Thẩm định tình hình tài chính của chủ đầu tư

Một phần của tài liệu 0852 nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 43)

Để có cái nhìn toàn diện, tổng thể hơn về tình hình tài chính và tính khả thi của dự án đầu tư thì bên cạnh việc thẩm định tình hình tài chính của dự án, Ngân hàng còn phải thẩm định khía cạnh tài chính của chủ dự án. Để phân tích tình hình tài chính của chủ dự án các ngân hàng thường sử dụng các tỷ số tài chính. Thông qua phân tích các tỷ số tài chính của doanh nghiệp, Ngân hàng có thể đánh giá khá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các tỷ số tài chính được thiết lập để đo lường những đặc điểm cụ thể về tình trạng và hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chúng có thể được phân chia thành các loại như sau:

- Các tỷ số về khả năng thanh khoản. - Các tỷ số về khả năng hoạt động - Các tỷ số về khả năng cân đối vốn - Các tỷ số về khả năng sinh lãi. a. Các tỷ số về khả năng thanh khoản

Có hai tỷ số thanh khoản quan trọng nhất là tỷ số về khả năng thanh khoản hiện hành và khả năng thanh khoản nhanh.

Khả năng thanh toán hiện hành.

- .. Tài sản lưu động

Khả năng thanh toán hiện hành = —---7—----

Nợ ngăn hạn

Tỷ số về khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Tỷ số này còn phụ thuộc vào sự so sánh với giá trị trung bình ngành của ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Đồng thời, nó cũng được so sánh với các giá trị của tỷ số này của doanh nghiệp trong những năm trước đó.

Mặt khác, trong nhiều trường hợp tỷ số này phản ánh không chính xác khả năng thanh khoản, bởi nếu hàng tồn kho là những loại hàng khó bán thì doanh nghiệp rất khó biến chúng thành tiền để trả nợ. Bởi vậy, cần phải quan tâm tới tỷ số về khả năng thanh toán nhanh.

Khả năng thanh toán nhanh.

w , Tài sản lưu động - Hàng h ó a tồn kho

Khả năng thanh toán nhanh =---' 3 ,---

Nợ ngăn hạn

Tỷ số về khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho).

b. Các tỷ số về khả năng hoạt động:

Các tỷ số này đo lường mức độ hoạt động liên quan đến mức tài sản của doanh nghiệp, chúng bao gồm có 4 tỷ số:

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho.

rτ,, k . , , , ,,λ , , .1 .1λ Doanh thu thuan

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho doanh thu thuần = ———-

Tông tài sản có

Tỷ số này đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của các loại hàng hoá thành phẩm, nguyên vật liệu. Nếu tỷ số này có giá trị thấp chứng tỏ rằng các loại hàng hoá tồn kho quá cao so với doanh số bán.

Kỳ thu tiền bình quân.

„ ,∙λ ,, , ʌ Các khoanPh i thuả

Kỳ thu tiền binh quân = -— ... ʌ—-—-

Doanh thu bình quân một ngày

Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà 1 VNĐ hàng hoá bán ra được thu hồi. Số ngày trong ky thu tiền bình quân thấp, chứng tỏ doanh nghiệp không bị đọng vốn trong khâu thanh toán, không gặp phải những khoản nợ “khó đòi”.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

Doanh thu thuan

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = —-——-

Tông tài sản có

Tỷ số này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Tỷ số này cao phản ánh tình hình hoạt động tốt của doanh nghiệp đã tạo ra mức doanh thu thuần cao so với tài sản cố định.

Mặt khác, tỷ số này còn phản ánh khả năng sử dụng hữu hiệu tài sản các loại.

Tỷ số hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản.

Doanh thu thuan

Tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, hoặc thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

c. Tỷ số về khả năng cân đối vốn:

mr,, Ă Tổng số nợ

Tỷ số nợ = — ,

Tổng tài sản có

Tỷ số nợ là tỷ số giữa tổng số nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp.

Tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Hệ số này càng nhỏ càng tốt nó phản ánh khả năng trả nợ khi doanh nghiệp có nguy cơ phá sản.

Tỷ số về khả năng thanh toán lãi vay.

Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT

Chi phí trả lãi

Tỷ số này cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào. Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản.

d. Các tỷ số về khả năng sinh lãi:

Tỷ số doanh lợi doanh thu.

, , , . ,ʌ , „ Lợi nhu n thu nậ ầ

Doanh lợi doanh thu = -——■———

Doanh thu thuần

Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận. Có thể sử dụng nó để so sánh với tỷ số của các năm trước hay so sánh với các doanh nghiệp khác.

Tỷ số doanh lợi tổng vốn.

Lợi nhuận thuần

Doanh lợi tổng vốn = —7—-71——-

Tổng tài sản có

Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư đo lường khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp.

Tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu.

Lợi nhuận thuần

Doanh lợi vốn chủ sở hữu = —7—, , ι,—;—

Tỷ số này đo lường mức lợi nhuận trên mức đầu tư của các chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu 0852 nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 43)

w