Từ thủ đô Hà Nội, có thể đi khắp mọi miền đất nước bằng một hệ thống giao thông thuận tiện.
Đường không: có sân bay quốc tế Nội Bài (thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thành phố chừng 35km). Cùng với Nội Bài còn có sân bay Gia Lâm (cách Hà Nội chừng 8km), vốn là sân bay chính của Hà Nội từ trước những năm 70 thế kỷ 20. Bây giờ nơi đây là ga sân bay trực thăng sẵn sàng phục vụ cho du khách những tour du lịch tới các điểm tham quan hấp dẫn.
(triệu lượt khách) Đường bộ: Xe ô tô khách liên tỉnh xuất phát từ các bến xe phía Nam, Kim Mã, Gia Lâm toả đi khắp mọi miền trên toàn quốc theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam; quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang; quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng; quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh; quốc lộ 6 đi Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu...
Đường sắt: Hà Nội cũng là đầu mối giao thông đường sắt trong nước và có đường sắt liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc) rồi đi Châu Âu...
Đường thuỷ: Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì : có bến Hàm Tử Quan đi
Phả Lại.
Như vậy, Hà Nội đã và đang hội đủ các điều kiện, thời cơ vận hội mới để phát triển du lịch thành một ngành kinh tế quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
2.1.2. Những thành tựu trong phát triển du lịch Thành phố Hà Nội
giai đoạn
2009 - 2011
2.1.2.1. Số lượng khách du lịch có xu hướng tăng lên
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng của dòng khách du lịch cả
nước, lượng khách du lịch đến Hà Nội cũng không ngừng được tăng lên. Theo số
liệu thống kê, năm 2009 toàn Thành phố đón được 7.72 triệu lượt khách, trong đó
có 1.02 triệu lượt khách quốc tế và 6.7 triệu lượt khách nội địa. Đến năm 2011 đã
đến Hà Nội. Tuy nhiên, tỷ trọng lượng khách du lịch nội địa lại có xu hướng giảm nhẹ qua các năm 2009-2011. Tỷ trọng lượng khách du lịch quốc tế chỉ chiếm
bình quân 14.39% nhưng có xu hướng tăng đều qua các năm 2009-2011.