MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 0907 nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập và xử lý dữ liệu tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam NH nhà nước việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 111)

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Chính phủ cần có chính sách khuyến khích thông tin minh bạch hoặc có chế tài yêu cầu các khách hàng thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, hoặc thông qua việc đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức kiểm toán độc lập ở Việt Nam.

Quy định một hệ thống kế toán thống nhất và đồng bộ, thực hiện kiểm toán

bắt buộc đối với tất cả các khách hàng. Hiện nay, công tác quản lí Nhà nước về Luật Kế toán đối với các khách hàng chưa được chú ý đúng mức, nhất là đối với các khách hàng phi nhà nước. Trong khi đó, công ty kiểm toán của nhà nước còn rất non trẻ, đội ngũ cán bộ cò ít kinh nghiệm. Vì vậy, Nhà nước cần ban hành những sắc lệnh đi kèm với các chế tài bắt buộc để mọi khách hàng phải áp dụng một cách thống nhất, đồng bộ chế độ kế toán thống kê và thông tin báo cáo, chế độ kế toán phải trung thực đầy đủ. Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải ban hành qui

chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của khách hàng.

Việc thực hiện kiểm toán phải được tiến hành thường xuyên, những tài liệu cân đối kế toán và kết quả kinh doanh của khách hàng phải được kiểm toán trước, trong và sau quá trình phân tích, đánh giá báo cáo tài chính khách hàng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhà nước cũng cần qui định rõ những biện pháp chế tài, biện pháp xử lí nghiêm minh trong các trường hợp khách hàng cung cấp thông tin giả, sử dụng đồng thời hai loại cân đối... để nhằm mục đích đưa các khách hàng này vào khuôn khổ hoạt động và cạnh tranh lành mạnh. Có như vậy, mới có được các thông tin trung thực, cần thiết cho việc đánh giá, phòng ngừa rủi ro. Qua đó nâng cao hiệu quả của công tác phân tích, xếp hạng khách hàng.

củng cố và mở rộng mạng lưới các cơ quan kiểm toán hơn nữa. Hiện nay, số lượng các khách hàng lớn nhỏ ở nước ta rất nhiều song số lượng các công ti kiểm toán còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực hiện kiểm toán của các khách hàng. Vì vậy việc mở rộng kiểm toán là một việc hết sức cần thiết cho một sự phát triển lành mạnh và an toàn lâu dài của các thành phần kinh tế.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo lập môi trường pháp lý ổn định, đặc biệt các quy chế pháp luật liên quan đến đầu tư, sản xuất kinh doanh, tài chính kế toán, xử lý tranh chấp... Điều này tạo điều kiện cho khách hàng yên tâm đầu tư kinh doanh, ngân hàng có cơ sở pháp lí vững chắc xử lí những vấn đề liên quan tới việc đánh giá khách hàng nói chung và công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng vay vốn nói riêng.

Đối với các khách hàng Nhà nước, Chính phủ cần giảm bớt các hỗ trợ để các khách hàng này dần từng bước tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Không nên có những chính sách phân biệt đối xử giữa khách hàng Nhà nước và khách hàng phi Nhà nước mà phải để cho các ngân hàng được quyền công bằng xét hai thành phần này dựa theo những tiêu chuẩn đánh giá thực tế. Chẳng hạn có qui định công bằng hơn về các tiêu chuẩn xếp hạng khách hàng, về việc sử dụng tài sản thế chấp trong vay vốn.

Chính phủ cần tạo điều kiện về môi trường pháp lý cho các tổ chức hoạt động dịch vụ thông tin phát triển mạnh mẽ hơn để cung cấp thông tin về khách hàng cho các NHTM, và cung cấp thông tin về ngành, đặc biệt là thông tin về các chỉ số trung bình ngành, đây là các chỉ tiêu chuẩn phục vụ cho quá trình đánh giá, xếp hạng khách hàng mà hiện nay đang rất khan hiếm trên thị trường thông tin ở Việt Nam.

Chính phủ cần tạo điều kiện cho các công ty xếp hạng khách hàng ở Việt Nam ra đời và phát triển để cung cấp thông tin cho thị trường tín dụng, thị trường chứng khoán, qua đó thúc đẩy thị trường tài chính phát triển bền vững. Khi có các công ty này ra đời thì CIC có thêm nguồn thông tin để so

sánh, kiểm chứng kết quả xếp hạng nội bộ của mình và điều chỉnh dần phương pháp để kết quả ngày càng sát thực tế hơn.

Nhà nước cần sớm ban hành luật thông tin và Chính phủ có văn bản pháp quy qui định quan hệ phối hợp cung cấp, sử dụng thông tin giữa các bộ, ngành.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

- Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện phân loại nợ và cung cấp thông tin của các TCTD theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 (sau này đã có

văn bản bổ sung, sửa đổi một số mục) và theo thông tư 03/2013/TT-NHNN. Đồng

thời, NHNN cũng cần có chế tài xử phạt nghiêm minh với những TCTD không thực hiện tốt việc báo cáo và khai thác sử dụng thông tin tín dụng trong việc phòng ngừa rủi ro trong ngân hàng và có thể ảnh hưởng tới hệ thống.

- NHNN cần tích cực đôn đốc, khuyến khích các tổ chức có hoạt động ngân hàng hoặc hỗ trợ tín dụng của các Bộ, Ngành khác tham gia vào việc cung cấp các thông tin tín dụng cho NHNN đồng thời chia sẻ các rủi ro tín dụng cho cả hai bên.

- Tập trung đầu tư hơn nữa cả về con người, máy móc, thiết bị cho hoạt động đăng ký tín dụng nói riêng và nghiệp vụ thông tin tín dụng nói chung. Việc đầu tư này thực hiện theo hướng hiện đại hoá để sớm đưa hoạt động XHTD và hoạt động thông tin tín dụng tiếp cận hội nhập với môi trường quốc tế nhằm tiếp thu được nhiều hơn tri thức, kinh nghiệm và công nghệ của các nước phát triển, phục vụ tốt hơn cho hoạt động ngân hàng Việt Nam cũng như tạo nguồn cung cấp thông tin tín dụng quan trọng và tin cậy cho các NHTM.

- Là cơ quan cao nhất trong hệ thống ngân hàng, NHNN cần phải là đầu mối phối hợp trao đổi thông tin giữa NHNN và các Bộ, ngành để thực hiện việc thu thập thông tin, đặc biệt là thông tin tài chính doanh nghiệp, thông tin giải thể, phá sản và các thông tin thay đổi khác về doanh nghiệp. Những thông tin này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hạn chế rủi ro trong các hoạt động cho vay hay bảo lãnh cho doanh nghiệp đồng thời cũng là

nguồn thông tin có giá trị đối với hoạt động XHTD.

- NHNN cũng cần hỗ trợ và đưa ra chính sách tiền tệ để tạo sự cởi mở, cạnh tranh lành mạnh của thị trường tín dụng.

3.3.3. Kiến nghị đối với các tổ chức tín dụng

Các NHTM và các tổ chức có hoạt động ngân hàng hoặc các tổ chức tự nguyện cung cấp thông tin cho CIC cần cố gắng thực hiện đầy đủ các quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành theo Thông tư 03/2013/TT- NHNN ngày 28/01/2013 của Thống đốc NHNN (gọi tắt là Thông tư 03); NHTM cũng đồng thời có văn bản chỉ đạo hướng dẫn triển khai thực hiện nghiệp vụ Thông tin tín dụng tới các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc trong hệ thống thực hiện tốt thông tư 03, góp phần đảm bảo cập nhật thông

tin tín dụng và chia sẻ, hạn chế rủi ro trong toàn ngành.

- NHTM cần thường xuyên kiểm tra và đôn đốc các chi nhánh, đơn vị trực thuộc báo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời dữ liệu TTTD cho CIC theo Thông tư 03 của Thống đốc về chế độ thông tin báo cáo áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc ngân hàng và các TCTD. thông tin đầu ra của CIC tới các TCTD mới đảm bảo chất lượng và độ chính xác.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTTD hay ở đây là thu thập và xử lý dữ liệu tín dụng là vấn đề rất mới đối với nước ta. Nhưng cả về lý luận và thực tiễn đang đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng làm rõ vai trò, vị trí, chức năng của hoạt động này và hiệu quả của nó. Những thành tựu của công cuộc đổi mới trong đó sự đóng góp quan trọng của ngành Ngân hàng, vì ngân hàng là "huyết mạch" của nền kinh tế, là trung gian tài chính của nền kinh tế. Trong đó, TTTD từng bước khẳng định như là một công cụ quản lý nhà nước không thể thiếu của NHNN và là phương tiện hỗ trợ kinh doanh chất lượng của các TCTD. Đồng thời TTTD ngày càng đóng góp quan trọng trong việc ngăn ngừa hạn chế rủi ro tín dụng, phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với đường lối phát triển kinh tế.

Luận văn nêu được thực trạng hoạt động TTTD tại CIC-SBV và hoạt động thu thập xử lý dữ liệu tín dụng nói riêng thông qua việc xem xét lịch sử hình thành, xem xét về cơ cấu tổ chức hệ thống, xem xét hoạt động các nghiệp vụ TTTD từ đó có đánh giá khách quan hiệu quả hoạt động thu thập xử lý dữ liệu dựa trên các chỉ tiêu đánh giá chuẩn, dựa trên các kết quả thực tế, đưa ra được những tồn tại của hoạt động thu thập xử lý dữ liệu tại CIC-SBV

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, môi trường hoạt động TTTD tại CIC-SBV kết hợp với lý luận, luận văn xác định định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập và xử lý dữ liệu tín dụng đến năm 2020. Qua đó, luận văn đưa ra các loại giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập và xử lý dữ liệu trong giai đoạn tới. Từ giải pháp về môi trường pháp lý, hoàn thiện bộ máy tổ chức CIC,... đến giải pháp nâng cao hiệu quả và các kiến nghị với Chính phủ, NHNN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) TS. Tô Kim Ngọc (chủ biên) (2008), Tiền tệ - Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê 2) PGS.TS. Trần Huy Hoàng ( chủ biên) ( 2007), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản lao động xã hội, Tp Hồ Chí Minh

3) Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội;

4) Ngân hàng nhà nước Việt nam (2007), Quyết định 51/2007/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2007 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế hoạt động Thông tin tín dụng, Hà Nội;

5) Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2006), Quyết định 1253/2006/QĐ-NHNN, ngày 21/06/2006 của Thống đốc NHNN, ban hàng kèm theo Quy định về phân loại dư nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD, Hà Nội;

6) Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN về việc thực hiện phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, Hà Nội;

7) Ngân hàng nhà nước Việt nam (2007), Quyết định 23/2007/QĐ-NHNN, ngày 05/06/2007 của Thống đốc NHNN, ban hành quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng, Hà Nội;

8) Ngân hàng nhà nước Việt nam (2007), Quyết định 47/2007/QĐ-NHNN, ngày 25/12/2007 của Thống đốc NHNN về mức thu phí dịch vụ, Hà Nội;

9) Ngân hàng nhà nước Việt nam (2008), Quyết định 3289/2007/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2008 của Thống đốc NHNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu

tổ chức của Trung tâm Thông tin tín dụng, Hà Nội;

10) Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2004), Quyết định số 473/NHNN ngày 28/4/2004 V/v phê duyệt Đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, Hà Nội; 11) Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2006), báo cáo về kết quả khảo sát TTTD tiêu dùng tại Hong Kong, Singapore, Hà nội;

12) Quốc Hội nước CHXHCNVN (1998), Luật NHNN Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;

13) Quốc Hội nước CHXHCNVN (2003), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật NHNN Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;

14) Quốc Hội nước CHXHCNVN (2004), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các TCTD, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;

15) Trung tâm thông tin tín dụng (2008), Quyết định 47/2008/QĐ-TTTD5 ngày 29/01/2008 về mức thu cung cấp dịch vụ TTTD, Hà nội;

16) Trung tâm thông tin tín dụng (2009), Quyết định 07/2009/QĐ-TTTD ngày 04/02/2009 của Giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng quy định nhiệm vụ các phòng tại trụ sở chính của Trung tâm Thông tin tín dụng, Hà nội;

17) Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 03/2013/TT-NHNN, Tháng 01/2013 của Thống đốc NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam, Hà Nội

18) Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Tháng 01/2013 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội

19) Luận án tiến sĩ “Giải pháp phát triển hệ thống thông tin tín dụng ngân

hàng Việt Nam” của Nguyễn Hữu Đương (2008)

20) Luận văn thạc sỹ "Phát triển hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng-

Ngân hàng nhà nước Việt Nam ” của Hà Lan Phương (2014).

21) Moody's (2005), "StructuredFinance Rating Transitions",

(www.moody.com)

22) World Bank (2009), Doing business 2010 (http://www.doingbusiness.org)

Các website tham khảo

https://cic.org.vn/ - Website Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam.

http://www.sbv.gov.vn/ - Website Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu 0907 nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập và xử lý dữ liệu tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam NH nhà nước việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 111)