Thanh khoản có vấn đề của một ngân hàng có thể do các nguyên nhân cơ bản sau đây:
Thứ nhất: ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn
từ các cá nhân và định chế tài chính khác; sau đó chuyển hoá chúng thành những tài sản đầu tư dài hạn. Cho nên, đã xãy ra tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, mà thường gặp là dòng tiền thu về từ tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền chi ra để trả các khoản tiền gửi đến hạn.
của các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán để tăng thêm nguồn cung thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ.
Thứ ba: do ngân hàng có chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không
phù hợp và kém hiệu quả như: các chứng khoán đang sở hữu có tính thanh khoản thấp, dự trữ của ngân hàng không đủ cho nhu cầu chi trả...
1.3.6. Cung và cầu về thanh khoản
Yêu cầu thanh khoản của một ngân hàng có thể được xem xét bằng mô hình cung - cầu về thanh khoản.
❖ Cung về thanh khoản
Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của
ngân hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng. Luồng tiền này
được tạo nên từ các nguồn sau:
λ ■ Bán tài sản đang kinh doanh và
■ Tiền gửi sẽ nhận được từ khách hàng
đang sử dụng
■ Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ . λ ■ Vay từ thị trường tiền tệ
■ Các khoản tín dụng thu về được Ẵ ■ Phát hành cổ phiếu ra thị trường
Trong các nguồn thanh khoản nói trên, luồng tiền thu về từ hoạt động huy động vốn chiếm khối lượng lớn và là nguồn cung thanh khoản chủ yếu của ngân hàng.
❖ Cầu về thanh khoản
Cầu về thanh khoản là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động của
ngân hàng, các khoản làm giảm quỹ của ngân hàng. Thông thường, trong lĩnh
bao gồm:
λ ■ Mua lại cổ phiếu
■ Tiền gửi khách hàng rút ra
, λ ʃʌ ■ Chi phí cung ứng các dịch vụ và chi
■ Giải ngân các hợp đồng tín dụng
i phí lãi
■ Thanh toán các khoản vay
■ Thanh toán cổ tức cho cổ đông Trong các nhu cầu thanh khoản nói trên, lượng tiền cần để giải ngân các hợp đồng tín dụng chiếm tỷ trọng lớn.
1.3.7. Đánh giá trạng thái thanh khoản
Trạng thái thanh khoản ròng NLP (net liquidity position) của một ngân hàng được xác định như sau:
NLP = ∑cung thanh khoản - ^cầu thanh khoản
Như vậy, trạng thái thanh khoản ròng là chênh lệch giữa tổng cung và tổng cầu thanh khoản tại một thời điểm.
Có ba khả năng có thể xảy ra sau đây:
Thặng dư thanh khoản: Khi cung thanh khoản vượt quá cầu thanh
khoản (NLP>0), ngân hàng đang ở trạng thái thặng dư thanh khoản. Nhà quản trị ngân hàng phải cân nhắc đầu tư số vốn thặng dư này vào đâu để mang lại hiệu quả cho tới khi chúng cần được sử dụng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai.
Thâm hụt thanh khoản: Khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh
khoản (NLP<0), ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thâm hụt thanh khoản. Nhà quản trị phải xem xét, quyết định nguồn tài trợ thanh khoản lấy từ đâu, bao giờ thì có và chi phí bao nhiêu.
Cân bằng thanh khoản: Khi cung thanh khoản cân bằng với cầu thanh
khoản (NLP=0), tình trạng này được gọi là cân bằng thanh khoản. Tuy nhiên, đây là tình trạng rất khó xảy ra trên thực tế.
29
1.3.7. Chiến lược quản trị thanh khoản
1.3.9.1. Đường lối chung về quản trị thanh khoản
Một số nguyên tắc mang tính chỉ đạo sau cần được tôn trọng để quản trị thanh khoản một cách hiệu quả:
Thứ nhất: nhà quản trị thanh khoản phải thường xuyên bám sát hoạt
động của các bộ phận huy động vốn và sử dụng vốn để điều phối hoạt động của các bộ phận này sao cho ăn khớp với nhau. Chẳng hạn, khi một khoản tiền gửi lớn đến hạn trong vài ngày tới, thông tin này cần được chuyển ngay đến nhà quản trị thanh khoản, để có quyết sách thích hợp chuẩn bị nguồn vốn đáp ứng nhu cầu này.
Thứ hai: nhà quản trị thanh khoản cần phải biết ở đâu, khi nào khách
hàng gửi tiền, xin vay dự định rút vốn hoặc bổ sung tiền gửi hay trả nợ vay, nhất là các khách hàng lớn. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ giúp nhà quản trị thanh khoản dự kiến trước được phần thặng dư hay thâm hụt thanh khoản và xử lý có hiệu quả từng trường hợp.
Thứ ba: nhu cầu thanh khoản của ngân hàng và các quyết định liên
quan
đến vấn đề thanh khoản phải được phân tích trên cơ sở liên tục, tránh để kéo dài quá lâu một trong hai tình trạng thặng dư hay thâm hụt thanh khoản. Thặng dư thanh khoản nên được đầu tư đúng lúc khi nó xảy ra nhằm tránh một sự giảm sút trong thu nhập của ngân hàng; thâm hụt thanh khoản nên được xử lý kịp thời để giảm bớt sự căng thẳng trong việc vay mượn hay bán tài sản.
1.3.9.2. Các chiến lược quản trị thanh khoản
Để xử lý vấn đề thanh khoản, các ngân hàng có thể tiếp cận theo ba hướng sau đây:
- Tạo ra nguồn cung cấp thanh khoản từ bên trong (dựa vào tài sản “Có”). - Vay mượn từ bên ngoài (dựa vào tài sản “Nợ”) để đáp ứng nhu cầu
thanh khoản.
30
❖ Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản Có (dự trữ, bán các chứng khoán và tài sản):
Chiến lược tiếp cận thanh toán thực sự còn gọi là học thuyết cho vay
thương mại: Khi thực hiện chiến lược này, ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn.
Trong trường hợp nhu cầu thanh khoản phát sinh, ngân hàng có thể thu hồi các khoản cho vay hoặc bán nợ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Hạn chế của chiến lược này là ngân hàng sẽ mất dần thị phần cho vay trung, dài hạn.
Chiến lược tiếp cận thị trường tiền tệ còn gọi là chiến lược tiếp cận thị
trường vốn ngắn hạn: Chiến lược này đòi hỏi ngân hàng phải dự trữ thanh
khoản đủ lớn dưới hình thức nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao, chủ yếu là tiền mặt và các chứng khoán ngắn hạn. Khi xuất hiện nhu cầu thanh khoản, ngân hàng sẽ bán lần lượt các tài sản dự trữ cho đến khi nhu cầu thanh khoản được đáp ứng. Chiến lược quản trị thanh khoản theo hướng này thường được gọi là sự chuyển hoá tài sản, bởi lẽ nguồn cung thanh khoản được tài trợ bằng cách chuyển đổi tài sản phi tiền mặt thành tiền mặt.
Tài sản thanh khoản phải có các đặc điểm sau:
❖ Phổ biến trên thị trường nên có thể chuyển hoá ra tiền một cách nhanh chóng.
❖ Giá cả ổn định để không ảnh hưởng đến tốc độ và doanh thu bán tài sản. ❖ Người bán có thể mua lại dễ dàng với giá không cao hơn nhiều so
với giá cả đã bán ra để khôi phục khoản đầu tư ban đầu.
Những tài sản có tính thanh khoản phổ biến bao gồm: trái phiếu kho bạc, các khoản vay ngân hàng trung ương, trái phiếu đô thị, tiền gửi tại các ngân hàng khác, chứng khoán của các cơ quan chính phủ, chấp phiếu của ngân hàng khác. Như vậy, trong chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên tài sản “Có”, một ngân hàng được coi là quản trị thanh khoản tốt nếu ngân hàng này có thể tiếp cận nguồn cung thanh khoản với chi phí hợp lý, số lượng vừa đủ theo yêu cầu và kịp thời.
31
Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản “Có” có ưu điểm là ngân hàng hoàn toàn chủ động trong việc tự đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho mình mà không bị lệ thuộc vào các chủ thể khác. Tuy nhiên, chiến lược này cũng có những nhược điểm sau:
❖ Một khi bán tài sản tức là ngân hàng mất đi thu nhập mà các tài sản này tạo ra. Như vậy, ngân hàng đã chịu chi phí cơ hội khi bán đi các tài
sản đã
đầu tư.
❖ Phần lớn các trường hợp khi bán tài sản đều tốn kém chi phí giao dịch như hoa hồng trả cho người môi giới chứng khoán.
❖ Tổn thất càng lớn cho ngân hàng nếu các tài sản đem bán bị giảm giá trên thị trường, hoặc bị người mua ép giá do phải gấp rút bán để đáp ứng
nhu cầu thanh khoản.
❖ Ngân hàng phải đầu tư nhiều vào các tài sản có tính thanh khoản cao, lại là các tài sản có khả năng sinh lợi thấp nên tất yếu ảnh hưởng đến
hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.
❖ Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản Nợ
Đây là chiến lược quản trị thanh khoản phổ biến được các ngân hàng lớn sử dụng vào những năm 60 và 70 của thế kỷ trước. Trong chiến lược này, nhu cầu thanh khoản được đáp ứng bằng cách vay mượn trên thị trường tiền tệ. Việc vay mượn chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời và chỉ thực hiện khi có nhu cầu thanh khoản phát sinh.
Nguồn tài trợ cho chiến lược này thường bao gồm: vay qua đêm, vay ngân hàng trung ương, bán các hợp đồng mua lại, phát hành chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng mệnh giá lớn, ...Chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên tài sản “Nợ” được các ngân hàng lớn sử dụng rộng rãi và có thể lên đến 100% nhu cầu thanh khoản.
32
lại lợi nhuận cao nhất) do sự biến động về khả năng cho vay và lãi suất trên thị trường tiền tệ. Hơn nữa, một ngân hàng vay mượn quá nhiều thường bị đánh giá là có khó khăn về tài chính, khi thông tin này lan rộng ra, những khách hàng gửi tiền sẽ rút vốn hàng loạt hoặc ngân hàng phải huy động vốn với chi phí cao gấp nhiều lần. Cùng lúc đó, các định chế tài chính khác, để tránh rủi ro có thể gặp phải, sẽ thận trọng, dè dặt hơn trong việc tài trợ vốn cho ngân hàng này để giải quyết khó khăn về thanh khoản.
♦ Chiến lược cân đối giữa tài sản Có và tài sản Nợ (quản trị thanh khoản cân bằng):
Như phân tích ở trên, cả hai chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản “Có” và dựa vào tài sản “Nợ” đều có hạn chế: chịu chi phí cơ hội khi bán các tài sản dự trữ hoặc bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trường tiền tệ. Do đó, phần lớn các ngân hàng thường dung hoà và kết hợp cả hai chiến lược trên để tạo ra chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng.
Định hướng của chiến lược này là: các nhu cầu thanh khoản thường xuyên, hàng ngày sẽ được đáp ứng bằng tài sản dự trữ như tiền mặt, chứng khoán khả mại, tiền gửi tại các ngân hàng khác ...; các nhu cầu thanh khoản không thường xuyên nhưng có thể dự đoán trước như nhu cầu thanh khoản theo thời vụ, chu kỳ, xu hướng ... sẽ được đáp ứng bằng các thoả thuận trước về hạn mức tín dụng từ các ngân hàng đại lý hoặc nhà cung ứng vốn khác; các nhu cầu thanh khoản đột xuất không thể dự báo được đáp ứng từ việc vay mượn trên thị trường tiền tệ; các nhu cầu thanh khoản dài hạn được hoạch định và nguồn tài trợ là các khoản vay ngắn và trung hạn, chứng khoán có thể chuyển hoá thành tiền.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các nguồn dự trữ khác nhau khi vận dụng chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng:
Tính cấp thiết của nhu cầu thanh khoản: Một nhu cầu thanh khoản
33
tại ngân hàng trung ương.
Thời hạn nhu cầu thanh khoản: Một nhu cầu thanh khoản kéo dài vài
ngày, vài tuần hoặc vài tháng có thể được tài trợ bằng nguồn bán tài sản “Có” hay vay trên thị trường tiền tệ.
Khả năng thâm nhập thị trường tài sản Nợ: Thường chỉ có các ngân
hàng lớn mới có thể tham gia thị trường tài sản “Nợ”; cho nên nhà quản trị ngân hàng phải giới hạn phạm vi lựa chọn các thị trường tài sản “Nợ” mà ngân hàng muốn tham gia.
Chi phí và rủi ro: Lãi suất các nguồn vốn trên thị trường thay đổi hàng
ngày; do đó, các ngân hàng phải thường xuyên theo dõi thị trường để nắm bắt được các thông tin về lãi suất và các điều kiện cho vay đi kèm.
Dự báo tỷ lệ lãi suất: Khi lập kế hoạch để xử lý tình trạng thâm hụt
thanh khoản dự kiến, nhà quản trị phải đưa ra các nguồn vốn có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản với lãi suất mong đợi thấp nhất.
Triển vọng chính sách của ngân hàng trung ương và các khoản vay mượn của kho bạc: Nhà quản trị cũng cần nghiên cứu động thái của ngân
hàng trung ương, tình hình ngân sách nhà nước để định hướng điều kiện tín dụng và dự đoán lãi suất trên thị trường tiền tệ sẽ thay đổi ra sao. Chẳng hạn, một kế hoạch huy động vốn lớn của chính phủ, hoặc việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm giảm hạn mức tín dụng và gia tăng lãi suất. Khi đó, quản trị thanh khoản gặp khó khăn hơn và chi phí lãi vay của ngân hàng cũng tăng tương ứng.
Các quy định liên quan đến nguồn vốn thanh khoản: Các quy định
của các cơ quan quản lý ngân hàng ngày càng có xu hướng quốc tế hoá nên ngân hàng trong nước phải vận dụng một cách sáng tạo và phù hợp với thông lệ chung.
1.3.8. Các tiêu chuẩn cuối cùng cho việc đánh giá quản trị thanh khoản
34
khoản của ngân hàng mình đã hợp lý hay không, nếu như chưa vượt qua thử thách của thị trường. Do vậy, các nhà quản trị cần chú ý đến các tín hiệu sau đây của thị trường tài chính:
Lòng tin của công chúng: Các cá nhân và tổ chức có lo ngại về khả
năng thanh khoản của ngân hàng?
Sự vận động trong giá cả cổ phiếu: Giá cổ phiếu của ngân hàng đang
giảm sút có phải do nhà đầu tư lo ngại về một cuộc khủng hoảng thanh khoản có thể xãy ra đối với ngân hàng?
Phần bù rủi ro trên chứng chỉ tiền gửi và các khoản cho vay khác:
Phần bù rủi ro này có cao hơn mức bình quân trên thị trường; điều đó thể hiện nhà đầu tư có những lo ngại về tương lai phát triển của ngân hàng?
Tổn thất trong việc bán tài sản: Ngân hàng có phải thường xuyên bán
tài sản với tổn thất đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản?
Khả năng đáp ứng yêu cầu tín dụng của khách hàng: Với khoản tín
dụng chất lượng cao, ngân hàng luôn có khả năng đáp ứng hay từ chối?
Vay vốn từ ngân hàng trung ương: Ngân hàng có phải nằm trong
tình huống bắt buộc phải vay những khoản lớn từ ngân hàng trung ương để đảm bảo khả năng thanh toán?
Nếu câu trả lời là có cho bất kỳ tín hiệu nào trên đây, nhà quản trị cần xem xét lại chiến lược quản trị và thực tế khả năng thanh khoản để có các quyết định thay đổi phù hợp nhằm mang lại một kết quả tốt hơn cho trạng thái thanh khoản.
1.4. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁC NGÂN HÀNG
LỚN TRÊN THẾ GIỚI
1.4.1. Ngân hàng Deustche Bank - Đức
1.4.1.1 Cơ cấu và quyền hạn quản trị rủi ro thanh khoản
*Hội đồng quản trị có trách nhiệm:
35
dưới sự đề xuất và hỗ trợ của ủy ban Nguồn vốn và Rủi ro.
Thứ hai: Xem xét, sửa đổi và phê chuẩn hàng năm các giới hạn được áp dụng vào công tác đo lường và kiểm soát RRTK, nguồn vốn dài hạn và kế hoạch phát hành của NH.
*Phòng nguồn có vai trò:
Thứ nhất: QTRRTK theo chiến lược đã được đề ra với khung hoạt động được thiết kế để nhận biết, đo lường và đối phó với RRTK của các tập đoàn.