong nước nhằm ngăn ngừa rủi ro, lừa đảo tín dụng quốc tế.
Tiếp cận dần với các chuẩn thông tin, các chỉ tiêu thu thập, các mẫu báo cáo, phương pháp xử lý thông tin, phương pháp xếp loại tín dụng, và các kinh nghiệm ngầm khác của các công ty TTTD đa quốc gia để chúng ta có thể từng bước trao đổi thông tin, từng bước gia nhập vào siêu xa lộ thông tin.
CIC cần phải nâng khả năng nội lực để việc hợp tác đạt hiệu quả, không bị quá yếu thế, phải đạt đến một trình độ cơ bản nhất định về TTTD cả về lý luận và thực tiễn, nếu chưa triển khai được một số nghiệp vụ trong thực
tiễn thì cũng phải hiểu về lý thuyết, phải nâng trình độ ngoại ngữ, tin học và nhiều kỹ năng chuyên môn có liên quan chuẩn bị cho hội nhập.