Quy mô đầu tư vốn tín dụng Ngân hàng đối với phát triển du lịch Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu 0505 Giải pháp tín dụng NH đối với phát triển du lịch Thành phố Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 48 - 49)

- Tỷ trọng (%) 86.79 85.83 84.19 Tốc độ tăng của lượng khách du lịch

a/ Quy mô đầu tư vốn tín dụng Ngân hàng đối với phát triển du lịch Thành phố Hà Nộ

Thành phố Hà Nội

Qua bảng 2.5, ta thấy: vốn tín dụng Ngân hàng đã đầu tư để phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2009-2011 có sự tăng trưởng nhất định. Năm 2009, vốn tín dụng Ngân hàng đầu tư phát triển du lịch là 38.301 tỷ đồng, chiếm 10,39% tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng. Năm 2010, dư nợ cho vay du lịch là 45.549,80 tỷ đồng, chiếm 9.58% tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng, tăng 18.93% so với năm 2009. Năm 2011, dư nợ cho vay du lịch là 51.118,20 tỷ đồng, chiếm 8,98% tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng, tăng 12,22% so với năm 2010. Dư nợ cho vay du lịch tuy đã có sự tăng trưởng qua các năm 2009-2011 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng và tốc độ tăng truởng thấp hơn những ngành kinh tế khác (Biểu đồ 2.6).

Biểu đồ 2.6: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng Ngân hàng ngành du lịch so với các ngành kinh tế Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: phần trăm %

Qua biểu đồ 2.6, ta thấy:

Dư nợ cho vay nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2009 là 27.039,90 tỷ đồng, chiếm 7,33% dư nợ cho vay của Ngân hàng. Đến năm 2010 dư nợ cho vay ngành này là 35.898,40 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,55% tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng, tăng 32,76% so với năm 2009. Năm 2011, dư nợ cho vay nông, lâm nghiệp, thủy sản là 43.733,70 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,68% tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng, tăng 21,83% so với năm 2010.

Dư nợ cho vay công nghiệp năm 2009 là 181.855,80 tỷ đồng, chiếm 49,32% tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng. Năm 2010 dư nợ cho vay công nghiệp là 240.380,70 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50,57% tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng, tăng 32,18% so với năm 2009. Năm 2011, dư nợ cho vay công nghiệp là 297.568,30 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 52,26% tông dư nợ cho vay của Ngân hàng, tăng 23,79% so với năm 2010.

Dư nợ cho vay ngành vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc năm 2009 là 46.862 tỷ đồng, chiếm 12,71% tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng. Năm 2010 dư nợ cho vay là 59.639,80 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12,55% tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng, tăng 27,27% so với năm 2009. Năm 2011, dư nợ cho vay của các ngành này là 68.320,80 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12% tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng và tăng 14,56% so với năm 2010.

Dư nợ cho vay các ngành khác năm 2010 là 93.887,30 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 19,75% tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng, tăng 25,77% so với năm 2009. Năm 2011, dư nợ cho vay các ngành khác là 108.659 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 19,08% tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng, tăng 15,73% so với năm 2010.

Như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ cho vay ngành du lịch trong giai đoạn 2009 - 2011 là 15,57%, thấp hơn nhiều so với ngành nông nghiệp là 27,29%, ngành công nghiệp là 27,98% và ngành vận tải là 20,91%.

Một phần của tài liệu 0505 Giải pháp tín dụng NH đối với phát triển du lịch Thành phố Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w