- Tỷ trọng (%) 86.79 85.83 84.19 Tốc độ tăng của lượng khách du lịch
2.1.3. Hạn chế trong khai thác phát triển của du lịch Thành phố Hà Nộ
quan
trọng rất lớn trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của Thành phố, một cách
nhanh chóng và bền vững.
2.1.3. Hạn chế trong khai thác phát triển của du lịch Thành phố HàNội Nội
Thành phố Hà Nội có những lợi thế rất lớn để phát triển du lịch, tuy nhiên bên cạnh những yếu tố thuận lợi thì Hà Nội vẫn còn những hạn chế nhất định ảnh hưởng đến việc phát triển kinh doanh dịch vụ. Theo các thống kê cho thấy, Hà Nội không phải là một thành phố du lịch hấp dẫn. Với nhiều du khách quốc tế, thành phố chỉ là điểm chuyển tiếp trên hành trình khám phá Việt Nam của họ. Năm 2007, Hà Nội đón 1,1 triệu lượt khách du lịch ngoại quốc, gần bằng một nửa lượng khách của Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2008, trong 9 triệu lượt khách của thành phố, có 1,3 triệu lượt khách nước ngoài. Tỷ lệ du khách tới thăm các bảo tàng Hà Nội cũng không cao. Hàng năm, bảo tàng Dân tộc học ở Hà Nội, một bảo tàng có tiếng trong khu vực, điểm đến được yêu thích trong các sách hướng dẫn du lịch nổi tiếng, có 180.000 khách tới thăm, trong đó một nửa là người nước ngoài.
Một số hạn chế cụ thể như:
ống kê
năm 2011, Hà Nội có 511 cơ sở lưu trú với hơn 12.700 phòng đang hoạt động. Trong số này chỉ có 178 khách sạn được xếp hạng với 8.424 phòng. Với mức giá được coi là khá đắt ở Việt Nam, khoảng 126,26 USD một đêm cho phòng khách sạn 5 sao, hiệu suất thuê phòng các khách sạn 3-5 sao ở Hà Nội hiện dao động từ 80% đến 90%. Ngoài 9 khách sạn 5 sao là Daewoo,
Sofitel Plaza, và InterContinental, thành phố còn 6 khách sạn 4 sao và 19 khách sạn 3 sao.
Thứ hai: Công tác quản lý nhà nước về du lịch chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều thiếu sót: thiếu chiến lược khai thác, xúc tiến du lịch vào các thị trường du lịch quốc tế trọng điểm. Cơ chế chính sách về phát triển dịch vụ, du lịch còn thiếu, chưa có cơ chế chính sách đặc thù riêng.
Thứ ba: Công tác tuyên truyền, tiếp thị, quảng bá, xúc tiến du lịch còn chưa chuyên nghiệp và kém hiệu quả. Sở du lịch, cũng như một số công ty du lịch chưa xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng cho Hà Nội.
Thứ tư: Môi trường du lịch còn nhiều bất cập, công tác bảo vệ môi trường tuy đã được thường xuyên quan tâm nhưng vẫn bộc lộ nhiều vấn đề bức xúc. Các biện pháp bảo vệ môi trường chưa được chú trọng nên đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đô thị cũng như các khu du lịch. Đặc biệt, vấn đề thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch nhằm tận dụng những lợi thế về tài nguyên du lịch của Hà Nội trong thời gian qua còn chưa tốt, chưa tận dụng được lợi thế vốn có của Thành phố để đưa du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố và phát triển theo hướng bền vững ổn định và lâu dài.
2.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN