Đối với công tác thẩm định tài chính dự án, việc phân tích rủi ro có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng quát hơn về mức độ phù hợp của dự án so với thực tế, về mức độ thích ứng của dự án đối với những biến động bất thường xảy ra trên thị trường.
Đánh giá rủi ro của dự án, người ta thường sử dụng hai phương pháp, đó là: Phân tích độ nhạy và phân tích tình huống.
Hiện tại, Chi nhánh đã áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy để đánh giá mức độ rủi ro của dự án. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án (NPV, IRR...) theo biến thiên nhiên của
các yếu tố ảnh hưởng như công suất, giá bán, lãi vay, chi phí cố định, chi phí biến đổi,... theo hướng bất lợi. Tuy nhiên, phương pháp này có những hạn chế sau:
Với một yếu tố nhất định như giá bán, doanh số bán, khi biểu diễn trên đồ thị ta có thể thấy độ dốc của NPV hoặc IRR là rất lớn nhưng trên thực tế những yếu tố này gần như là cố định bởi các hợp đồng mua bán đã được ký kết với người mua sau khi dự án xây xong móng, người mua nộp tiền theo đúng tiến độ. Giá của các căn hộ gần như không có sự biến động so với giá tại thời điểm lập dự án.
Với phương pháp này, bằng cách thay đổi các biến trong phạm vi có thế và không được tính toán dựa trên sự phân bố xác suất nên khó có thể lượng hóa được cơ bản các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trong trường hợp tốt nhất và xấu nhất so với cơ sở.
Phương pháp phân tích độ nhạy không tính đến sự tương tác giữa các biến số.
Trong những trường hợp như vậy, nếu ngân hàng sử dụng kết hợp phương pháp phân tích tình huống sẽ khắc phục được những nhược điểm của phương pháp phân tích độ nhạy.
Phân tích tình huống thừa nhận rằng các thông số nhất định có quan hệ với nhau. Vì thế một nhóm các thông số có thể được thay đổi đồng thời theo một cách nhất quán. Phân tích tình huống được làm bằng cách tập hợp các hoàn cảnh có khả năng kết hợp lại để tạo ra các tình huống hay kịch bản khác nhau. Các tập hợp thông thường là theo từng nhóm thông số như ở hình chiếu trước.
Đối với mỗi nhóm thông số, các tình huống được thiết lập bằng cách cho từng thông số trong nhóm nhận các giá trị nhất định.
Độ nhạy của mỗi tình huống được phân tích bằng cách tính sự thay đổi của NPV/IRR theo các tình huống khách nhau.
Sau cùng, tình huống của tất cả các nhóm thông số có thể được tổng hợp thành những tình huống chung cho cả dự án.
Trong tương lai, khi Chi nhánh có cở dữ liệu phong phú, hệ thống máy tính với phần mềm hiện đại có thể áp dụng thêm phương pháp phân tích mô phỏng
Monte Carlo. Theo phương pháp này sẽ phân tích kết quả dự án dưới tác động đồng thời của các nhân tố có tính tới phân bố xác suất và phạm vi khách nhau có giá trị có thể của các biến số nhân tố đó.